Thursday, March 26, 2009

HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC GÂY CHẤN ĐỘNG MANILA

The Straits Times

Hành động của Trung Quốc tác động tới những chính sách của Manila

Bruce Gale, phóng viên kỳ cựu

Thứ Tư, ngày 25-3-2009

http://www.viet-studies.info/kinhte/china_and_manila_politics.htm

Đó có phải là một vụ ức hiếp hay là lối cư xử thông thường về mặt ngoại giao? Vào tuần trước nhiều chính trị gia Philippines đã lo ngại cực kỳ khi tin tức lan truyền tới Manila rằng Bắc Kinh đã phái đi chiếc tàu tuần tra hiện đại nhất của họ để tăng cường sự khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Nhưng phản ứng tại Manila đã tiết lộ rất nhiều về tình trạng dễ bị tổn thương sâu sắc của quốc gia này hơn là những khuynh hướng thù địch của Trung Quốc.

Hành động (gởi tàu chiến) của Trung Quốc đã đến chỉ ít ngày sau khi Bắc Kinh phản đối chống lại quyết định của Tổng thống Glorya Arroyo ký kết ban hành một Dự luật vốn dễ gây tranh cãi qui định rõ những đường ranh giới trên biển của nước này. Được biết đến như là luật về đường cơ sở, điều luật này đã bao gồm những vùng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Quần đảo Trường Sa và Bãi đá ngầm Scarborough **.

Trường Sa, được tin rằng có nhiều dầu lửa, khí đốt và hải sản, bao gồm khoảng 100 hòn đảo nhỏ có địa hình thấp không trồng trọt được, dải đá ngầm nằm dưới mực nước biển, và những đảo san hô được xác định có vị trí chiến lược nằm đối diện những tuyến đường biển chuyên chở hàng hóa bận rộn nhất của thế giới. Những đảo nầy cũng được các nước Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền.

Quốc hội Philippines đã thông qua Dự luật đường cơ sở nầy vào tháng trước cốt vượt qua thời hạn cuối cùng vào ngày 13 tháng 5-2009 của Hiệp định về Luật Biển của Liên hiệp quốc dành cho các quốc gia thành viên để xác định rõ những vùng lãnh hải của nước họ.

Mối quan ngại ban đầu trước sự đe doạ này đã đặt ra sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines bởi các hoạt động của hải quân Trung Quốc đã vượt quá lãnh vực chính trị. Thượng nghị sĩ Francis Escudero, một thành viên của phe đối lập Genuine Opposition, đã mô tả việc làm của Trung Quốc như là một “chính sách ngoại giao pháo hạm.” Và Cố vấn An ninh Quốc gia Norberto Gonzales đã nói: “Việc triển khai tàu tuần tra đó …sẽ nhắc nhở chúng ta rằng thậm chí trong kỷ nguyên đối thoại và hiểu biết lẫn nhau này, vẫn luôn luôn có những quốc gia chuyên đi hăm dọa những quốc gia khác được nhìn nhận là yếu đuối như quốc gia chúng ta”. Philippines, ông nói thêm, có thể sẽ phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và Asean.

Tình trạng yếu kém của quân đội Philippines là được mọi người biết rõ. Cựu chỉ huy phó hải quân Amable Tolentino đã thừa nhân vào năm ngoái rằng quân đội của Phi thua kém quân đội các quốc gia khác cũng có yêu sách chủ quyền trên vùng biển đảo này. Chiếc đô đốc hạm của Hải quân Philippines là một chiếc tàu khu trục hạm (nhỏ) được đặt làm từ năm 1943.

Tuy nhiên, những phát biểu của các nhà quan sát Philipines thì đáng được xem xét hơn. Khi viên Bộ Trưởng truyền thông và báo chí Philippines Cerge Remonde sau đó đã thừa nhận rằng, giọng điệu phản đối của Trung Quốc ngay từ đầu là cũng chẳng có gì nghiêm trọng hơn những gì Manila đã đưa ra nếu như Trung Quốc hoặc những quốc gia có yêu sách chủ quyền khác đối với khu vực đang tranh chấp thông qua bao luật tương tự như thế (của Philippines).

Và bằng cách đưa ra sự thông báo trước về hoạt động gởi tàu chiến của Trung Quốc tới vùng biển nầy, các giới chức đã thừa nhận rằng Trung Quốc đã vẫn giữ nguyên sự tuân thủ và các cam kết của họ trong Bản tuyên bố về Ứng xử giữa Các bên năm 2002 trên Biển Đông (được ký kết bởi 10 nước) [1]

Bắc Kinh không phải là đang hăm doạ Manila. Đúng hơn là nước này đang đáp ứng lại việc tăng cường lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực nầy sau một biến cố xảy ra ngày 8 tháng Ba 2009, khi một trong những chiếc tàu khảo sát (vẽ địa diện dưới đáy biển) của Washington theo như báo cáo đã bị hải quân Trung Quốc quấy nhiễu ngoài khơi đảo Hải Nam.

Thật sự, điều quan trọng hơn trước mắt đối với Philippines về những diễn biến gần đây trên Biển Đông không nằm trong ý nghĩa quan trọng về địa chính trị của nước này, mà là nằm trong sự tác động của các diễn biến đó đối với nền chính trị trong nước.

Bằng việc nhấn mạnh đến tình trạng không tự bảo vệ được mình của Manila trong sự đối mặt với sự thách thức được đặt ra bởi một lực lượng hải quân ngày càng hiện đại của Trung Quốc, phản ứng của giới tinh hoa chính trị của nước này đã làm dễ dàng hơn cho Tổng thống Arroyo để tái xác nhận sự ủng hộ của bà dành cho liên minh dài lâu Hoa Kỳ-Philippines.

Ví dụ, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Barack Obama, bà Arroyo theo như tin tức cho biết đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Hiệp Ước Thăm Viếng Quân sự - một hiệp ước song phương có thể gây tranh cãi nhằm kiểm soát hoạt động của các lực lượng Hoa Kỳ tại nước này. Chính phủ Philippines đã buộc phải bảo vệ cho bản hiệp ước nầy trong những tuần gần đây khi sự tức giận của dân chúng sôi sục về hành động từ chối của đại sứ Hoa Kỳ để giao nộp một lính thủy quân lục chiến bị kết tội hãm hiếp một phụ nữ Philippines.

Và bằng việc tập trung chú ý vào phản ứng của Bắc Kinh đối với quyết định của bà Arroyo ký vào Dự luật tái lập lại tuyên bố những yêu sách lãnh thổ của Manila, giới chính trị trong nước đã và đang giúp đánh bóng cho những thành tích dân tộc chủ nghĩa của vị Tổng thống nầy.

Năm ngoái, các nhà lập pháp phe đối lập đã cáo buộc bà ngấm ngầm phá hoại yêu sách chủ quyền của đất nước đối với Trường Sa bằng việc tham gia vào một thỏa thuận giữa ba nước trong khu vực này với Trung Quốc và Việt Nam **.

Một phản ứng khác có thể xảy ra đối với những diễn biến vào tuần trước - một bước tái gia tăng thêm sức mạnh cho những nỗ lực hiện đại hóa quân đội – là khó thực hiện hơn. Những căng thẳng nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philippines vào giữa thập niên 1990 đã nhắc nhở Quốc hội Philippines cho phép có một chương trình hiện đại hóa. Thế nhưng việc tập trung vào chương trình hiện đại hóa đó – và tình trạng nghi vấn tham nhũng – đã dẫn đến quyết định cho sửa chữa và phục hồi các trang thiết bị quân sự hơn là mua mới.

Để làm cho điều nầy thay đổi sẽ cần có một mối đe doạ to lớn hơn nhiều phô bày ra hơn là từ một chiếc tàu tuần tra đơn lẻ của Trung Quốc.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

[1] http://www.aseansec.org/13163.htm

* Xem trên wikipedia.

** Mời xem các bài quanh vụ việc này trên trang basam.tk:

169:Chớ phản bội trong thỏa thuận Trường Sa;

- 171:Thỏa thuận Trường Sa là hợp hiến;

- 172:Mañalac: tôi sẽ làm chứng;

- 174:Phản bội Trường Sa?

------------------------------------------------

The Straits Times (Singapore)
March 25, 2009 Wednesday

China’s move impacts on Manila politics

Bruce Gale, Senior Writer

http://www.viet-studies.info/kinhte/china_and_manila_politics.htm

No comments: