Friday, November 21, 2008

PHÁ SẢN và TÀN LỤI


THE NEW REPUBLIC
Phá sản và Tàn lụi
Crash and Burn

by Joshua Kurlantzick
How the global economic crisis could bring down the Chinese government
Bằng cách nào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể hạ bệ chính quyền Trung Quốc
Post Date Tuesday, November 18, 2008
http://www.tnr.com/politics/story.html?id=8beb6bb5-123c-4d73-9a49-2aa1e82922a8

Thông thường, vùng Châu thổ sông Châu Giang, một trung tâm sản xuất công nghiệp của miền nam Trung Quốc, vẫn rền vang âm thanh của những giao dịch thương mại. Dọc theo những quốc lộ mới mở rộng lớn, từng đám các nhà máy sản xuất ra ào ạt mà không coi trọng chất lượng những đồ chơi trẻ em, hàng điện tử gia dụng, và các sản phẩm tiêu dùng khác cho thế giới; tại các thành phố ven sông Châu Giang như Quảng Châu, dân nhà giàu mới nổi đánh bạc trong những khách sạn đầy vẻ phô trương.
Thế nhưng trong những tháng gần đây, vùng Châu thổ này đã bắt đầu có vẻ tương tự như ở Allentown * khoảng những năm 1980. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu quất vào những chiếc hầu bao của người tiêu dùng Âu châu, các đơn đặt hàng cho sản phẩm của vùng Châu thổ đã teo lại. Và những công nhân nhà máy giận dữ, nhiều người chưa được trả lương, đã xuống đường tranh đấu. Trong một vụ việc gần đây, khoảng 300 nhà cung cấp và chủ nợ "của tổ hợp River Dragon [một nhà máy mà các chủ sở hữu không còn ở đó nữa] đã cướp phá các kho tàng trong những mối hy vọng vớt vát được chút gì đó," theo tờ
USA Today cho biết.

Loại náo loạn này có khả năng sẽ gia tăng liên tục. Khi nền kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên trở nên tồi tệ trong nhiều năm qua, chính phủ trong tuần này đã loan báo một
khoản kích thích cả gói là 586 tỉ đô la. Thế nhưng trong một số trường hợp, có được nhiều thêm lại thành ra như trò cá cược: vào lúc, tại Hoa Kỳ, một thất bại về tài chính sẽ đơn giản có nghĩa là làm sứt mẻ uy tín của Tổng thống George W. Bush, còn tại Trung Quốc thì nó có thể mang ý nghĩa là sự sụp đổ của toàn bộ trật tự chính trị.

Trong nhiều năm, chế độ cai trị ở Bắc Kinh đã chống đỡ cho quyền lực của họ bằng cách sử dụng một giao kèo căn bản với các công dân nước mình, đó là: hãy cam chịu nguyên tắc độc đoán của chúng tôi và chúng tôi sẽ làm cho các người giàu lên. Và trong nhiều năm, điều này có vẻ như có hiệu lực, làm cho nhiều nhà quan sát tình hình Trung Quốc (trong đó có bản thân tôi) kết luận rằng Bắc Kinh đang vươn lên để trở thành một cường quốc. Song thực tế là cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy, món giao kèo đó lại dựa vào những nền tảng kém vững chắc. Và nếu như Bắc Kinh vi phạm thứ thoả thuận theo kiểu cùng đường này của họ, thì dân chúng, đã tiến hành nhiều cuộc phản kháng, có thể cũng sẽ phá vỡ thỏa thuận của mình một cách chính đáng.

Bất chấp danh tiếng của mình, chế độ chuyên quyền ở Bắc Kinh đã thực hiện bất cứ việc gì nhưng vẫn tỏ ra là chế độ độc đoán. Từ lâu chính quyền nước này đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản chân chính, và nhà lãnh đạo gần đây của nó, ông Hồ Cẩm Đào, một nhân vật tầm thường với lai lịch như là một quan chức nơi thôn quê, có đủ mọi uy tín chính trị cách mạng như Bob Dole **. Và vào lúc mà bộ máy an ninh của Trung Quốc tỏ ra tinh vi điêu luyện, thì quốc gia này lại quá rộng lớn, với quá nhiều người dân được rèn kỹ năng và hiểu biết về Internet, mặc dù Bắc Kinh tẩy não các công dân của mình theo cách mà ông Kim Chính Nhật chủ trương ở Bắc Triều Tiên. Hầu hết người Trung Quốc ở thành phố mà tôi đã gặp đều am hiểu về những mặt mạnh và những sai lầm của các nhà lãnh đạo nước họ, và dĩ nhiên là người ta không coi họ có chút nào như là những chúa trời, theo kiểu mà ông Mao đã từng được tôn sùng trong những năm 1950 và 1960.

Cho nên, kể từ những năm cuối 1970, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế, họ đã đặt cược khả năng của mình vào việc thực hiện tăng trưởng kinh tế tiếp tục. "Vào thời điểm xảy ra các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn năm 1989 - thời điểm xảy ra suy thoái kinh tế - "Quần chúng có hiểu biết tại thành thị của Trung Quốc đã có lý do để nổi giận," theo như những đánh giá của chuyên gia về Trung Quốc Jonathan Unger, trong một nghiên cứu về tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. "Lương bổng của họ thấp, và những lời giễu cợt chua cay đã được lưu hành về những người thợ cắt tóc tư nhân với chiếc dao cạo của mình kiếm được nhiều tiền hơn là các nhà phẫu thuật trong bệnh viện với con dao mổ."


Thế nhưng trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với những nhịp độ bùng nổ trong những năm gần đây, ông viết, "đã có một chính sách có tính toán của chính phủ thiên vị [những cư dân thành thị này] thông qua lương bổng và những đặc lợi." Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đầu tư nước ngoài tới các vùng thành thị ven biển miền đông, tạo ra những chính sách phúc lợi xã hội manh tính thiên vị cho các thành phố, và, trong nhiều năm, đã ngăn chặn những người dân nông thôn di cư lên thành thị, theo đó sẽ giữ cho thị trường lao động mở cho các cư dân trẻ ở đây. Bản thân ông Đặng Tiểu Bình, tác giả của những cải cách kinh tế ở Trung Quốc, đã nói rõ chiến lược thiên vị cho tầng lớp trung lưu và làm cho tăng trưởng cân bằng với ổn định chính trị. "Trước hết phải làm cho một số người giàu lên đã," ông Đặng đã tuyên bố một câu nổi tiếng.

Phần lớn canh bạc của họ đã thành công. Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã công bố mức tăng trưởng hàng năm trên 10%, và giờ đây quốc gia cộng sản trên danh nghĩa này có vẻ nhiều nhà tư bản hơn cả Phố Wall. Thậm chí trong những thành phố ở các tỉnh lẻ như Lanzhou, nơi tôi tới thăm năm ngoái, những khu phố buôn bán lớn, các chợ trời, và những tòa nhà chọc trời mới mọc lên lốm đốm khắp khu buôn bán kinh doanh.

Kể từ cuộc đàn áp khốc liệt ở Thiên An Môn năm 1989, tầng lớp trung lưu thành thị Trung Quốc đã đóng góp vào sự tăng trưởng này - và vào chế độ cai trị này. Trong một cuộc thăm dò dư luận của Pew, hơn 80% người Trung Quốc nói rằng họ cảm thấy hài lòng với những điều hiện trong đất nước của mình, nhiều khoảng gấp ba lần tỉ lệ người Mỹ thấy hài lòng về điều kiện sống ở Hoa Kỳ (để chắc chắn, số liệu này dựa chủ yếu vào các khảo sát đến từ vùng thành thị phía đông Trung Quốc, nơi mà sự hài lòng cao hơn những vùng thôn quê nghèo khó hơn.) Quả thực, khi tôi phỏng vấn những dân nhà nghề Trung Quốc trẻ tuổi trong các thành phố như là Thượng Hải, tôi đã nhận thấy họ ít quan tâm tới sự thay đổi chính trị. "Chẳng có gì quan trọng để nói [về chính trị] hay để tâm vào làm gì," một chàng trai trẻ Trung Quốc với nhiều hoài bão đã nói với tạp chí Time cho một bài báo năm ngoái có tựa đề "
China's Me Generation".

Giờ đây, cái giao kèo kia đang sụp đổ. Xuất khẩu cấu thành gần 40% GDP của Trung Quốc - một tỉ lệ quá cao. (Để so sánh, tại Hoa Kỳ, xuất khẩu chiếm khoảng 10% GDP hầu như trong các năm.) Và sự phát triển chậm lại của tình hình tài chính toàn cầu đã gây nên một thiệt hại khủng khiếp. Khoảng 10.000 nhà máy ở phía nam vùng Châu thổ sông Châu Giang Trung Quốc đã phải đóng cửa vào mùa hè năm 2008. Gordon Chang, một nhà phân tích hàng đầu của Trung Quốc, đã
ước đoán rằng sẽ có thêm 20.000 nhà máy phải đóng cửa vào cuối năm nay. Vào quý ba năm 2008, Bắc Kinh cũng đã thông báo mức tăng trưởng sút giảm trong năm quý liên tiếp,và một số hãng nghiên cứu tư nhân cho rằng sẽ có một đợt sút giảm sản xuất mạnh mẽ hơn vào năm sau. Thêm vào đó, chỉ số về người thất nghiệp đang tăng vọt như tên bắn; tại Wenzhou, một trong những thành phố xuất khẩu chính, khoảng 20% công nhân đã mất việc làm, theo như tin tức mới đây từ hãng tin Reuters.

Khi mức tăng trưởng chậm lại, khu vực ngân hàng có thể bị tác động, và các thị trường chứng khoán, được lôi cuốn bởi các nhà đầu tư hiểu biết ít ỏi về thị trường, có thể tuột dốc thậm chí mạnh hơn nữa; các thị trường chứng khoán Thượng Hải đã rớt từ mức 6.000 điểm xuống
chỉ còn hơn 1.800 trong năm ngoái. (Một mức rơi với quy mô mà nếu trên thị trường chứng khoán Phố Wall thì có thể đưa Hoa Kỳ vào một cuộc Đại Suy Thoái *** lần thứ hai.) Thêm nữa, với việc nhà nước vẫn đang nắm giữ những khoản vốn lớn trong các định chế tài chính, không ai có ý nghĩ thực sự về cơ hội có được những khoản vay mà không phát sinh bất kỳ chi phí nào từ ngân hàng của Trung Quốc, dẫu cho hầu hết ước đoán tin là quốc gia này có khoảng 1 ngàn tỉ đô la những khoản nợ xấu.

Khi nền kinh tế chuyển hướng xấu đi, phản kháng đang tăng lên. Nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi thậm chí chưa bao giờ phải sống qua một cơn suy thoái kinh tế. Tại vùng Châu thổ sông Châu Giang, nhiều tháng ngừng trệ sản xuất đang làm phát sinh các cuộc biểu tình trên đường phố bởi các công nhân cổ xanh lo ngại sẽ không bao giờ nhận được những đồng lương bị giới chủ nợ nữa và những chủ nợ này đã nổi giận với các chủ nhà máy đã đóng cửa rồi trốn biệt. Các cuộc biểu tình này đang chuyển sang bạo lực, và rốt cục có thể chọc tức thành một hành động đáp trả hung tợn, kể từ khi giới chủ nhà máy Trung Quốc ngày càng hay thuê những kẻ sát nhân đánh lại những người biểu tình. Nhìn chung, các cuộc biểu tình đang lan rộng, theo
Đài Á châu Tự do cho biết, đi liền sau các cuộc biểu tình tại Châu thổ sông Châu Giang. Mặc dù Trung Quốc trong những năm gần đây đã thoát được qua hàng ngàn cuộc phản kháng, song những người công nhân đã phải quay về túm tụm tại những vùng nông thôn nghèo khổ, chứ không phải tại vùng Châu thổ thịnh vượng hay những khu vực của dân trung lưu khác.

Thậm chí nguy kịch thêm cho chế độ, khi sự suy sụp kinh tế đang đánh vào giá cả nhà đất và công ăn việc làm nơi thị thành nữa. Giới trung lưu thành thị này, nền tảng chính cho sự ủng hộ đối với Bắc Kinh, giờ đây nhận ra thứ tài sản duy nhất, căn nhà đầu tiên của họ, đang mất giá nhanh chóng, trong khi những đứa con họ không thể kiếm được ngay việc làm sau khi ra khỏi trường đại học. Trong một số thành phố lớn, giá nhà đã rớt xuống hơn 50% chỉ trong năm qua. Có lẽ không ngạc nhiên gì, khi các cuộc phản kháng của tầng lớp trung lưu thành thị quanh giá cả đất đai và những vụ thu hồi đất cũng đang tăng lên tại các thành phố như Thượng Hải. "Những phản kháng thuộc loại này, với những người dân thành thị, là những gì mà chính quyền thực sự lo sợ," một chuyên gia bất động sản lâu năm đã nói với tôi như vậy khi ở Thượng Hải. "Đó là các chủ ngân hàng, các bác sĩ, giáo sư, những con người với ảnh hưởng thực sự."
Lần đầu tiên kể từ năm 1989, Bắc Kinh có vẻ hoảng sợ. Gói kích thích to lớn, một động thái táo bạo bởi một chính phủ được biết đến là đang đưa ra những hành động hết sức thận trọng, là một dấu hiệu cơ bản của nỗi lo lắng. (
Theo tờ Economisst, chính phủ đã vội vã chủ quan với cú ứng cứu này khi phải đối mặt với một nền kinh tế đang sa sút, thậm chí trước khi họ có được một kế hoạch rõ ràng để tính làm sao cho số tiền bỏ ra có thể tiêu thụ được.) Để chặn trước các hành động phản kháng -- chỉ trong tháng trước đã có hàng tá các cuộc biểu tình của giới lao động, theo tờ Wasington Post -- các chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc cũng đang bắt đầu đưa ra những khoản bồi thường khẩn cấp cho vùng Châu thổ sông Châu Giang và những khu vực có tình trạng náo loạn, nơi mà các chủ nhà máy đang đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình mà không chi trả lương nợ công nhân.

Bắc Kinh có thể có đủ khả năng chi một khoản cả gói kích thích kinh tế 580 triệu đô la do họ có gần 2 ngàn tỉ đô la dự trữ ngoại hối. Thế nhưng với tất cả khoản tiền mặt dự trữ của họ, những hành động này của Trung Quốc có thể là không đủ. Một cú hồi sinh cho cuộc đàn áp khốc liệt ở Thiên An Môn năm 1989 của Bắc Kinh không phải là một chọn lựa tốt: hai thập kỷ trước, số lượng những người phản kháng có học là nhỏ hơn nhiều, và Trung Quốc lúc đó có ít lợi ích trong việc giữ gìn danh tiếng toàn cầu của mình. Đồng thời, Trung Quốc đã chấp nhận có những quyền tự do đầy đủ mà những người Trung Quốc bình thường giờ đây đòi hỏi như về lương bổng, nhà cửa công bằng, và những quyền lợi khác. Cho nên, nếu như Bắc Kinh không thể có được nền kinh tế phát triển trở lại, thì có khả năng họ phải đối mặt với làn sóng phản kháng liên tục trong nhiều thập kỷ. Đến lúc này, Trung Quốc đã phải giữ cho các cuộc phản kháng của giới lao động tách biệt không liên hệ được với nhau, để tránh cho chúng không phát triển thành một chủ đề phổ biến hoặc có được một nhà lãnh đạo chung. Thế nhưng nếu như tình trạng suy sụp của Trung Quốc chuyển thành một cơn suy thoái hoàn toàn, thì đất nước này có thể phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng đầu tiên cho hệ thống cai trị.

Joshua Kurlantzick là một thông tín viên đặc biệt của tời The New Republic.

Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Friday November 21, 2008 - 02:42pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2569

Ba Sàm chú thích:
* Allentown: Thành phố ở trung tâm phía đông bang Pennsylvania.
** Robert Josheph "Bob" Dole (sinh 22-7-1023)... (
wikipedia).
*** Đại Duy Thoái: tình trạng suy sụp kinh tế toàn cầu bắt đầu trên hầu khắp các nước vào năm 1929, chấm dứt vào những thời điểm khác nhau, từ những năm 1930 cho tới đầu 1940 tại các nước khác nhau (
wikipedia).

No comments: