Friday, March 27, 2009

KẾT QUẢ PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM VỤ THÁI HÀ

Kết qủa phiên tòa phúc thẩm vụ Thái Hà

Trà Mi, phóng viên RFA

2009-03-27

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-Catholics-lose-appeal-in-land-dispute-TMi-03272009100901.html

Phiên toà phúc thẩm xét kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà diễn ra sáng nay, 27-3-2009, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

Bất chấp sự ngăn cản của cảnh sát cơ động, cả ngàn giáo dân tập trung trước tòa án với các biểu ngữ kêu gọi "Sự Thật", "Công Lý"... cho 8 giáo dân Thái Hà. AFP PHOTO/Ian Timberlake

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-Catholics-lose-appeal-in-land-dispute-TMi-03272009100901.html/ThaiHa-appeal-032709-305.jpg

Sau phiên xử kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ ở Hà Đông, Toà tuyên bố giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với các bị cáo, tức từ 12 đến 15 tháng tù treo và cải tạo không giam giữ. Riêng bị can Thái Thanh Hải bị phạt cảnh cáo.

Hàng ngàn giáo dân tụ tập

Từ sáng sớm, hàng ngàn giáo dân, linh mục, cùng 8 bị cáo đã trật tự xếp hàng đi bộ từ nhà thờ Thái Hà đến Toà án, cách đó chừng 12 cây số.

Bà Nguyễn Thị Hợi, một trong tám bị cáo, mô tả khung cảnh xung quanh khu vực toà án: “Lần này họ ngăn cản giáo dân không được đến gần khu toà án đến khoảng 100 mét, nhưng giáo dân đông vô cùng, 5 nghìn lá vạn tuế, 5 nghìn ảnh Đức Mẹ Công Lý vẫn không đủ cho giáo dân.

Giáo dân căng băng-rôn, biểu ngữ rất nhiều. Sinh viên rất nhiều, mà giáo dân vẫn kiên trì đứng chờ đợi. Chung quanh tất cả các ngã đường đi vào Toà, an ninh chặn không cho vào.

Bị cáo Nguyễn Thị Việt tiếp lời: “Không thể đếm nổi, nguyên cảnh sát cơ động đến phải 10 xe cam-nhông. Đường nào họ cũng giăng hàng ra rào cản. Không phải để giữ trật tự đâu, mà họ ra để áp đảo.”

Dù vậy, các giáo dân cho biết không có hành động nào mạnh tay hay điều gì đáng tiếc xảy ra.

Thành phần tham dự phiên toà phía bị cáo có 8 giáo dân, thân nhân bị cáo, 4 linh mục nhà thờ Thái Hà, cùng 2 luật sư Sang và luật sư Đông.

Luật sư Lê Trần Luật, đại diện chính của các giáo dân, ngừơi sát cánh cùng các giáo dân từ toà sơ thẩm đến vụ kiện truyền thông, đã không tham dự đựơc phiên toà.

Mặc dù ông đựơc Toà án Hà Nội đồng ý làm luật sư bảo vệ các bị can trong phiên phúc thẩm, nhưng an ninh TPHCM công khai cản trở không cho ông ra Hà Nội mà không đưa ra bất kỳ lý do nào.

Bên trong phiên xử

Linh mục Nguyễn Văn Khải, phát ngôn nhân nhà thờ Thái Hà, cho biết thêm về thành phần tham dự tại phòng xử sáng nay: “Toà phúc thẩm lần này có rộng hơn lần trứơc. Có 4 linh mục vào phòng xử án. Tôi và 3 linh mục khác họ vào sau.”

Trà Mi: Thưa số ngừơi tham dự phiên toà hôm nay ứơc chừng khoảng bao nhiêu?

Linh mục Khải: Tôi đếm ghế và số người ngồi trên ghế, tính cả cán bộ xử án và cảnh sát tư pháp trong phòng xử chính có chừng 100 người. Còn một phòng dành cho các nhà ngoại giao, giới phóng viên, và một số thân nhân bị cáo để theo dõi phiên xử qua màn hình. Phòng đấy có sức chứa khoảng 30 người nhưng có chừng 10 ngừơi hiện diện.

Trà Mi: Linh mục thấy có sự hiện diện của người nước ngoài nào không?

Linh mục Khải: Đến giờ giải lao, tôi ra bên ngoài thấy có người ngoại quốc đi lại trong sân, nhưng tôi chẳng để ý họ là phóng viên hãng thông tấn nào. Lúc đấy tôi thấy họ đang đi lại chụp ảnh.

Y án

Ngay khi phiên toà vừa kết thúc chúng tôi có dịp trao đổi với bị cáo Nguyễn Thị Việt. Bà chia sẻ:

Ngừơi ta cũng làm qua loa giả dối, cốt để nó trở thành phiên toà thôi. Còn họ vẫn cố tình giữ mức án đã tuyên. Bây giờ họ còn ngoan cố hơn để áp đặt tội lỗi cho chúng tôi hầu giữ nguyên mức án.

Dù tại toà chúng tôi có nêu vấn đề sự thật, họ cũng không nghe mà họ cứ y án. Trình độ người ta không có, đầu óc người ta nghĩ thấp quá.”

Trà Mi: Thưa bà nói phiên phúc thẩm hôm nay chính quyền cố tình giữ y án. Những cơ sở nào khiến bà nghĩ như vậy?

Bà Việt: Như bọn tôi từ xưa đến nay chỉ công nhận đập bức tường có 3 mét thôi, nhưng họ khăng khăng là 6 mét. Chúng tôi yêu cầu thẩm định lại thì họ không đồng ý mà cứ tuyên án luôn. Đấy là cái cố tình.

Trà Mi: Còn những lập luận luật sư đưa ra được toà phản hồi như thế nào?

Bà Việt: Không dám phản hồi mà đọc y án ngay. Luật sư nói họ không cãi đựơc cơ chứ.

Trà Mi: Luật sư có cơ hội trình bày hết lập luận của mình không?

Bà Việt: Không đựơc, họ toàn cắt ngang không. Luật sư đưa lý lẽ xác đáng, dẫn chứng dựa điều luật hẳn hoi, nhưng họ không trả lời.

Giám đốc thẩm?

Trà Mi: Cảm nghĩ của bà về phiên phúc thẩm, bà sẽ nói gì?

Bà Việt: Chúng tôi vẫn thấy bị oan sai, phải đi giám đốc thẩm thôi, lên tối cao thôi. Tất cả mọi người đều bất bình trứơc kết quả toà phúc thẩm hôm nay.”

Với tư cách là ngừơi tham dự phiên phúc thẩm sáng nay, linh mục Khải nhận xét:

Các luật sư khi hỏi những câu có lợi cho bị cáo đụng đến vấn đề căn bản là cơ sở luận tội của các bị cáo, tức tính pháp lý của khu đất thuộc về ai, thì bị toà yêu cầu dừng lại ngay. Tôi thấy ngay trong việc trình bày, tranh luận tại toà đã không có sự công bằng.”

Bị cáo Nguyễn Thị Hợi cho biết cảm nghĩ về phiên phúc thẩm hôm nay:

Phiên toà hôm nay thực ra bối rối nhiều cái lắm. Công tố viên, thẩm phán họ lẫn lộn ngày tháng lung tung, cũng không đựơc minh bạch. Lần này họ bối rối nhiều lắm.

Viện kiểm sát cũng bối rối, trả lời không đựơc rành mạch một tí nào cả, chẳng nói lên được cái gì cả. Phiên toà lần này mình chỉ bức xúc chỗ là họ cứ không cho mình nói, họ khống chế, ngăn cản mình nói.

Trà Mi: Bà có cảm nghĩ như thế nào về kết quả phiên phúc thẩm này?

Bà Hợi: Mình phải được vô tội cơ mà họ xử lại vẫn y án, cho nên chúng tôi sẽ tíêp tục lên toà án tối cao.”

5 giờ chiều hôm nay 27/3, ngay sau khi phiên phúc thẩm kết thúc, chúng tôi gọi điện hỏi thăm luật sư Lê Trần Luật thì được biết ông đang bị giữ “làm việc” tại đồn công an quận Gò Vấp:

“Luật sư Lê Trần Luật: Alô?

Trà Mi: Thưa luật sư Luật chúng tôi gọi từ đài RFA. Được biết phiên phúc thẩm hôm nay đã diễn ra mà không có sự tham dự của ông. Xin đựơc hỏi cảm nghĩ của ông như thế nào ạ?

Luật sư Luật: Có gì chị gọi lại sau vì tôi đang ở trong công an. Khi nào họ thả tôi về thì tôi sẽ…

Trà Mi: Hiện giờ ông đang ở trụ sở công an Gò Vấp phải không ạ?

Luật sư Luật: Dạ vâng.

Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi sẽ gọi lại sau.

Các bị cáo bị kết tội “huỷ hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng” tại phiên sơ thẩm ngày 8/12 vừa qua sau khi họ tập trung cầu nguyện và đập bức tường của công ty may Chiến thắng tại khu linh địa Đức Bà, khu đất tranh chấp giữa chính quyền và Giáo xứ Thái Hà.

----------------------------------------------------------------

Bạn nghĩ gì về vụ xử này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng tham gia thảo luận tại
Trang blog Ban Việt ngữ RFA

--------------------------------------

BÁO CÔNG AN NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI :

Luật sư “cùn” từng bị tố lạm dụng tín nhiệm

11: 46:00 27/03/2009

http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/3/110942.cand

Không chỉ nổi tiếng với những “lý sự cùn” tại toà, luật sư Lê Trần Luật còn bị tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Tháng 12/2006, Luật ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty Huy Hồng thực hiện trong 6 tháng, nhận trước 100 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Luật lặn mất dạng, bị kiện ra TAND quận Gò Vấp. Tòa án yêu cầu Lê Trần Luật phải trả lại tiền cho Công ty Huy Hồng nhưng Luật khất lần buộc thi hành án phải cưỡng chế.

Báo CAND đã nêu về một số sai phạm của luật sư Lê Trần Luật. Là Trưởng đại diện văn phòng nhưng Lê Trần Luật không chấp hành pháp luật, liên tục có vi phạm. Từ đơn tố cáo của công dân, cơ quan chức năng đã xác định Lê Trần Luật có những vi phạm như: lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, làm giả hồ sơ, tài liệu, các sai phạm về nhân cách, đạo đức… Báo CAND xin tiếp tục trở lại vụ việc trên.

39 tuổi, nhiều năm hoạt động luật sư, Lê Trần Luật xây dựng cơ ngơi không chỉ một địa điểm: làm Trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền tại TP Phan Rang, đồng thời còn hai chi nhánh khác ở TP Hồ Chí Minh. Đi đâu, Luật cũng tự đánh bóng văn phòng luật của mình, đánh bóng tên tuổi, uy tín. Nghe danh, cũng có một số người tìm đến, họ trao cho luật sư Luật tiền bạc để nhờ vả. Nhưng cũng chính từ đây, các lá đơn tố cáo Lê Trần Luật gửi tới cơ quan chức năng dày lên, nhiều người dân tá hỏa khi nhận ra sự thật bị lừa gạt, trao tiền cho luật sư Luật hàng năm trời nhưng không nhận được kết quả gì, thậm chí ngay việc tìm anh ta để hỏi han cho ra nhẽ cũng quá khó. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhiều sai phạm của Luật bị lộ tẩy.

Trước hết là hành vi sử dụng giấy tờ giả. Năm 2005, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi trụ sở chi nhánh Văn phòng luật sư Pháp Quyền, chuyển đến địa chỉ thuộc quận Gò Vấp. Qua kiểm tra hồ sơ, Sở Tư pháp phát hiện hợp đồng thuê nhà mà chi nhánh này nộp lên chỉ là văn bản đã bị cạo sửa, làm giả rồi đem đi sao y. Luật đã có giải trình và thừa nhận sai phạm này của mình.

Lê Trần Luật còn bị phát hiện không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Hai chi nhánh văn phòng luật sư tại TP Hồ Chí Minh của Luật đều không thực hiện báo cáo theo luật định. Trong khi đó, Luật cố ý để cho người không phải là luật sư làm trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư Pháp Quyền trong suốt 1 năm.

Cụ thể, Nguyễn Văn Tâm, người được Luật bố trí làm trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư Pháp Quyền nhưng Nguyễn Văn Tâm đã bị Đoàn luật sư Ninh Thuận xóa tên khỏi danh sách luật sư do vi phạm kỷ luật. Hành vi này thể hiện việc coi thường pháp luật, cố tình dung túng các sai phạm trong hoạt động của văn phòng luật sư do Lê Trần Luật làm chủ.

Lê Trần Luật còn bị phát hiện hành vi không thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế (văn phòng luật sư Pháp Quyền và chi nhánh số 2 tại TP Hồ Chí Minh). Việc không kê khai nộp thuế diễn ra liên tục từ các năm 2004, 2005, 2006. Chi cục Thuế TP Phan Rang - Tháp Chàm và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh khẳng định, những việc làm trên của Lê Trần Luật vi phạm quy định tại Điều 12, Điều 13, Luật thuế GTGT, vi phạm Điều 5, Quyết định 75/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Không những vậy, Lê Trần Luật còn bị tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Tháng 12/2006, Luật ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty Huy Hồng thực hiện trong 6 tháng, nhận trước 100 triệu đồng.

Sau khi nhận tiền, Luật lặn mất dạng, bị kiện ra TAND quận Gò Vấp. Tòa án yêu cầu Lê Trần Luật phải trả lại tiền cho Công ty Huy Hồng nhưng Luật khất lần khất lượt chỉ trả được 42 triệu, buộc thi hành án phải cưỡng chế.

Ngày 7/9/2007, Lê Trần Luật lại làm hợp đồng với bà Trà Thị Lùng, cũng bằng bài hứa hươu, hứa vượn, Luật lấy của bà Lùng 30 triệu đồng. Ròng rã cả năm trời, bà Lùng lặn lội đi tìm Luật hỏi đã xử lý hồ sơ đến đâu thì vị luật sư này đã lặn không sủi tăm. Mất của, bực dọc, buộc bà Lùng làm đơn tố cáo gửi Công an TP Hồ Chí Minh.

Cũng bằng hành vi tương tự, Luật lừa lấy tiền của ông Tạ Tấn Tài, đại diện Công ty Hồng Lạc Xuân.

Nhiều người có qua lại, quen biết với Lê Trần Luật nói rằng, đứng tên thành lập 1 văn phòng và 2 chi nhánh công ty luật nhưng hành vi nhiều khi chỉ mang tính chụp giật khiến không ít khách hàng thành nạn nhân của Lê Trần Luật. Gần đây, Lê Trần Luật còn có hành vi xuyên tạc, viết bài kiểu bôi nhọ gửi ra nước ngoài. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh tại kết luận giám định số 70, ngày 5/12/2008, kết luận Lê Trần Luật đã "có những tài liệu có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1,2,4, Điều 10 của Luật Xuất bản và Luật Báo chí".

Làm Trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền tại Phan Rang - Tháp Chàm nhưng Lê Trần Luật cũng tạo sức rướn ra phía Bắc, tìm đến các đương sự đang cần kíp để nhận bào chữa, lấy "thù lao". Gần đây, người ta thấy Luật xuất hiện trong vụ án xảy ra tại số 178 - Nguyễn Lương Bằng.

Đối với vụ án này, sự thật đã được minh chứng qua các văn bản, tài liệu pháp lý và cơ quan chức năng đã công bố công khai, giải thích để những người quan tâm có hiểu biết đúng và đầy đủ. Cơ quan tiến hành tố tụng thu thập tài liệu, chứng cứ đúng quy định, trình tự pháp luật và có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo: huỷ hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng. Trước, trong và sau phiên xử sơ thẩm, những nội dung này cũng được thông tin cụ thể.

Giới luật sư cũng nhìn nhận rõ bản chất sự việc, khẳng định việc truy tố các bị cáo theo tội danh, điều luật VKS viện dẫn là đầy đủ căn cứ. Các luật sư cho rằng, trong vụ án này, vấn đề thiết yếu là các bị cáo cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn, từ đó nhận rõ sai phạm, khai báo thành khẩn để hưởng khoan hồng của pháp luật. Các luật sư cũng nhìn nhận những yếu tố, tình tiết giảm nhẹ cần xét đến khi lượng hình đối với các bị cáo như phạm tội lần đầu, bản thân trước đó đều có ý thức lao động, sản xuất tốt…

Thế nhưng, nhiều người dự phiên tòa sơ thẩm ngạc nhiên khi luật sư Lê Trần Luật lại đưa ra những kiểu bào chữa lạ lùng, hầu như không bám gì vào nội dung, bản chất vụ án. Nhiều người chậc lưỡi nói cách bào chữa của luật sư này là "cãi chày cãi cối" để thấy cái lý sự cùn.

Chẳng hạn, khi Luật bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Việt lại phát biểu thể hiện sự thiếu hiểu biết: Khu đất tại 178 - Nguyễn Lương Bằng là của nhà thờ Thái Hà, bức tường mà các bị cáo phá bỏ là tài sản mà Công ty cổ phần May Chiến Thắng xây dựng bất hợp pháp trên đất của nhà thờ Thái Hà nên "việc phá bỏ bức tường của các bị cáo là hợp pháp". Lê Trần Luật còn cho rằng, các bị cáo chỉ tập trung cùng mọi người cầu nguyện, không coi hành vi đó là gây mất trật tự công cộng…

Kiểu bào chữa "lý sự cùn" này khiến những người có mặt trong phiên sơ thẩm bấm bụng cười. Bởi, nói về nguồn gốc thửa đất, chẳng phải đợi khi VKS công bố cáo trạng mà trước đó, qua các văn bản, tài liệu có giá trị pháp lý rõ ràng, được cơ quan chức năng giải thích công khai, người dân hiểu khu đất hiện do Nhà nước thống nhất quản lý, sử dụng.

Luật Luật sư quy định, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Điều 5, Luật Luật sư nêu rõ nguyên tắc hành nghề luật sư: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư. Như vậy, với bất kỳ vụ án nào, khi tham gia tố tụng với tư cách bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn dân sự, nguyên tắc thiết yếu phải tôn trọng sự thật khách quan.

Lê Trần Luật còn vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Luật sư: hành vi sách nhiễu, lừa dối khách hàng; lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về mặt nhân cách, đạo đức, khó tưởng tượng khi một luật sư lợi dụng danh nghĩa công ty luật, nhân sự khó khăn, quẫn bách của đương sự để lừa gạt, lấy tiền của họ rồi thoái thác, bỏ mặc, đẩy họ vào thế càng túng quẫn. Một số thông tin như vậy để bạn đọc hiểu được con người thật của người mang danh luật sư như Lê Trần Luật

No comments: