Saturday, March 14, 2009

TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2008 (Phần III & IV)

Báo Cáo Tình Hình Nhân Quyền Việt Nam năm 2008 của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ (phần 3 & 4)
Nhóm thành viên X-cafevn chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/1478

Phần 3: Tôn Trọng quyền Tự Do Chính Trị: Quyền của Công Dân để Thay Đổi Chính Quyền

Hiến Pháp không cho công dân quyền thay đổi chính phủ của họ một cách hoà bình, và công dân không thể tự do lựa chọn việc thay đổi pháp luật và nhân sự của nhà nước đương quyền.

Bầu Cử và Tham Gia Chính Trị

Các cuộc bầu cử gần đây nhất để lựa chọn các thành viên của Quốc hội đã được tổ chức vào tháng 5 2007. Các cuộc bầu cử đã không tự do và cũng không công bằng, do toàn bộ các ứng viên đều do MTTQ lựa chọn và đề cử. Mặc dù ĐCSVN đã thông báo trước đấy rằng một số lượng lớn ứng cử viên "độc lập" (những người không liên kết với một tổ chức hoặc một nhóm nào) sẽ được tham gia ứng cử, tỉ lệ ứng cử viên tự do chỉ hơi cao hơn lần bầu cử năm 2002. ĐCSVN đã đồng ý cho 30 ứng cử viên "tự đề cử", gồm những người không có sự ủng hộ của chính phủ nhưng được phép ứng cử. Đã có báo cáo đáng tin cậy rằng cán bộ Đảng đã gây áp lực để nhiều ứng cử viên tự đề cử từ bỏ ý định tranh cử hoặc viện ra lý do là họ "không đủ điều kiện" để tranh cử.
Theo chính phủ, đã có hơn 99% của 56 triệu cử tri đủ tư cách bầu cử đã tham gia bỏ phiếu, một con số mà các nhà quan sát quốc tế đã cho rằng quá cao và thiếu cơ sở. Cử tri được chính quyền cho phép bỏ phiếu hàng loạt giùm cho các người khác, và chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm tất cả các cử tri đủ điều kiện đi bầu phải tham gia bằng cách tổ chức bầu theo nhóm và toàn bộ cử tri trong khu vực được ghi nhận là đã bỏ phiếu. Việc làm này được xem là làm mất đi sự minh bạch và công bằng của quá trình bầu cử.
Trong cuộc bầu cử năm 2007, các nhà lãnh đạo ĐCSVN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng - đã giữ nguyên ghế cũ. Những đảng viên ĐCSVN đã chiếm 450 trong 493 ghế Quốc hội. Chỉ có duy nhất một ứng cử viên trong 30 ứng cử viên tự ứng cử đã thắng cử.
Mặc dù Quốc hội đang bị điều khiển bởi ĐCSVN (tất cả những thành viên cấp cao và trên 90% thành viên của Quốc hội là đảng viên) vẫn tiếp tục từng bước thể hiện chức năng của một cơ quan lập pháp. Quốc hội đã công khai chỉ trích những đường lối kinh tế xã hội, việc đối phó với lạm phát của chính phủ và kế hoạch nới rộng phạm vi của chính quyền Hà Nội. Những cuộc họp của Quốc hội được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc. Vài thành viên Quốc hội còn chỉ trích quyền hành quá lớn của ĐCSVN trong xã hội.
Tất cả quyền hành và quyền lực chính trị đều nằm trong tay ĐCSVN, và Hiến pháp đã công nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Những phong trào đối kháng hoặc các tổ chức chính trị đều không hợp pháp. Bộ Chính trị ĐCSVN hoạt động như một cơ quan công quyền tối cao mặc dù đúng ra phải chịu sự giám sát của Uỷ ban Trung Ương ĐCSVN.
Chính phủ vẫn tiếp tục ngăn cản và hạn chế tối đa những chỉ trích và tranh luận công khai. Việc công khai thách thức sự chính danh của chế độ độc đảng thì bị cấm đoán; tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những bức thư chỉ trích chính quyền từ nhân dân, bao gồm từ cả vài cựu đảng viên cao cấp đã lưu hành công khai. Chính phủ vẫn tiếp tục bắt bớ và làm khó dễ những nhóm đối kháng chính trị nhỏ được thành lập năm 2006, và những thành viên của nhóm nay thường phải đối mặt với việc bắt bớ và tù đày vô cớ.
Qui định của pháp luật cho phép phụ nữ và người thuộc sắc tộc thiểu số quyền được tham gia vào chính trị một cách bình đẳng. Đã có 127 phụ nữ trong Quốc hội, chiếm 26%, một tỷ lệ hơi thấp hơn so với nhiệm kỳ trước.
Các dân tộc thiểu số giữ 87 ghế, chiếm 18% trong Quốc hội, vượt quá tỉ lệ dân số của họ trong cả nước, được ước tính khoảng 13%.

Tham Nhũng và Minh Bạch của Chính Phủ

Luật pháp qui định tội hình sự đối với quan chức thức tham nhũng; tuy nhiên chính phủ đã không luôn thực hiện các luật định một cách hiệu quả và đôi khi cán bộ tham nhũng được bao che. Tham nhũng vẫn tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Chính phủ cương quyết trong các nỗ lực chống tham nhũng, bao gồm việc công bố ngân sách của các cấp chính quyền, cải tiến Nghị định Công khai Tài sản 2007, và tiếp tục cải tiến các biện pháp thanh tra của chính phủ. Các vụ án quan chức chính phủ tham nhũng đôi khi đã được công bố rộng rãi.
Bộ luật chống tham nhũng cho phép công dân được công khai khiếu nại về sự làm việc thiếu hiệu quả của chính phủ, thủ tục hành chính, tham nhũng, và chính sách kinh tế. Trong những lần trào đổi trực tuyến qua mạng với lãnh đạo cấp cao của chính phủ, công dân đã đặt thẳng những câu hỏi về những nỗ lực chống tham nhũng. Tuy nhiên, chính phủ tiếp tục xem việc công khai chỉ trích chính trị là phạm pháp, trừ khi những lời chỉ trích đã được kiểm soát bởi chính quyền. Nỗ lực tổ chức những người có khiếu nại để tạo điều kiện làm việc có hiệu quả đã được xem như là hoạt động chính trị trái phép và và có thể bị bắt bớ. Cán bộ cấp cao của chính phủ và các nhà lãnh đạo đảng đi về nhiều địa phương để cố gắng giải quyết khiếu nại của công dân. Tham nhũng liên quan đến việc sử dụng đất đã được công bố rộng rãi trên báo chí. Rõ ràng đây là một nỗ lực có hệ thống để tạo áp lực cho cán bộ địa phương giảm bớt nạn lạm dụng quyền hành.
Theo Nghị định 2007, các quan chức chính phủ phải báo cáo hàng năm vào ngày 30 tháng 10 về nhà, đất, kim loại quý, và "các giấy tờ có giá trị" mà họ làm chủ, tiền họ gởi ở các ngân hành nước ngoài và trong nước và thu nhập phải đóng thuế của họ. Nghị định chỉ yêu cầu chính phủ công bố kết quả kê khai tài sản khi một viên chức chính phủ được xem là là "giàu có bất thường", đòi hỏi phải điều tra hoặc truy tố pháp lý. Ngoài các cán bộ đảng và cán bộ cao cấp của chính phủ, nghị định trên còn áp dụng cho Kiểm sát viên, các thẩm phán và những người ở có chức vụ bằng hoặc cao hơn Phó Bí thư Tỉnh, Phó Chủ tịch Tỉnh, Phó Giám đốc các bệnh viện công, và Phó Chỉ huy Quân sự. Do thiếu sự minh bạch, không biết được Nghị định này đã được thực hiện rộng rãi đến đâu.
Trong vụ xét xử cán bộ tham nhũng PMU-18 năm 2007, ban đầu được hoan nghênh như là một bước tiến tích cực, việc truy tố và sa thải của các nhà báo và tổng biên tập đã đưa tin phóng sự về việc này đã tạo ra tâm lý sợ hãi trong công tác điều tra phóng sự các quan chức tham nhũng.
Đầu tháng 4, vị Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đã thú nhận rằng có người đã tìm cách hối lộ ông ta 100 triệu đồng (khoảng 6.060 USD) để mua một chức vụ trong tỉnh. Vì ông ta đã từ chối công bố tên của cá nhân đó, ông đã bị cách chức bí thư vào tháng 9.
Trong tháng 9 BCA đã bắt đầu điều tra một vụ án trong đó một cán bộ cao cấp trong Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây và Mô trường Nước tại Thành phố Hồ Chí Minh bị tố cáo đã nhận hối lộ 90 triệu Yên (820.000 USD) từ quan chức của một công ty tư vấn nước ngoài. Trong tháng 11, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm thời đình chỉ công tác của Huỳnh Ngọc Sỹ trong hai chức vụ là Phó giám đốc Sở Giao thông Công chính kiêm Giám đốc dự án Đại lộ Đông-Tây và Môi trường Nước của ông vì đã bị nghi ngờ tham nhũng.
Qui định pháp luật hiện không tạo điều kiện cho công chúng truy cập thông tin của chính phủ, và chính phủ không thường cấp quyền truy cập cho các công dân và người nước ngoài kể các hãng truyền thông ngoại quốc. Chấp hành điều Luật Văn bản qui phạm Pháp luật, Bản Thông tin Chính phủ đã xuất bản hầu hết các văn bản pháp luật trong các số ra hàng ngày. Chính quyền và Quốc hội đã thành lập trang mạng với tiếng Việt và tiếng Anh. Những quyết định bổ xung của Hội đồng Thẩm phán thuộc Toà án Nhân dân Tối cao được truy cập qua trang mạng của ĐCSVN. Những tài liệu của Đảng như những chỉ thị của Bộ Chính trị đã không được công bố trong Thông báo.


Phần 4: Phản Ứng Của Chính quyền Trước Những Điều Tra Về Những Cáo Buộc Vi Phạm Nhân quyền từ Các Tổ Chức Quốc Tế và Phi Chính Phủ

Chính quyền không cho phép các đoàn thể nhân quyền tư nhân hoặc địa phương được tổ chức hoặc hoạt động. Nhà nước đã không nhân nhượng đối những cá nhân hoặc tổ chức nào tìm cách phê bình công khai việc thực thi nhân quyền của mình. Nhà cầm quyền đã dùng nhiều phương pháp rất đa dạng để dập tắt những chỉ trích từ trong nước về các chính sách nhân quyền của họ, bao gồm việc theo dõi, giới hạn sự tự do ngôn luận, lập hội, can thiệp vào các giao tiếp cá nhân, và bắt bớ.
Nhìn chung chính quyền đã cấm đoán công dân không được tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền quốc tế, dù vậy một số nhà hoạt động nhân quyền cũng đã bất chấp. Chính phủ thường cấm đoán các cuộc viếng thăm của các quan sát viên nhân quyền từ các tổ chức quốc tế phi chính phủ. Tuy nhiên, họ cũng chấp nhận các đại diện từ báo chí, Cao ủy Liên hiệp quốc về Người Tị nạn, các chính phủ ngoại quốc, và những cơ quan cứu trợ quốc tế phi chính phủ đến thăm vùng Cao nguyên miền Trung. Chính quyền đã chỉ trích hầu hết các công bố về tình trạng nhân quyền và tín ngưỡng từ các chính phủ ngoại quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ.
Chính phủ đã có ý muốn bàn bạc song phương về các vấn đề nhân quyền với một số chính phủ ngoại quốc. Một ít chính phủ ngoại quốc tiếp tục thảo luận chính thức với nhà nước về vấn đề nhân quyền, cụ thể qua các cuộc thảo luận thường niên.

(còn tiếp)

Nguồn:
Đại Sứ Quán Hoa Kỳ


No comments: