LẠI THÊM 1 NGƯỜI NHÌN THẤY “THIÊN ĐƯỜNG”
Công Lý và Sự Thật's Blog
Thursday January 8, 2009 - 11:54pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1&p=11013
Mùa Đông năm nay, thủ đô Hà Nội đã xảy ra tình trạng nông dân lê tấm thân ra thành thị kiếm miếng ăn và chết đói, chết rét vạ vật trước hiên nhà người khác giống như thời “nô lệ” trước tháng 8 năm 1945.
Mới ngày 21/11/2008 vừa rồi, người dân Hà Nội đã phải chứng kiến cảnh một thanh niên quê Phú Thọ mới 34 tuổi, làm nghề đánh giày, đã chết rét ở hiên nhà khu tập thể Thành Công.
Ngày 05/1/2009, lại thêm 1 người đàn ông trẻ khoảng 35-40 tuổi chết ở vĩa hè phố chùa Bộc. “Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, người đàn ông kể trên đã chết vì lạnh cóng”.
Người chết không phải là những con nghiện hay thành phần lang thang ngoài phố chờ cơ hội trộm cắp, cướp giật; cũng không già tuổi đến mức độ sức khỏe giảm sút; cũng không bị bệnh tật từ trước hay bị thương tích dẫn đến suy kiệt cơ thể; họ có sức khỏe và chăm chỉ làm lụng kiếm đồng tiền chân chính để sống; cay nghiệt thay, vậy mà họ vẫn phải chết. Hai cái chết thương tâm của 2 người trẻ vì đói rét, tha phương cầu thực, không nơi cư trú. Tôi chợt nhớ đến hình ảnh “no cơm ấm cật, rậm rật ăn chơi” của đám quý tử con quan đầy dẫy trên mạng, đình đám nhất là cậu quý tử Vũ Hoàng Việt (tự xưng là “Chấu chí Đại công tử”, tuyên bố chỉ thích “web, chát, nhạc và …Girl”) của ông Thượng tá Công an Vũ Hoàng Kiên mà không khỏi xót xa cho thân phận dân nghèo.
Cho đến ngày 4/1/2009, riêng tại Sài Gòn đã có hơn 35.000 lao động bị mất việc làm. Dự báo, năm 2009, năm 2009, khoảng 150.000 lao động thất nghiệp, cộng thêm với 30.000 người mất việc năm cũ là 180.000 người.
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Ngày xưa, cũng vì đói, vì nghèo mà người dân ùn ùn đi làm cách mạng, những ước mơ “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, mọi người được học hành”. Mơ ước đơn giản ấy sau mấy mươi năm vẫn xa vời làm sao.
Trong khi người dân chỉ cần cơm no, áo ấm thôi nhưng vẫn không đủ, đến nỗi phải chết rét ngoài đường; tôi không hiểu hàng hàng cậu ấm, cô chiêu kiểu “Chấu chí Đại công tử” giỏi chơi mà không biết làm, đêm đêm say lắc ở các vũ trường thì lấy đâu ra lắm tiền để lắc, để chơi như thế???
Tạ Phong Tần
Xem thêm:
Đời sống nông dân miền Nam trong mắt nhà báo Võ Đắc Danh
Đất nước và nhân dân trong mắt nhà văn Đào Hiếu
No comments:
Post a Comment