Friday, January 29, 2010

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NAM LẠI TRỒNG NHIỀU CẦN SA ĐẾN THÊ

The Canadian Connection
Tại sao người Việt Nam lại trồng nhiều cần sa đến thế?
L.Gray
Ngày 29-01-2010, giờ 11:50
http://www.michaelgray.ca/writing/dope/MGray%20-%20Cannabis%20gangs%20(tieng%20Viet).pdf
Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế? Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma túy quốc tế của người VN - TC đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma túy.
Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác.

Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng? Người nước ngoài ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt miền Bắc buôn lậu ma túy đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”.

Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ? Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động chưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát hiện từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.

Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quân trong các cuộc truy tìm.

Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản trị và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh quốc. (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).

Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây "dược liệu" có thể kiếm được 500,000 Đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được goi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường.

Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100,000$ để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hóa học thì có thành phần độc tố cao).

Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh.

Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác? Để lý giải vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada.

Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên thần địa ngục” (Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ.

Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm "Thiên Thần Địa Ngục" bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.

Và trong những năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm "Thiên thần địa ngục" có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại.

Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn nhà và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát hiện, những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi / trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo.

Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2,351 trường hợp trồng bị phát hiện ở tỉnh Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3,279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ. Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt.

Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1,500$ cho đến 2000$ ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000$ một cân ở California và tới 8000$ một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA).

Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷ Đô la Mỹ một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí gas. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này.

Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver.

Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Hoa”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawa đã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này.

Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tị nạn ở Hồng Kông.

Những người tị nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ nhà cầm quyền phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Kông. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tị nạn ở Hồng Kông là một nơi khủng khiếp, với những người tị nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang / lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng phạm tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tị nạn.

Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hòa hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm.

Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin).

Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây.

Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm "Thiên thần địa ngục" ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”.

Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tị nạn ở Hồng Kông – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.

Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô.

Và bởi vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chủ yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro / phần thưởng trở nên rất ưu đãi.

Một chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc: bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm.

Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng tại Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ / văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.

Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa?).

Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị: đầu năm 2007, toà đại sứ Anh và Canada đã giúp đỡ nhà cầm quyền Việt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa.

Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi.

Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lai marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư…

Michael L. Gray*


Bài viết tiếng Anh & Việt Ngữ ở địa chỉ này ▼
http://www.michaelgray.ca/writing/dope/dope.html


No comments: