Đầy tớ làm gì cho chủ?
Bảo Trung
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
03 Tháng 11 2008 - Cập nhật 13h23 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/11/081103_hanoi_flood_opinion.shtml
Phát ngôn của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội đang được người dân thủ đô bàn tán trong những ngày họ tự học cách sống chung với lũ.
Theo báo điện tử VietnamNet, ông Phạm Quang Nghị tuyên bố sau chuyến thị sát khu vực ngoại thành: "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."
Đầy tớ của dân?
Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết ông Nghị cùng tất cả các quan chức đều là "đầy tớ của dân", như cách họ vẫn tự nhận từ xưa đến nay.
Cũng dĩ nhiên, một nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào, chính thể nào cũng để phục vụ người dân. Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế của nhân dân.
Vậy thì vì lẽ gì trong suốt 2 ngày 31.10 và 1.11 các "đầy tớ" này lại không có bất kỳ động thái nào để hỗ trợ cho người dân Hà Nội đang ngập ngụa với nước lụt? Trong khi truyền thông đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng.
Ông Nghị nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo.
Lụt "chỉ" làm người 17 người dân chết còn vấn đề tôn giáo lại ảnh hưởng đến chế độ, có lẽ vì vậy mà cuộc họp phải được tiến hành dù hàng triệu cư dân thủ đô đang lặn ngụp trong “biển” nước.
Ông Nghị nói rằng ông đi thị sát “bằng ô tô”, điều này khiến người ta nghi ngờ rằng ông đã không đến những điểm ngập sâu nhất, nơi dân chúng đang khổ sở nhất.
Não trạng lãnh đạo
Với những hình ảnh tràn ngập trên các tờ báo mô tả người dân chèo xuồng đi mua mì gói, di chuyển đồ đạt trong mực nước ngang thắt lưng, dùng bè chuối, xe ngựa để đưa người và tài sản đi di tản...thì không thể nói rằng họ đang "trông chờ, ỷ lại nhà nước" mà không tự thân vận động để tránh lũ.
Giữa lúc đồng bào của ông Bí thư đang lặn ngụp, thật vô cảm khi ông phát biểu như vậy.
Vả chăng, người dân vẫn có quyền "ỷ lại" nhà nước vì họ đã trả tiền (thuế) để được Nhà nước chăm sóc.
Và, Nhà nước nên tự hào nếu được dân ỷ lại, điều này thể hiện lòng tin của người dân đối với khả năng xử lý khủng hoảng của các cơ quan công quyền.
Thật thiếu sòng phẳng khi người dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".
Với lời phát biểu này đã thể hiện một não trạng của vài người cầm quyền tại Việt Nam, họ tự đặt mình đứng trên nhân dân, dù khi được hỏi đến, ngay lập tức, những người này sẽ khẳng định mình vẫn là "đầy tớ nhân dân".
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì xin chia sẻ với Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
Lãnh đạo làm gì để cứu nước lụt
04 Tháng 11 2008 - Cập nhật 14h05 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/11/081104_floods_crisis_leadership.shtml
Chính quyền Việt Nam đã ra các quyết định huy động nguồn lực để “khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ” nhưng động thái của các lãnh đạo cao nhất vẫn không đủ đáp ứng mong đợi.
Đặc biệt, các tin về nguy cơ vỡ đê được nêu ra nhưng chưa thấy chính quyền có một phương án cứu hộ đồng bộ, liên kết nhiều vùng dân cư trong trường hợp việc xấu xảy ra.
Đối phó thiếu kế hoạch
Bài học các nước cho thấy sự lãnh đạo kiên quyết, rõ rệt và thể hiện ý chí cá nhân của các chính khách là hết sức cần thiết.
Thủ tướng Trung Quốc ông Ôn Gia Bảo đã lên máy bay lập tức đến thăm nạn nhân động đất Tứ Xuyên khi vụ việc xảy ra.
Trong hình tình nghiêm trọng và lan rộng như trận lụt thế kỷ này, một chính quyền bình thường cần nhanh chóng cho tạm ngưng công việc ở các công sở, trường học và huy động gấp quân đội vào giải toả hậu quả thiên tai.
Nhưng có vẻ như chính quyền trung ương để cho Hà Nội tự xoay xở nhiều ngày với một vấn đề tưởng như chỉ mang tính địa phương.
Chỉ cho tới khi tình hình trở nên nghiêm trọng quá mức tưởng tượng, với số người thiệt mạng tăng cao thì trung ương mới có động tĩnh.
Tới 3/11, báo chí Việt Nam mới đưa tin cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện yêu cầu tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cùng ngày, có tin nói Bộ trưởng Cao Đức Phát nói “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân”, trái ngược với phát biểu của ông Phạm Quang Nghị rằng thành phố không “lúng túng, chậm chạp”.
Cho tới chiều 4/11, trên các báo mạng không thấy sự hiện diện của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay các phát biểu dứt khoát của họ trước tình trạng khẩn cấp.
Dư luận quốc tế nếu đọc trang tiếng Anh điện tử của báo Đảng, tờ Nhân Dân, sẽ chỉ thấy bài cao nhất hôm 4/11 đưa tin TBT Nông Đức Mạnh ca ngợi Công đoàn Việt Nam nhân Đại hội 10 của tổ chức này.
Bài về số 64 nạn nhân lụt chỉ đứng thứ ba trên tờ báo này.
Trong khi đó, các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các công ty du lịch đều phải trả lời câu hỏi của công dân nước họ về khả năng có đến Hà Nội theo nghị trình nữa hay không vì tình trạng úng lụt và nguy cơ mắc bệnh dịch.
Trách nhiệm của Hà Nội
Nếu trung ương là như thế, chính quyền Hà Nội cũng bị động trước thiên tai vì để tâm vào chuyện chính trị nội bộ như tôn giáo.
Dư âm của vụ Thái Hà và việc xây gấp gáp hai công viên trong tranh chấp với giáo dân vẫn còn đó.
Ngày 1/11 chính quyền Hà Nội, theo lời Bí thư Phạm Quang Nghị còn bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”.
Trả lời VNN ông nói chỉ đến chiều hôm đó ông mới “đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành” và đến hôm sau mới “đi ra ngoại thành”.
Hoạt động mang tính đối phó này đặt ra câu hỏi về tầm nhìn của các lãnh đạo thủ đô.
Cũng chỉ sức ép dư luận và yêu cầu của chính quyền trung ương mới khiến Hà Nội bố trí xe cộ chở người qua các điểm ngập lụt ở lối vào thành phố sau khi giá chuyên chở chợ đen đã lên tới mức không chịu nổi.
Cũng có tin một số nơi xảy ra tình trạng hôi của, cướp giật.
Tất cả cho thấy cả thành phố, và cao hơn là trung ương không có một phương án tổng thể để phục hồi sinh hoạt cho dân chúng hoặc đề phòng tình hình diễn biến tệ hơn.
Nếu những ngày tới có thêm mưa lớn khiến vỡ đê thì hậu quả ngập lụt Hà Nội, Hà Đông và mưa lũ các tỉnh phía Bắc dễ biến thành cuộc khủng hoảng lớn cho Việt Nam.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
Bốn ngày ngập Hà Nội
03 Tháng 11, 2008 Diễn đàn
Niềm tin rút theo nước lũ
03 Tháng 11, 2008 Diễn đàn
Em ơi, Hà Nội lũ
03 Tháng 11, 2008 Diễn đàn
Cảnh ngập lụt ở Hà Nội
01 Tháng 11, 2008 Trang Ảnh
Khi nào Hà Nội mới hết ngập lụt?
03 Tháng 11, 2008 Việt Nam
Ít nhất 31 người thiệt mạng vì mưa, lũ
01 Tháng 11, 2008 Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội:
"Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai"
20:39' 03/11/2008 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811682/
Nhận định mang tính tổng kết này được Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đưa ra tại cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lụt chiều 3/11...
>> Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ"
Thực tế lụt nảy sinh... "tiêu chuẩn mới" ngành xây dựng!
Đánh giá về hậu quả trận mưa lụt, Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định: "Tính chất thiên tai lần này cần thấy là lớn chưa từng có tại Hà Nội". Chính vì vậy, vị lãnh đạo của Hà Nội cho rằng "thiệt hại có cái tính được, song có cái chưa thể tính hết được; có cái trực tiếp, cái gián tiếp; cái xảy ra ngay trước mắt, cái để lại hậu quả lâu dài... và nói chung vô cùng nghiêm trọng".
Cũng vì tính chất bất chợt và nghiêm trọng của đợt mưa lụt, sự đối phó trong thời gian vừa qua của các cấp, ngành Hà Nội và sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương được Bí thư khẳng định trong mấy từ: "tích cực, chủ động, cố gắng cao độ". Do đó, theo Bí thư "đã giảm đến mức tối đa các thiệt hại".
Ông Phạm Quang Nghị nói: "Đương nhiên, xã hội luôn mong muốn hạn chế thiệt hại nhiều hơn nữa mà chưa thể đạt ngay được: ngập lụt, tắc đường, hướng dẫn giao thông, bơm tưới tiêu sao cho tốc độ thoát nhanh hơn nữa... song tôi nhắc lại, những gì đã làm tới giờ phút này đã là cố gắng tối đa".
Lúc này, vấn đề chủ yếu - theo Bí thư là: không để cho dân đói, rét, dịch bệnh; kịp thời phục hồi giao thông, điện nước, hoa màu, vật nuôi... sau mưa lụt.
Cũng theo ông Nghị, những cái khó ngày hôm nay chính là cuộc "tổng diễn tập" lớn cho những cái lâu dài trong tương lai. Ví dụ, nhờ trận lụt này mà rút ra bài học cho ngành xây dựng, thấy thực sự cần thiết phải có tiêu chuẩn mới về xây dựng, kiến trúc... sao cho hầm để xe của các chung cư mới tương lai sẽ không còn là "bể nước ngầm" đựng ôtô, xe máy như hiện nay nữa!
"Tương lai, chúng ta còn xây dựng metro. Nếu tình hình cứ ngập lụt thế này thì toàn bộ hệ thống sẽ ra sao - đó là điều phải tính" - ông Nghị nhấn mạnh.
Đồng thời với Yên Sở, huy động thêm trạm bơm Đông Mỹ
Tại cuộc họp chiều 3/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết vừa thống nhất triển khai phương án bổ sung nhằm tiêu úng cho nội thành. Cụ thể, đồng thời với trạm bơm Yên Sở, huy động tối đa trạm bơm Đông Mỹ mặc dù trạm bơm này chỉ đảm bảo khu vực Thanh Trì.
Ngay khi nước tại sông Nhuệ đạt đến mức độ an toàn, cho phép một số bơm cục bộ thuộc phía nội thành bơm lên sông Nhuệ. Hiện, 4 trạm bơm cục bộ này đã, đang đạt 1/3 công suất của Yên Sở. "Có như thế, nước nội thành mới rút nhanh như vậy! Còn nếu chỉ trông chờ vào Yên Sở thì phải ít nhất 4 ngày nữa nước mới rút hoàn toàn (trong điều kiện không mưa bổ sung)" - ông Thảo nói.
Ngoài ra, cũng theo ông Thảo, một số hồ của Hà Nội hiện nay đang được sử dụng làm hồ chứa nước; một số trạm bơm cục bộ được phát huy tại nhiều "điểm huyệt" rải rác, nhằm tiêu thoát nhanh nhất...
Dù lúc này mưa đã có dấu hiệu ngớt, ngừng - Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định trọng tâm vẫn là: ngăn chặn nước; chống úng; tiêu thoát nước cả nội lẫn ngoại thành; không để vỡ đê.
Về vấn đề cứu hộ, Chủ tịch cho biết, thành phố tính đến nay đã chuyển tổng cộng 8 tỉ đồng, 25 tấn mì tôm, 100 tấn gạo về các địa phương, khu vực cần khẩn cứu. Tiếp tục trong những ngày tới, nước sạch, lương thực vẫn sẽ được chuyển tới hoàn toàn miễn phí cho bà con.
Sáng 4/11, ông Nguyễn Thế Thảo sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các quận, huyện, trực tiếp giao, nhận nhiệm vụ tiếp theo...
Tin từ Sở GTVT Hà Nội:
Tính đến 14h chiều 3/11/2008, nước tại đường vòng Cầu Đuống (Đông Anh) đã giảm xuống còn 0,4m (lúc 6h sáng là 0,8m); khu vực viện 103, số 2 Phùng Hưng (Hà Đông) đã giảm xuống còn 0,4 - 0,5m; khu vực Láng Hạ, Tây Sơn, Tôn Thất Tùng đo được 0,4m...
Điểm ngập nặng nhất vào chiều tối 3/11 là đập Phùng (1m), hiện đang cấm phương tiện qua lại. Quận, huyện đã thoát ngập hoàn toàn: Tây Hồ, Sóc Sơn.
Tràng An Nguyễn
Giữa lúc lũ lụt làm thiệt mạng hàng chục người dân thì Nông Đức Mạnh đọc bài diễn văn được báo điện tử của Đảng CSVN cho là “quan trọng” này:
Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (*)
Ngày 3/11/2008. Cập nhật lúc 14h 15'
http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tieudiem/details.asp?topic=84&subtopic=190&ID=BT2110847586
(ĐCSVN)- Sáng ngày 3-11 tại Hà Nội, khai mạc Đại hội X Công đoàn Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo điện tử Đảng CSVN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lão thành Cách mạng,
Thưa các vị khách quý và toàn thể đại biểu Đại hội
Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ X, một sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam, đồng thời là nguồn động viên, cổ vũ đối với nhân dân cả nước. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu, đại diện tiêu biểu của giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức công đoàn các cấp về dự Đại hội. Qua các đồng chí, tôi gửi tới toàn thể anh chị em công nhân, viên chức, lao động cả nước lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Tôi nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý của Đại hội; nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu đại diện cho Liên hiệp Công đoàn thế giới, Công đoàn khu vực, Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế và các đoàn ngoại giao đã đến dự Đại hội. Sự hiện diện của các quý vị đã mang đến cho giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn và nhân dân Việt Nam tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế quý báu.
Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,
Năm năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc đến nước ta, tạo ra cả cơ hội thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định, văn hoá xã hội có nhiều mặt tiến bộ; quốc phòng an ninh được tăng cường; vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng cao. Thành tựu to lớn đó có sự đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; giác ngộ chính trị, trình độ học vấn chuyên môn, nghề nghiệp được nâng lên. Công nhân, viên chức, lao động nước ta đã năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến, hiện đại, từng bước đảm đương và làm chủ những công việc có trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bước đầu hình thành ngày càng đông đội ngũ công nhân trí thức, đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.
Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của công nhân, viên chức lao động đã liên tục phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân, viên chức, lao động đi tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều phong trào thi đua do Công đoàn phát động, tổ chức đạt hiệu quả thiết thực, tiêu biểu như: “Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phong trào sáng kiến, tiết kiệm”, “Thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”. Đặc biệt là Công đoàn đã triển khai tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thu hút, cổ vũ, động viên đông đảo công nhân, viên chức, lao động cả nước tham gia, mang lại hiệu quả bước đầu thiết thực.
Các cấp Công đoàn đã tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên do Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam đề ra, nhất là ở khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của Công đoàn đã hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, phong phú nhằm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động công nhân, viên chức, lao động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, các vi phạm pháp luật lao động; cùng cố gắng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức quốc tế, công đoàn các nước trong khu vực và thế giới được tăng cường, mở rộng, trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích chung. Vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích, tiến bộ của phong trào công nhân, viên chức lao động và hoạt động công đoàn cả nước trong nhiệm kỳ qua.
Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,
Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Việt Nam khoá IX đã đánh giá đúng mức, toàn diện phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của Công đoàn nhiệm kỳ 2003 – 2008. Cùng với việc khẳng định rõ thành tích, ưu điểm, các đồng chí đã thẳng thắn, nghiêm túc chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế, nhất là những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục và đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi đã nhận rõ hạn chế, khuyết điểm, tôi tin là các đồng chí sẽ phấn đấu khắc phục tốt trong thời gian tới.
Về phương hướng, nhiệm vụ của Công đoàn nhiệm kỳ 2008 – 2013, tôi biểu thị sự nhất trí cao với các nội dung cơ bản đã nêu trong bản báo cáo chính trị trình Đại hội nhằm đạt tới mục tiêu “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”. Mục tiêu đó đòi hỏi Công đoàn phải phát huy vai trò tích cực của mình trong xây dựng giai cấp công nhân, một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn dân ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh toàn diện, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học- công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và làm nòng cốt vững chắc trong khối liên minh công-nông-trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định trách nhiệm cao trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn lớn mạnh, tạo điều kiện để mọi công nhân, viên chức, lao động phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.
Công đoàn Việt Nam có vai trò quan trọng trực tiếp chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Mọi hoạt động của Công đoàn phải thực sự hướng về cơ sở, giải đáp trúng những vấn đề thực tiễn sản xuất và đời sống đặt ra, gắn với phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và phát huy tối đa các nguồn lực trong công nhân, viên chức, lao động, nhạy bén phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để nhân rộng thành phong trào chung.
Công đoàn phải chủ động đi sâu nghiên cứu nắm bắt kịp thời, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và những đòi hỏi bức xúc của cơ sở, tập hợp trí tuệ của công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật; tổ chức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và các chế độ, chính sách, thực sự chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, đồng thời chú trọng tạo điều kiện và tổ chức cho họ phát huy tốt nhất quyền làm chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh. Vận động, tập hợp, tổ chức để công nhân, viên chức, lao động phát huy bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân, của dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ra sức khắc phục khó khăn, nỗ lực lao động, cống hiến, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển bền vững.
Các cấp Công đoàn phải quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm, tư tưởng Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tổ chức hoạt động nhằm thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo CNVC-LĐ tự giác gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho CNVC-LĐ. Cần đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ trở thành bộ phận nòng cốt, có học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, quyết tâm làm giàu, chính đáng cho bản thân, cho gia đình, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng để phát triển Đảng trong CNLĐ. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan nghiên cứu của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà khoa học để đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động Công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; từng bước phát triển kinh tế trí thức; góp phần hoàn thiện lý luận về giai cấp công nhân và tổ chức, hoạt động Công đoàn, giúp cho Đảng, Nhà nước có đầy đủ luận cứ khoa học đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, phù hợp.
Tăng cường tình đoàn kết quốc tế giữa giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam với phong trào công nhân và Công đoàn thế giới, khu vực; tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác và hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế, Công đoàn các nước trên thế giới trong việc nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức và cán bộ Công đoàn, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viê
Công đoàn và người lao động.
Kính thưa các đại biểu đại hội,
Đại hội lần X Công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ quan trọng là phải bầu được BCH Công đoàn nhiệm kỳ mới gồm những đồng chí tiêu biểu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực đủ sức thực thi những nhiệm vụ to lớn mà đại hội để ra cho nhiệm kỳ tới. Các đại biểu đại hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận dân chủ và sáng suốt lựa chọn những đồng chí xứng đáng để bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2008-2013.
Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,
Với bản chất, truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, với khí thế của Đại hội Công đoàn lần thứ X, tôi tin tưởng rằng nhiệm kỳ 2008-2013 Công đoàn Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, phong trào công nhân và tổ chức hoạt động của Công đoàn, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chúc các vị khách quý và toàn thể các đồng chí đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Chúc Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ X thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,
Nhân dịp này, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi xin trao tặng Công đoàn Việt Nam bức trướng mang dòng chữ “Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”.
No comments:
Post a Comment