Monday, March 30, 2009

TRUNG QUỐC Ở CHÂU PHI

Báo Cáo Đặc Biệt: Trung Quốc ở Châu Phi

Richard Behar

Fast Company Magazine

June 1 – 2008

http://www.fastcompany.com/magazine/126/special-report-china-in-africa.html

Người dịch: Trần Hoàng

30/03/2009

http://anhbasam.wordpress.com/2009/03/30/m%e1%bb%99t-tri%e1%bb%87u-ng%c6%b0%e1%bb%9di-trung-qu%e1%bb%91c-%e1%bb%9f-chau-phi/

Phía Nam của sa mạc Sahara hiện nay là quang cảnh của một trong những cuộc chiếm đoạt tài nguyên bóc lột tới tận xương mà thế giới đã và đang chứng kiến.

Trong khi Mỹ đang bận rộn với cuộc chiến ở Iraq (tốn kém 500 tỉ đô la và vẫn còn đang gia tăng), và trong lúc các nhà kinh tế học hàng đầu đang tiếp tục viết ra những bài nghiên cứu tranh luận: liệu các nguồn tài nguyên quan trọng dành cho sự sống đang cạn dần hết rồi hay không, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không bỏ mất bất cứ cơ hội nào. Trong vòng một vài ba năm, Trung Quốc đã và đang trở thành một quốc gia đầu tư hung hản nhất ở Phi Châu.

Không cần phải hỏi, cuộc xâm lăng trong lĩnh vực thương mại nầy là một trong những biến cố quan trọng nhất ở vùng phía nam của sa mạc Sahara kể từ khi chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh (1945-1991) – một nồ lực to lớn quan trọng nhất và đầy ấn tượng đang tái vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu. Một cựu thứ trưởng bộ ngoại giao của Mỹ đã gọi nó là một cơn sóng thần. Một số những người khác gọi miền nầy là Châu-Phi-của-Trung-Quốc.

Hiện đang có nhiều người Trung Quốc sống ở Nigeria (Phi Châu) còn hơn số lượng những người Anh từng sống ở đây suốt khoảng thời gian thịnh vượng nhất của Vương Quốc Anh. Từ những tập đoàn do nhà nước làm chủ, đến những tập đoàn liên doanh với nhà nước và cho tới những người chủ các doanh nghiệp nhỏ, những người Trung Quốc đang phá hủy khắp đại lục Châu Phi.

Hơn một triệu công dân người Trung Quốc đang di chuyển lòng vòng từ chỗ nầy đến chỗ khác ở Phi Châu. Mỗi một dự án khổng lồ được thông báo bởi chính quyền Trung Quốc lại sinh ra những nền kinh tế phụ thuộc đi kèm theo đó và những cao ốc đông đúc người trú ngụ, tựa như là những làn sóng nhỏ của một viên đá (được ném ra và) lan tỏa trên khắp mặt hồ.

Bắc Kinh đã tuyên bố năm 2006 “là Năm của Phi Châu,” và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hết người nầy lại đến người khác đã và đang thực hiện những cuộc viếng thăm Phi Châu. Không một cường quốc nào khác đã tỏ ra có sự quan tâm tương tự, hay có công sức tương tự, hay có khả năng thuần nhất để gây thiện cảm với các nhà lãnh đạo Phi Châu. Và cũng không giống như nổ lực không có tính chất đều đặn của Mỹ ở Iraq, người Trung Quốc không tuyên truyền nền dân chủ, thưa các bạn. Người Trung Quốc có mặt ở đó để lấy những cái gì mà họ cần để cung cấp cho nền công nghiệp của họ. Hiện tượng nầy có tên ở miền phía nam của sa mạc Sahara là: Các Món ăn đem về nhà của người Đại Hán.

Ý kiến bởi James Forrest

Chúng tôi đang toan tính để tài trợ tiền bạc cho việc xây dựng một đường rầy xe lửa ở miền Copperbelt. Người Trung Quốc đã mua một mỏ đồng và mang vào 2000 người công nhân Trung Quốc để họ không phải thuê mướn những người Zambia. Đây không phải là những gì mà những người dân Zambia đã từng mong đợi khi mà chính quyền Zambia đã ban đặc quyền cho công ty khoáng sản Trung Quốc Chambishi Mining.

Những vali tiền bạc của người Trung Quốc và những món tiền cho mượn mà không lấy tiền lời thì không phải là chuyện giỡn. Những nhà lãnh đạo nước Zambia đang đùa với lửa.

Một bài báo từ nhật báo Zambia Times Popular viết rằng: lòng tức giận hướng tới người Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. “Người Trung Quốc không được ưa thích (ở Zambia). Người ta không cần họ có mặt ở đây”

*******************************

Những Người Phi Châu Đang Bị Đánh Đập Tàn Bạo tại những Xí Nghiệp của người Trung Quốc,

Robyn Dixon, phóng viên của báo Times,

ngày 6-10-2006

Maamba, Zambia –

Sâu hun hút trong một đường hầm của vùng mỏ Collum, bụi than bay thành vòng dày đặt, và bụi làm nghẹt thở những công nhân tựa như Chengo Nguni. Anh ta mô tả công việc trả lương 2 đô la mỗi ngày bằng một tiếng thở dài: Người giám thị của anh ta la hét không dứt bằng thứ tiếng Trung Quốc. Đôi giày bằng cao su của Chengo bị hở lổ. Những cái nút để kiếm soát dòng quặng đồng rời khỏi mỏ thường thường gây ra một cú điện giựt mỗi khi chạm vào.

Nhưng điều khốn nạn nhất về đời sống trong những mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền Nam của Zambia là làm việc mà không có được một ngày nghĩ hàng tuần. Ấy là điều chưa từng có bao giờ.

Khi viên bộ trưởng của chính quyền Zambia chú ý tới miền nầy, bà Alice Simango, đã nhìn thấy những điều kiện làm việc tại vùng mỏ Collum, bà đã gạt lệ khóc trên hệ thống truyền hình quốc gia và cáo buộc giới quản lý Trung Quốc đang đối xử với các công nhân người Zambia như những súc vật, buộc lòng chính quyền Zambia đóng mỏ Collum trong 3 ngày vào tháng 7-2006.

Sự đói khát của Trung Quốc về nguồn vật liệu ròng và năng lượng đang lèo lái cuộc đầu tư mới khắp đại lục Phi Châu, với thương mại giữa Trung Quốc và đại lục nầy tăng cao hơn 3 lần kể từ năm 2000 tới hơn 40 tỉ đô la mỗi năm.(Ở Việt Nam, thì thương mại của TQ xuất khẩu qua VN là 19 tỉ, còn VN xuất khẩu qua TQ là gần 1 tỉ, báo cáo năm 2008.)

Trung Quốc là thị trường chính cho dầu hỏa của nước Sudan.

Trung Quốc cũng đang đầu tư vào dầu hỏa của nước Nigeria,

Trung Quốc cung cấp cho nước Angola giàu nguồn dầu hỏa mượn tiền 2 tỉ đô la với các điều kiện rất dễ dàng và cải thiện các mối liên hệ vói Tổng thống Robert Mugane của chế độ độc tài Zimbabwe, hành động của TQ đã bị chỉ trích bới các nhà kinh tế và các nhà hoạt động nhân quyền. Những người chỉ trích nói rằng các tiêu chuẩn lao động và môi trường của người Trung Quốc thường là rất thấp.

Ở Ghanna, các nhà môi trường đã và đang cáo buộc công ty dầu hỏa Sinopec của Trung Quốc về việc đã làm ô nhiễm một công viên quốc gia.

Ở Zambia, đang có một biểu tình có bạo động về chuyện các mức lương bổng thấp và các điều kiện nghèo nan trong các xí nghiệp của người Trung Quốc.

Tại một mỏ đồng của nước NFC Phi Châu, một mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền đông bắc của Zambia, hàng trăm công nhân người Zambia đã biểu tình bạo động vào cuối tháng 7, vì các báo cáo cho rằng giới quản lý người Trung Quốc đã từ chối tăng lương. 4 người công nhân Zambia đã bị bắn và bị thương bởi các công nhân người Trung Quốc của công ty nầy. Một người công nhân khác đã bị bắn bởi cảnh sát.

Cũng giống như những người công nhân tại mỏ Collum, những công nhân NFC đã làm reo chống lại các điều kiện làm việc nghèo nàn, lương thấp, và các tiêu chuần an toàn lỏng lẻo. Năm ngoái, một vụ nổ tại một xí nghiệp chất nổ thuộc công ty con của NFC ở Chambishi đã giết chết toàn bộ các công nhân người Zambia đang làm việc ở đây – hơn 50 người chết. NFC là một xí nghiệp của tập đoàn Kim-Loại -không-phải- thuộc-nhóm-Sắt do nhà nước Trung Quốc làm chủ.

Sự tức giận ngày càng gia tăng đã châm ngòi một cuộc tranh luận trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Zambia hồi gần đây, với việc đại sứ Trung quốc tại Zambia đưa ra lời bình luận đề nghị rằng Bắc Kinh có thể cắt đứt mối quan hệ với Zambia, và các nhà đầu tư Trung Quốc có thể rút ra khỏi nước nầy nếu như ứng cử viên đối lập hàng đầu Michael Sata thắng cuộc tuyển cử ngày 28 tháng 9 nầy.

Michael Sata đã từng hăm dọa đuổi cổ những nhà thương mại Trung Quốc ra khỏi nước nếu ông ta thắng cử trở thành tổng thống. Tuy vậy Sata đã thua trong cuộc tuyển cử ấy, và ông ta đã cáo buộc có gian lận bầu cử khắp nơi.

Trong cao điểm của chiến dịch vận động tranh cử, đảng Tiền Phong Yêu nước của ông Michael Sata đã cho rằng sự sử dụng các computer của Trung Quốc để đếm phiếu có thể làm thiên lệch kết quả nghiên về phía có lợi cho chính quyền đương nhiệm, các nhân viên tòa đại sứ Trung Quốc đã mạnh mẻ chối bỏ lời cáo buộc nầy.

****************************

Comment:

Những gì đã xảy ra tại Phi Châu từ 2003-2008, thì hiện nay cũng đã và đang diễn ra ở Việt Nam…

Trước khi di chuyển 1 triệu người dân Trung Quốc đến Phi Châu, thì vào các năm 2003-2006, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã viếng thăm riêng các nhà lãnh đạo các nước Phi Châu và dùng chiến thuật biếu xén tiền bạc và quà cáp. Về mặt chính thức, TQ cho chính phủ các nước nầy vay các khoảng tiền từ 2- 5 tỉ đô la với tiền lời rất thấp để giải quyết các vấn nạn trong nước. TQ còn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp để thực hiện việc xây dựng đường sá, cầu cống, hải cảng, và viện trợ vũ khí cho chính quyền của 16 nước Phi Châu.

Sau khi lấy lòng được các chính phủ ấy, TQ mời tất cả các nhà lãnh đạo Phi Châu đến viếng thăm Trung Quốc hàng năm để chiêu đãi và thực hiện các kế hoạch mua chuộc và đánh bẩy khác. Kế đó là giai đoạn đầu tư các hãng xưởng quốc doanh của TQ vào Phi Châu.

Khi đầu tư mở các xí nghiệp tại 16 nước Phi Châu, các hãng quốc doanh của Trung Quốc đã biếu xén chia tiền lời hàng tháng cho các nhà lãnh đạo của các nước nầy để làm cho họ ủng hộ và chấp thuận tất cả các dự án lớn của TQ và đồng thời đàn áp các lực lượng đối lập nào lên tiếng phản đối. (Báo chí địa phương ở các nước Phi Châu viết rất nhiều về các vụ biếu xén hối lộ cho các nhân viên cao cấp của các chính quyền và kèm theo với hình ảnh và bằng chứng).

Kết quả TQ mua hết các mỏ khoáng sản, nhiên liệu và trúng thầu hầu hết tất cả các dự án công nghiệp về xây dựng đường sá, cầu cống, nhà máy hóa chất, nhà máy điện của hầu như tất cả các nước phi Châu.

Hiện nay, những gì Trung Quốc đã làm ở Phi Châu thì cũng đang làm giống như vậy ở VN. Nếu đọc các bài báo viết về Châu Phi, người ta có thể liên kết với các bài điểm báo của báo chí Việt Nam trong thời gian mấy tháng qua, và có thể đoán biết là TQ đã bí mật cho nhà nước VN mượn những số tiền khổng lồ để chống chọi với sự khủng hoảng tài chánh và kinh tế, và TQ cũng biếu xén các món tiền khác … Đổi lại, nhà nước VN phải ủng hộ để cho TQ lấy hết tất cả các hợp đồng khai mỏ bô xít, điện, xi măng, hóa chất…trong thời gian gần đây.

Các mặt hàng dệt, áo quần xuất khẩu 12 tỉ mỗi năm của VN trong 20 năm vừa qua thực chất là của nước ngoài, vì đa số các xí nghiệp nầy là do người TQ, Nam Hàn và Đài Loan làm chủ, số xí nghiệp do người VN làm chủ hoặc do quốc doanh thì rất ít, phần lớn các xí nghiệp VN chỉ là các xí nghiệp may gia công, và người VN chỉ làm công trong các hãng may vì lương của công nhân Việt Nam rất rẽ, chỉ bằng 1/3 lương của công nhân TQ.

Fast Company: Special Report: China In Africa

http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1063198/PETER-HITCHENS-How-China-created-new-slave-empire-Africa.html#comments

No comments: