Thursday, January 29, 2009

VIỆT NAM KIỂM SOÁT BLOGGERS

VN siết chặt kiểm soát con số blogger ngày càng tăng
30/01/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-01-30-voa9.cfm
Khoảng không gian rất giới hạn dành cho sinh hoạt chính trị tại Việt Nam đang ngày càng nhỏ dần vì chính phủ đã đàn áp cộng đồng những người bày tỏ quan điểm bất đồng trên máy điện toán, đóng cửa các trang web và giam giữ những ai sử dụng internet để thách đố đảng Cộng sản.

Thông Tín Viên Tim Johnston của tờ Financial Times vừa có bài cho hay từ vài năm nay, internet tại Việt Nam tương đối thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ, thế nhưng vài luật lệ mới đây đã ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của con số blogger ngày càng gia tăng.

Bài báo cho biết theo một tạp chí của Bộ Thông Tin Viễn Thông, những bài viết chống đối nhà nước, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự và an ninh xã hội, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, tuyên truyền cho chiến tranh xâm lược, khiêu dâm, tội ác, tệ đoan xã hội, mê tín và phá hoại thuần phong mỹ tục sẽ bị cấm đăng tải trên internet.

Theo bài báo, không rõ Việt Nam có khả năng kiểm soát chuyện tự do bày tỏ tư tưởng trên internet giống như đảng Cộng Sản Trung Quốc đang làm hay không, dù Việt Nam cũng có được những kỹ thuật như nước láng giềng ở phía Bắc.

Tuy bước chân vào lãnh vực điện toán chậm trễ hơn các nước khác, song mức phát triển kinh tế khả quan trong vài năm qua đã góp phần hình thành một số người sử dụng internet đáng kể tại Việt Nam.

Theo ước tính, khoảng 24 triệu trong dân số 88 triệu người ở Việt Nam thường xuyên sử dụng internet. Tin nói rằng dân chúng vào internet để tìm đọc những tin không được loan tải trên các cơ quan ngôn luận của nhà nước.

Các blogger còn thảo luận về những vấn đề chính trị, thách thức những qui định của quốc gia độc đảng này, đòi được tham gia thêm vào các cuộc bầu cử và đặt ra những câu hỏi khó khăn về tính cách hợp pháp của chính quyền.

Tất cả những chuyện vừa kể đã vượt thoát ra được những cuộc đối thoại bị kiểm soát chặt chẽ trên các cơ quan truyền thông của nhà nước. Tuy nhiên, theo bài báo, những diễn biến mới đây đã khiến người ta lo ngại. Ông Peter Leech, người Úc, có một trang tin tức trên internet hoạt động từ thành phố Hồ Chí Minh. Ông cho hay ông ít khi cho đăng những lời bình luận và những trang tin của ông hầu như cũng không tạo ra một loại tin đặc biệt nào, thế nhưng ông đã bắt đầu gặp khó khăn với chính quyền từ tháng 6 năm ngoái.

Theo ông Leech, văn phòng của ông thường bị cảnh sát lục soát và nhiều lần chẳng hiểu vì lý do gì ông đã không sử dụng được những dịch vụ của công ty cung cấp dịch vụ internet của Hoa Kỳ, nơi ông đặt trang tin của ông. Ông đã rời khỏi Việt Nam từ đó.

Đa số blogger Việt Nam sử dụng trang blog của hai công ty Yahoo và Google và dường như chính phủ đang yêu cầu hai công ty này giúp kiểm soát các hoạt động trên internet. Một đạo luật thông qua năm ngoái đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp thông tin về những người sử dụng vi phạm những điều cấm do Bộ Thông Tin đề ra.

Theo Yahoo, cho tới giờ này chưa có ai tiếp xúc với công ty về việc kiểm soát các hoạt động trên internet.

Vietnam moves to rein in surge in blogging
By Tim Johnston in Bangkok
Published: January 29 2009 17:52 Last updated: January 29 2009 17:52
http://www.ft.com/cms/s/0/49d32df8-ee2b-11dd-b791-0000779fd2ac.html?nclick_check=1

Vietnam’s limited political space is getting smaller. The government has cracked down on the country’s vibrant cyber community, closing websites and imprisoning those who use the internet to challenge the Communist party.

For years, the internet has been relatively free of the government control pervasive elsewhere in Vietnam. But several recent decrees have curtailed free speech by the country’s fast-growing number of bloggers.

According to the gazette published by the ministry of information and communications, prohibited online acts include “opposing the state of the Socialist Republic of Vietnam, undermining national security and social order and safety, destroying the all-people great unity bloc, spreading propaganda on wars of aggression  . . . obscenity and debauchery, crime, social evils, superstition and destroying national fine customs and traditions”.

It is not clear whether Vietnam will be able to rein in freedom of expression on the internet in the way the Chinese Communist party has, even though it has access to similar technology to its northern neighbour.

Vietnam was a latecomer to the online age, but the extraordinary economic growth of the past few years has triggered an explosive growth in internet use. Best estimates say some 24m of the country’s 88m people regularly use the web.

“We are seeing the maturing of a generation that see [the internet] as part of their life,” says Kim Ninh, head of the Asia Foundation’s office in Hanoi. “People are looking to blogs for news they can’t get in the mainstream media.”

They are also discussing politics, testing the bounds of the one-party state, pushing for more electoral involvement and posing difficult questions about how governments achieve legitimacy. All this bypasses the carefully controlled dialogue in the state media.

By contrast, many internet users in China lack the awareness of what they are missing, says Rebecca MacKinnon of the University of Hong Kong’s journalism and media studies centre. “What is most powerful on the internet is when it goes viral, but the way the censorship has been set up in China, it has been successful in preventing political momentum forming.”

That is not the case in Vietnam, where users have had relatively unfettered internet access.

But recent developments give cause for concern. Peter Leech, an Australian who set up a news aggregation site called intellasia.com which operated from Ho Chi Minh City, says he published little commentary and generated almost no content, but began having problems with the authorities last June.
His offices were frequently raided by police, he says, and there were unexplained denials of service on the US-based server that hosted the site. He has since left the country.

The vast majority of Vietnamese bloggers use platforms created by Yahoo and Google, and the government seems keen to enlist the help of these large US internet companies in policing the internet.

A law passed last year requires all service providers established under Vietnamese law to provide information on users who violate the prohibitions set out by the information ministry.

Yahoo says it has not been approached over controls.

Copyright The Financial Times Limited 2009



No comments: