Thursday, January 28, 2010

NGÀY HOÀNG SA tại MELBOURNE, ÚC CHÂU

Ngày Hoàng Sa tại Melbourne Úc Châu
23/01/2010
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2067:2067&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
Ngày Hoàng Sa đã được tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ, Melbourne, để tưởng niệm và vinh danh các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã tham dự, hy sinh trong trận hải chiến lịch sử chống lại bọn giặc cướp phương bắc ở tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1074.

Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm với sự điều khiển chương trình của CH Trương Ngọc Thành (HQ 11), sau nghi thức chào Quốc Kỳ Úc-Việt và một phút Mặc Niệm là lễ thắp nến, dâng hương lên bàn thờ của Đức Thánh Trần. Tiếp theo là bài diễn văn của CH Phạm Văn Quý (HQ 19) và ông Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Văn Bon nói về ý nghĩa Ngày Hoàng Sa, ca ngợi và bày tỏ lòng thương tiếc các Chiến Sĩ Hải Quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa để bảo vệ một phần đất của quê cha đất tổ. Và với sự diễn giải của CH Thái Văn A (HQ 17) đồng bào đã chú tâm theo dõi một đoạn phim ngắn trình bày về sơ đồ của thế trận, lực lượng đôi bên và mô tả sự chiến đấu oai dũng của các Chiến Sĩ Hải Quân trong trận chiến Hoàng Sa.

Bầu không khí thật uy nghi với khói hương nghi ngút đã được đồng bào sắp hàng nối đuôi nhau thắp nhang lên bàn thờ linh vị của các chiến sĩ Hải Quân đã hy sinh trong trận hải chiến. Không khí của buổi lễ càng trở nên bi tráng hơn với bài thơ "Anh Hùng Ngụy Văn Thà" của Hạnh Nguyên qua giọng ngâm của cô Ca Giao. Từ bi tráng đổi sang hùng tráng khi toàn thể hội trường cùng vổ tay theo nhịp điệu bài "Đáp lời sông núi" của Trúc Hồ qua giọng ca hùng hồn của hai cháu Lê Khánh Vân và Lê Quốc An.

Tuy nhiên, bằng một giọng nói thật xúc động, ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch Liên Bang CĐNVTD-Úc Châu) đã phải nói lên những sự thật đau lòng về Người Việt của chúng ta khi đứng trước hiểm họa mất nước –

"Nợ Nước của chúng ta ai sẽ trả, ai sẽ lo? Sống ở ngoại quốc này, ai trong chúng ta cũng ít nhiều đều có nợ nhà, nói cách khác là nợ nhà băng. Ai trong chúng ta cũng lo để mà trả nợ ấy, không dám lơ là. Không ai bảo ai, không chờ ai phải thúc giục, chúng ta trả đúng kỳ, đúng ngày, đúng giờ, thậm chí còn lo trả nhiều hơn để cho bớt nơ.

Chúng ta sợ mất nhà, mất mái ấm gia đình của vợ con. Nhưng khi nói đến cái nợ lớn hơn và quan trọng hơn gấp trăm ngàn lần là Nợ Nước thì chúng ta sẽ trả ra sao? Có lẽ phần lớn nghĩ rằng: nợ nhà băng trả trước rồi nợ nước sẽ trã sau – hạ hồi phân giãi chứ cũng chưa chắc sẽ trã nữa. Thậm chí có người còn cho rằng đó là cái nợ của người khác, của chính quyền không mắc mớ gì đến tôi.
.....

Nhưng tôi thiển nghĩ kẻ thù lớn nhất của chúng ta và cho đất nước Tổ quốc VN của chúng ta và khó thắng nhất của chúng ta vẫn là: sự khiếp nhược, tính an nhiên tự tại, lười biếng “cha chung hơi đâu mà khóc”, coi trọng việc tư hơn việc công của mỗi cá nhân chúng ta. Để trả nợ cho đất nước, chúng ta phải trước hết thắng được những kẻ thù này thì quê hương, dân tộc và đất nước VN mới mong có ngày khôi phục." [*]

Ngoài ra buổi lễ còn có sự tham dự của Ts Nguyễn Ngọc Tấn một người nghiên cứu lịch-sử CTVN, 1954 đến 1975, và đặc biệt là một thành-viên trong Ban Chỉ-Đạo của Ủy-Ban Hoàng-Sa, trực-thuộc UBBVSTVLT do GS Nguyễn Văn Canh điều-hành. Môt sự-thật không thể chối cãi rằng trong vấn-đề bảo vệ Hoàng-sa, một phần lãnh-thổ của Việt-nam Cộng-Hòa, một lần nữa, qua bài nói chuyện đính kèm bên dưới, ông xin long trọng xác-định như sau:
“Lãnh-đạo và toàn quân cũng như toàn dân của VNCH đã hào-hùng bất-khuất bảo-vệ chính-nghĩa của dân-tộc và nêu cao một tinh thần yêu nước bất khoan nhượng. Ngày Hoàng-sa được tổ chức rầm rộ trên toàn thế-giới kỷ niệm trận hải-chiến bảo vệ Hoàng-sa, của QLVNCH vào ngày 19-1-1974, là một bằng chứng hùng-hồn không thể phủ nhận.”

Mất Hoàng-sa vì lúc đó Việt-nam đang ở trong một thời vận xấu: Việt-nam đã bị quốc-tế hóa và trở thành thân-phận một tiểu-quốc nằm trong sự tranh chấp của các siêu-cường từ 1880. Tệ hại hơn nữa, một phần của bộ-phận dân-tộc là ĐCSVN, vì quyền-lợi riêng tư đã quay lưng lại với dân-tộc và đứng ra làm tay-sai cho Trung-cộng thực hiện ý đồ bá-quyền của Hán-tộc tại Đông-dương và Biển-Đông.

Trong CTVN 1954 – 1975, để bình-thường hóa quan-hệ với Trung-Cộng và dùng Trung-cộng để đánh bại Nga-sô, trước khi Hội-Nghị Geneve 1954 về Việt-nam nhóm họp, Hoa-Kỳ đã thỏa mãn yêu cầu của Mao-Trạch-Đông, biến Đông-dương thành một vùng trái-độn nằm trong vùng ảnh-hưởng của Trung-cộng. Có những bằng chứng không thể chối cãi là “Hoa-kỳ đã can-thiệp vào Việt-nam trong giai đoạn Chiến-tranh Lạnh, đặc biệt từ 1954 đến 1975, không phải để bảo vệ mà ngược lại làm suy-yếu chính-quyền chống cộng tại Nam Việt-nam, để đưa ĐCSVN lên nắm chính-quyền tại Việt-nam nhằm thực hiện ý-định biến Đông-Dương thành một vùng trái-độn.

Mới đây vào ngày 22 tháng 12 năm 2009, cựu Thiếu-Tá Phạm Văn Hồng, một Sỹ-Quan Lãnh-thổ, thuộc phòng 3, Quân-Đoàn I, đã tiết lộ với ký-gỉa của tờ Viễn-Đông Daily News (Westminster, Ca) những điều mà Ông đã nghe và chứng kiến liên-quan đến Hoàng –sa, trong thời-gian bị Trung-Cộng giam giữ Ông tại Hải-Nam. Thiếu-tá Hồng bị Trung-Cộng bắt trên đảo HS vào ngày 19-1-1974, khi đang thu-thập dữ kiện để xây dựng một phi-trường trên đảo. Dựa vào những gì Thiếu-Tá Hồng đã chứng kiến, Ông qủa quyết là “Có âm mưu dàn xếp giữa Hoa-Kỳ và Trung-Cộng và TS Kissinger muốn dùng HS của VNCH làm món qùa để bình thường hóa quan-hệ ngoại-giao với Trung Cộng.”

Tài-liệu mật “Memorandum for H.A. Kissinger” do Winston Lord (White House) về cuộc dàn-xếp bí mật giữa TS Kissinger và Thủ-tướng Châu Ân Lai, được bạch-hóa đã giải thích sự nghi-ngờ của TT Hồng là có căn cứ. Trung-cộng chiếm Hoàng-sa vào ngày 19-1-1974 là do sự thỏa thuận giữa TS Kissinger và TT Châu Ân Lai trong buổi họp mật kéo dài từ 2 giờ đế 4 giờ chiêu, vào ngày 20 tháng 6 năm 1972 tại Đại sảnh-đường Nhân-dân ở Bắc-kinh. Sau khi Trung Cộng đã đồng ý không bành-trướng xuống ĐNA và Hoa-kỳ xác nhận lịch-trình rút hết quân-đội ra khỏi Việt-nam, thì TT Châu Ân Lai đã nói thêm:
“Khi quân-đội HK rút hết khỏi VN rồi, thế nào Nga-sô cũng vào chiếm đóng Cam-Ranh để kiểm soát vùng biển Đông. Để ngăn chận điều đó có thể xẩy ra, hãy để chúng tôi chiếm đóng Hoàng-sa và Trường-sa”. TS Kissinger cười đáp lại: “Khi chúng tôi rút ra khỏi VN tức là chúng tôi đã ở cách xa VN 10,000 dặm. Vậy thì vấn-đề Hoàng-sa và Trường-sa là vấn đề giữa Bắc-kinh và Hà-nội, tại sao Ngài lại hỏi tôi?”

Sau khi nghe/đọc xong bài nói chuyện của Ts Nguyễn Ngọc Tấn có lẽ mọi người trong chúng ta ít nhiều gì cũng đều cảm thấy ngỡ ngàng, cay đắng, ê chề. Cái sự thật phủ phàng về "người bạn đồng minh" của chúng ta đã được bạch hóa qua những nhân chứng, tài liệu, báo chí, sách vở và cũng đã được ông James Webb xác nhận qua bài viết "Sleeping with the enemy"!

[*] Trích từ bài diễn văn của ông Nguyễn Thế Phong


Một số hình ảnh của buổi lễ :

http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/NgayHoangSaTaiMelbourne#



No comments: