Sunday, March 22, 2009

CĂNG THẲNG NGOÀI BIỂN ĐÔNG ĐÃ GIẢM, NHƯNG ĐƯỢC BAO LÂU

South China Morning Post
March 21, 2009 Saturday

ng thẳng ngoài biển xa đã giảm, nhưng được bao lâu?

High-seas tensions ebb, but for how long? - South China Morning Post
Greg Torode

Diên Vỹ chuyển ngữ

21.03.2009

http://www.x-cafevn.org/node/1502
Một tiêu đề trên tờ Trung Quốc Nhật Báo hôm qua tuyên bố rằng "Cuộc đối đầu Mỹ - Trung có dấu hiệu chấm dứt". Trong khi thừa nhận này của Bắc Kinh có thể làm cho các nước trong vùng nhẹ nhỏm, đa số những người đang theo dõi những căng thẳng ở vùng biển Nam Hải vẫn e rằng nó chỉ là tạm thời.
Tựa đề báo mang âm hưởng chắc chắn - "Những tranh chấp lịch sử trên biển đã được giải quyết, nhấn mạnh một khởi đầu của thời kỳ hợp tác hoà bình" - vẫn chỉ là một chuyện hoang tưởng; vẫn nên nhớ rằng biển Nam Hải vẫn là một đấu trường đầy phức tạp.
Tranh chấp xảy ra hai tuần trước giữa một tàu do thám Hoa Kỳ và năm tàu Trung Quốc cách đảo Hải Nam khoảng 120 Km về phía tây nam là một sự kiện kỳ quái. Khi những tàu của lục địa đến gần, chiếc tàu Impeccable không vũ trang của Hải quân Hoa Kỳ đã dùng vòi chữa lửa để chống lại. Những thuỷ thủ Trung Quốc đã cởi hết quần áo chỉ còn đồ lót và hướng tàu của mình gần hơn nữa.

Nơi xảy ra sự kiện

http://www.fas.org/programs/ssp/nukes/images/impec.jpg

Trước những tuyên bố hùng hồn của Bắc Kinh, Lầu Năm Góc đã phái một tàu khu trục đến tuần tiễu vùng biển này trong khi chiếc Impeccable tiếp tục công việc của mình: trục kéo dàn ra-đa khổng lồ dưới đáy biển để theo dõi tàu ngầm và thu thập dữ liệu có ích cho lực lượng tàu ngầm Hoa Kỳ.
Trong khi căng thẳng có thể đã giảm thiểu, sự kiện trên đã nêu bật những vấn đề cấp bách trong vùng biển vốn đã bị tranh chấp từ lâu. Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ ở phía nam đảo Hải Nam cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử đang lớn mạnh của mình, trong khi đó dường như Hoa Kỳ cũng cương quyết giữ vững sự hiện diện của người đứng đầu sức mạnh quân sự trong khu vực.
Một vị tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã về hưu đã nói rằng những chiếc tàu Trung Quốc muốn gửi một thông điệp đến Hoa Kỳ rằng vùng biển chung quanh đảo Hải Nam không phải là Vịnh Mexico "để họ có thể ra vào tự do".
Nhưng những nhà chuyên môn quốc tế về Công ước Luật lệ Biển của Liên Hiệp Quốc lại cho rằng nó hoàn toàn đúng như thế. Cũng như hải quân Trung Quốc có thể đi lại trong vùng biển được cho là đặc khu kinh tế riêng của Hoa Kỳ (Vịnh Mexico - chú thích của người dịch), Hoa Kỳ cũng có quyền làm như thế trong vùng biển Nam Hải như đã từng làm trong mấy thập niên qua. Nhưng Hoa Kỳ cũng biết rằng khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang phát triển thì cũng có nghĩa là bất cứ hoạt động phía ngoài bờ biển của họ sẽ bị giám sát kỹ lưỡng. Cả hai bên có vẻ như đều đang tăng cường một nổ lực mà trong ngành hải quân gọi là "theo dõi tàu địch đang theo dõi tàu ta".

Sự kiện trên không phải tự nhiên mà xảy ra. Dù không được thấy rõ nhưng trong những tháng vừa qua đã có những biến động mạnh trong vùng biển Nam Hải - một trong những tuyến vận tải đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và cũng là cung đường của trên phân nửa các tàu chở dầu trên thế giới. Phần lớn lượng dầu này được đưa đến Nhật, đồng minh chiến lược lớn nhất của Washington trong khu vực Đông Á.
Về phía nam, những quyền lợi thương mại của Hoa Kỳ đang lớn mạnh với việc Việt Nam đang tiếp tục phát triển việc thăm dò dầu mỏ với những đối tác quốc tế. Trung Quốc đã âm thầm cảnh báo các công ty ngoại quốc và Hoa Kỳ rằng họ sẽ phải trả giá cho những thương vụ tại lục địa trong tương lai nếu họ ký kết với Việt Nam những hợp đồng liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc đang tranh chấp. Một số hợp đồng này liên quan đến khu vực chung quanh Quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang thừa nhận chủ quyền trong khi Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Mã Lai và Brunei cũng đòi chủ quyền toàn bộ hay từng phần - và Quần đảo Hoàng Sa, đang bị Trung Quốc chiếm giữ nhưng Đài Loan và Việt Nam xác nhận chủ quyền. Khu vực này được cho là rất giàu về dầu mỏ và khí đốt cũng như có tiềm năng về hải sản và du lịch.
Trong vài tháng qua, Washington đã tích cực nuôi dưỡng quan hệ ngoại giao và quân sự với kẻ thù xưa tại Hà Nội. Các quan chức ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ đã phản biện cho những hoạt động khai thác dầu của Mỹ tại Việt Nam trong khi các quan chức hải quân Hoa Kỳ đã thảo luận vấn đề an ninh tại vùng biển Nam Hải và triển vọng của việc đưa thêm nhiều tàu đến viếng thăm. Họ cũng đã bí mật khuyến khích Việt Nam phát triển ngành hải quân của mình - một việc đang được Bắc Kinh theo dõi kỹ lưỡng.
Vị khách gần đây nhất là Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ông đã có những hội đàm tại Hà Nội trong khi các đồng nghiệp tại Lầu Năm Góc đang công báo về sự kiện đụng độ ở Hải Nam. Hôm qua ông đã được thăng chức Tổng Tư lệnh các lực lượng quân sự Hoa Kỳ khu vực châu Á -Thái Bình Dương, thay thế Đô đốc Timothy Keating.
Cũng như những người tiền nhiệm, Đô đốc Willard vừa tuyên bố mong muốn làm việc gần hơn nữa với giới quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc. Căng thẳng ở vùng biển Nam Hải càng nhấn mạnh tính quan trọng của công việc này cũng như khó khăn rất lớn để có thể thành công.

South China Morning Post
March 21, 2009 Saturday

High-seas tensions ebb, but for how long?

Greg Torode

A headline in the China Daily yesterday declared that the "Sino-US sea standoff appears to have ended". While the claim from Beijing may well bring relief to regional capitals, most observing tensions in the South China Sea fear it will only be short-term.

Headlines with an air of permanence - "Historic sea disputes solved, bold new era of peaceful co-operation begins" - remain the stuff of fantasy; the South China Sea, it should be remembered, remains a complex and fraught arena.

The standoff happened a fortnight ago between a US surveillance vessel and five Chinese vessels 120km southwest of Hainan Island, and was a bizarre affair. As mainland trawlers approached, the unarmed USNS Impeccable turned on its fire hoses. The Chinese sailors stripped to their underwear as their boats moved even closer.

Amid fierce rhetoric from Beijing, the Pentagon moved a destroyer into the area to patrol as the Impeccable continued its work, towing giant undersea radars to track submarines and gather data useful to America's submarine force.

While tensions may have ebbed, the incident has highlighted the issues at stake in a long-disputed stretch of sea. China has built a base in the south of Hainan for its expanding fleet of nuclear submarines, while the US appears determined to maintain its presence as the region's top military power.

One retired PLA general said the trawlers wanted to send a message to the US that the waters off Hainan were not the Gulf of Mexico "where they could enter and exit freely".

But international experts on the UN Convention on the Law of the Sea say they are exactly that. Just as China's navy could transit waters deemed to be part of a US exclusive economic zone, so could the US in the South China Sea, as it has for decades. The US knows, however, that China's military rise means any activities off its coasts will be scrutinised more closely. Both sides look set to intensify the mutual effort described in naval circles as "watching their ships watching us".

The incident has hardly happened in a vacuum. Less visibly, recent months have seen a flurry of activity involving the South China Sea - one of the world's busiest shipping lanes and a conduit for more than half the world's oil-tanker traffic. A good share of that oil heads to Japan, Washington's great strategic ally in East Asia.

To the south, US commercial interests have been expanding as neighbouring Vietnam continues to develop oil exploration in deals with international partners. China has quietly put the US and other foreign firms on notice that they risk harming future mainland business should they sign deals with Vietnam in waters it disputes. Some of these are around the Spratly Islands - claimed by Beijing and, in full or in part, by Taiwan, Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei - and the Paracel Islands, which mainland China occupies but which Taiwan and Vietnam claim. The areas are seen as rich in oil and gas and with potential for fishing and tourism.

Washington has been active in recent months in nurturing its military and diplomatic relationship with its former enemy in Hanoi. Senior US diplomats have defended US oil activity in Vietnam, while US naval officials have discussed South China Sea security and the prospect of more ship visits. They have also discreetly encouraged Vietnam's own naval expansion - something being watched closely in Beijing.

One of the most recent visitors was Admiral Robert Willard, head of the US Pacific fleet. He was in talks in Hanoi just as Pentagon colleagues were making public the Hainan Island incident. Yesterday he was promoted to replace Admiral Timothy Keating as head of all US forces in Asia and the Pacific.

Admiral Willard, like his predecessor, has recently claimed a desire to work more closely with a growing Chinese military. The tensions in the South China Sea underscore how important that task has become - and how difficult it may be to achieve

http://www.viet-studies.info/kinhte/highseas_tensions_ebb.htm

No comments: