Wednesday, January 21, 2009

OBAMA LÀ MỘT TỔNG THỐNG TỒI ...

Obama là 1 tổng thống tồi...
Dzu KaKa và VangAnh
viết nhân ngày Obama nhậm chức tổng thống Mỹ

http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv?p=45163

Bạn nào chưa xem thì vào links
Lòng yêu nước...là gì?
Thay đổi - một giá trị Mỹ

Triết gia thế kỷ 20, Karl Popper, nói "Chế độ dân chủ là chế độ mà nó cho phép người dân có thể lật đổ chính quyền bằng ôn hòa."


Người dân Mỹ có thể phê phán, thậm chí lật đổ chính quyền cứ mỗi định kỳ 4 năm nhưng dân chúng Mỹ luôn bảo vệ nền Dân Chủ. Đó là điều tối thiểu mà dân chúng Mỹ hành động để giúp cho xã hội tồn tại và phát triễn.
Người dân lật đổ chính quyền liên bang Mỹ một cách ôn hòa thông qua lá phiếu của mình. Cụ thể là người dân Mỹ sẽ thay đổi toàn bộ Hành Pháp, gần như toàn bộ Lập Pháp, tiếp sau đó là Tư Pháp. Thể chế dân chủ Mỹ luôn cho người dân Mỹ thực hiện điều này thường xuyên với 2, 4, hoặc 6 năm theo định kỳ.

Sau cuộc bầu cử 2008, tất nhiên không ít người Mỹ đã thất vọng vì sự đắc cử của Thượng nghị sĩ Obama. Không ít người dân Mỹ cho rằng Obama là một kẻ tồi tệ, không xứng đáng đứng vào chức vụ tổng thống lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ.
Nhưng dù nhận định trên đúng hay sai thế nào thì trong vòng 4 năm hay 8 năm tới, Obama sẽ trở thành một tổng thống cần bị hạ bệ. Đó là truyền thống của nền dân chủ Mỹ và đó là giá trị của nền dân chủ Mỹ.

Nền dân chủ Mỹ không thích tung hô thần thánh lãnh đạo, mà ngược lại dân chúng Mỹ rất mau chóng chán những nhà lãnh đạo.
Bởi trong đất nước dân chủ, người dân không thích nhà cầm quyền đặc quyền cai trị muôn năm, người dân luôn thích thử thách và trao cho chính quyến cùng người cầm đầu nó nguy cơ sẽ luôn đối diện với sự truất phế.
Bởi trong nền dân chủ, cho dù người lãnh đạo đó có sáng suốt đến đâu, chính quyền đó có làm tốt như thế nào, và dù người dân có được một cuộc sống sung túc vào bậc nhất trên hành tinh vào thời kỳ đó... thì nhà lãnh đạo đó cũng không được giữ lại để tôn thờ, mà chính quyền đó vẫn cần phải được thay thế bằng 1 chính quyền mới tiến bộ hơn.

Đó là đặc điểm của nền Dân Chủ rất khác xa với chế độ độc tài...

Ở một chế độ độc tài... nơi người dân bị bắt buộc phục tùng vô điều kiện với một chính quyền làm việc kém hiệu quả... nơi người dân phải tung hô thần thánh hóa những kẻ cầm quyền vơ vét tài sản quốc gia cho riêng mình xuyên qua nhiều thập niên cai trị, mặc cho dân chúng sống đời sống khốn cùng... nơi người dân phải chịu nô lệ hóa tư tưởng và nô lệ hóa số phận... Cái được gọi là nhà nước và nhà cầm quyền ở đó không thực chất là một "CHÍNH QUYỀN", nơi mà vì sự tồn vong của 1 chế độ XH mà nhà nước bắt người dân phải chịu phục vụ và chịu phục tùng, hơn là nhà nước phải phục vụ nhân dân.

So với nhiều nước độc tài trên thế giới, những người dân Mỹ may mắn hơn nhiều, vì nước Mỹ được sống trong một xã hội tự do Dân Chủ đích thực. Người Mỹ không bị chính phủ ràng buộc tư tưởng văn hóa, chính trị, tôn giáo. Người Mỹ không bị gắn liền số phận của họ vào số phận tồn vong của 1 Đảng cầm quyền.

Một tổng thống Mỹ có thể bị dân chúng kiện tụng và bị gọi truất phế bãi nhiệm. Chính quyền của 1 Đảng chính trị có thể bị lật đổ mỗi nhiệm kỳ 4 năm, nhưng nước Mỹ và dân tộc Mỹ vẫn tồn tại phát triển thịnh vượng.

Nhưng Người Mỹ không bao giờ thỏa mãn.

Trong 1 nền dân chủ thì người dân Mỹ luôn muốn tìm những điểm sai của nhà cầm quyền để phê phán.
Điều đó có nghĩa, dù tất cả mọi chính quyền khác trên thế giới đều tồi tệ, mà chính quyền dân chúng Mỹ đang sống có một điểm hơi tồi tệ tương đồng, thì điểm hơi tồi tệ đó vẫn bị phê phán và chỉ trích đến cùng. Bởi người dân Mỹ buộc chính quyền phải sửa đổi tốt hơn chứ không chấp nhận một ngụy biện nào cho lỗi lầm của chính phủ.

Trong lịch sử phát triển, tuy người dân Mỹ phê phán một chính quyền tồi tệ và phê phán người đứng đầu chính quyền tồi tệ... nhưng người dân Mỹ vẫn không bác bỏ nền dân chủ vì nền dân chủ đã luôn cho xã hội Mỹ cơ hội thay đổi truất phế cái chính quyền cùng người cầm đầu mà người dân không mong muốn nữa.

Sự thay đổi chính quyền được thực thi trong vòng bầu cử 4 năm để cho ra đời 1 nhà lãnh đạo mới. Sự quan trọng của bầu cử Mỹ không phải là chọn ra được một lãnh đạo xuất sắc, mà là thực thi quyền của người dân được lựa chọn lãnh đạo.

Có nhiều thông tin sau cuộc bầu cử đưa ra những thống kê đa số người da đen ủng hộ Obama, đa số người đi bầu lần đầu ủng hộ Obama, đa số người trẻ ủng hộ Obama, đa số thu nhập dưới 100 nghìn USD/năm ủng hộ Obama, đa số phụ nữ ủng hộ Obama ...
Cho dù người bầu cho Obama là ai thì lá phiếu của người đó cũng đại diện cho cá nhân họ, và nhân quyền của từng người, giá trị của từng lá phiếu cũng công bằng như mọi người khác.

Quan trọng hơn hết không phải ai là người đã ủng hộ cho Obama, mà quan trọng Obama là ai? chính quyền sắp tới sẽ làm việc tốt không?

Từ hôm nay ngày Obama nhận chức tổng thống cho đến 4 năm tới, người Mỹ bất cứ lúc nào và bất cứ ai cũng có thể phê phán sự tồi tệ của Obama và chính quyền mới. Điều đó thật tuyệt vời cho những người Mỹ. Và nó còn tuyệt vời hơn khi nếu như những người đã từng bầu phiếu cho Obama chợt nhận ra rằng ông chỉ là 1 tổng thống tồi mà họ không mong đợi...Trong điều kiện xấu nhất xảy ra nền dân chủ Mỹ sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân Mỹ có cơ hội truất phế Obama hoặc đợi kiên nhẫn để thay đổi gạch phứt tên tổng thống tồi Obama ra khỏi nhà trắng ở 4 năm sau.

Không còn gì tuyệt vời hơn! Lật đổ chính quyền không phải là 1 cơ hội mà chắc chắn là người dân Mỹ sẽ làm bởi vì mỗi kỳ bầu cử tổng thống là người dân lại náo nức đi làm điều đó.

"Không ai có quyền lãnh đạo một người khác ngoài sự cho phép của người đó" - tổng thống Thomas Jefferson nói.

Nước Mỹ vẫn chờ đợi nhân dân Mỹ chửi bới Obama là 1 tổng thống tồi trong vòng nhiệm kỳ 4 năm...vì nước Mỹ không mong chờ Obama là 1 tổng thống vĩ nhân... nhưng nước Mỹ trông chờ Obama là 1 tổng thống phục vụ vì quyền lợi dân chúng và mục đích nhân bản nơi nhiều sắc dân cùng sống phát triển hòa hợp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Dzu KaKaVangAnh
viết nhân ngày Obama nhậm chức tổng thống Mỹ

No comments: