Tuesday, November 11, 2008

MỘT DÂN BIỂU MỸ CHỐNG LẠI VIỆC MỞ LÃNH SỰ QUÁN CSVN TẠI HOUSTON

Dân biểu Mỹ lên tiếng chống thành lập tòa lãnh sự CSVN tại Houston
Monday, November 10, 2008
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=86674&z=157
WASHINGTON - Dân Biểu Al Green muốn chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn kế hoạch thành lập tòa lãnh sự của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại thành phố Houston, Texas. Trong một lá thư gởi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày Thứ Hai vừa qua, ông Al Green viện lý do CSVN vẫn vi phạm nhân quyền nên Hoa Kỳ không thể cho phép lập tòa lãnh sự ở một nơi có đông người Việt tị nạn cộng sản.

Dân Biểu Liên Bang Al Green. (Hình lấy từ trang mạng của Dân Biểu Al Green)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/86674-medium_NVHN-081110-AL-GREEN.jpg

Ông Al Green là một dân biểu liên bang thuộc đảng Dân Chủ và đại diện khu vực cử tri số 9 tại Houston. Trong thư gởi đến Bộ Ngoại Giao, dân biểu này viết: “Tôi ủng hộ mạnh mẽ một chính sách giao tiếp với các quốc gia trên khắp thế giới. Tuy nhiên, bảo vệ quyền căn bản của mỗi cá nhân phải là nền tảng của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, và chúng ta không thể chấp nhận sự vi phạm nhân quyền đang tiếp tục diễn ra tại Việt Nam.”

Trong Mùa Hè năm nay, đại sứ của CSVN tại Hoa Kỳ nói rằng hai quốc gia đã chấp thuận trên nguyên tắc về việc thành lập tòa lãnh sự tại Houston, một thành phố đang có khoảng 85,000 người Việt Nam mà hầu hết là người tị nạn cộng sản. Houston cũng là cộng đồng người Việt lớn hàng thứ ba tại Hoa Kỳ, chỉ sau Quận Cam và San Jose ở California.

Ngoài lời kêu gọi ngưng kế hoạch thành lập tòa lãnh sự cộng sản tại Houston, Dân Biểu Al Green cũng khuyến khích đẩy mạnh nỗ lực “mở rộng nhân quyền tại Việt Nam.” Ông có ý kiến kể trên sau khi tiếp xúc với trên 500 người Việt trong một cuộc họp cộng đồng.

Trong cuộc họp này, cộng đồng người Việt đã trao cho Dân Biểu Al Green một thư kiến nghị chống tòa lãnh sự CSVN với chữ ký của hơn 15,000 người sống tại Houston.

Dân Biểu Green viết trong thư gởi Bộ Ngoại Giao: “Hàng triệu người trên khắp thế giới, từ sinh viên và nhà báo tại Việt Nam cho đến những người tận tâm sống tại Houston, họ đang hoạt động để giúp cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản trong một cuộc sống có nhân phẩm. Tôi sẽ tiếp tục làm việc với những người trong cộng đồng và các đồng nghiệp của tôi tại Hạ Viện Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực đó và đồng thời ngăn chặn sự khánh thành tòa lãnh sự tại nơi đây.” (h.d.)


Dân biểu Mỹ phản đối mở lãnh sự quán

11 Tháng 11 2008 - Cập nhật 05h54 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081111_houston_consulate.shtml
Một dân biểu Mỹ vừa gửi thư phản đối việc Việt Nam chuẩn bị mở lãnh sự quán tại Houston, tiểu bang Texas.

Ông Al Green, đại diện khu vực cử tri số 9 tại Houston, đã gửi thư lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để giải thích lý do.
Tờ Houston Chronicle cho hay ông Green, 61 tuổi, viết trong thư rằng việc cho mở tòa lãnh sự quán ở Houston là đi ngược lại các nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ trong quá trình thuyết phục Việt Nam cải thiện tự do chính trị và tôn giáo.
Dân biểu đảng Dân chủ này còn viết rằng đây sẽ là sự sỉ nhục đối với cộng đồng 85.000 người gốc Việt ở Houston, vốn từng biểu tình chống lại kế hoạch mở lãnh sự quán.
Được biết trước đó ông Green đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng người Việt tại Houston và nhận kiến nghị thư phản đối việc thiết lập tòa lãnh sự của họ.
Một số dân biểu đại diện cho những khu vực cử tri đông người Việt tỵ nạn thường chống đối quan hệ bang giao thân mật với chính quyền Hà Nội.

Lãnh sự quán
Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ ý định thiết lập lãnh sự quán tại Houston nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với tiểu bang Texas.
Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6/2008, lãnh đạo Việt Nam cũng nói rõ nguyện vọng này.
Ngoài một cộng đồng người gốc Việt vào loại lớn trong nước, thành phố Houston còn có khoảng 200 công ty đã làm ăn buôn bán với Việt Nam.
Tuy nhiên quá trình mở tòa lãnh sự đã gặp phản đối dữ dội của người Việt tỵ nạn với lý do dân chủ và nhân quyền.
Việt Nam hiện mới có hai cơ quan đại diện ngoại giao ở Washington D.C và San Francisco.
Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc mở lãnh sự quán ở Đà Nẵng.
Hiện Mỹ đã có sứ quán ở Hà Nội và lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh.
Được tin tòa đại sứ quán ở Hà Nội trong tương lai sẽ chuyển tới địa điểm mới trên đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài và sẽ có quy mô lớn nhất nhì Đông Nam Á.



Congressman fights Vietnamese consulate in Houston
By SUSAN CARROLL
Copyright 2008 Houston Chronicle
Nov. 11, 2008, 2:26AM
http://www.chron.com/disp/story.mpl/headline/metro/6104608.html
U.S. Rep. Al Green joined leaders of Houston's Vietnamese community in opposing plans to open a Vietnamese consulate here, citing concerns about the country's human rights record.
In a letter sent Monday to the U.S. State Department, the Houston Democrat wrote that opening a consular office in Houston could "undermine" the U.S. government's efforts to persuade Vietnam to improve religious and political freedom.

In addition, Green wrote that opening a consulate in Houston would "represent an affront" to the region's Vietnamese community, which numbers nearly 85,000 and has rallied against the proposal. The plan was first announced this summer during a visit to Houston by Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung, sparking protests that drew hundreds of Vietnamese.

Al Hoang, a Houston attorney and president of the Vietnamese Community in Houston and Vicinity, said community organizers have collected more than 15,800 signatures on a petition opposing the opening of a consulate. Hoang likened it to "having a German concentration camp in the middle of a Jewish community. That's exactly what it is like."

The State Department did not return phone calls Monday. Pham Tung, a spokesman for the Vietnamese Embassy in Washington, said negotiations are continuing between the two governments, calling efforts to delay the opening based on allegations of human rights abuses "unfair."
"The relations between the two countries has improved so far, and opening of the Consulate General in Houston will further improve the relations," Tung said. "It's unfair to try to delay or hinder the opening."
U.S. trade with Vietnam topped $10 billion in the first eight months of 2008. In 2007, when Vietnam joined the World Trade Organization, its trade with the U.S. topped $12 billion.

President Clinton lifted the embargo on Vietnam in 1994. The U.S. established a liaison office there in January 1995 and normalized relations six months later.
"We want Vietnam to prosper," said Hoang, who immigrated to the U.S. from Vietnam in 1975. "But not only in the economy. In the spirit, in the soul. We want people in Vietnam to enjoy what we enjoy in the United States — freedom. That's what we want."

Hoang said the community has serious reservations about the country's actions when it comes to human rights and religious and political freedom.

In his letter to the State Department, Green cited a Human Rights Watch report that found last year to be "characterized by the harshest crackdown on peaceful dissent in 20 years."

In its 2007 report on human rights practices in Vietnam, the U.S. State Department describes the government as an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam. The report also said the government prohibited political movements and arrested activists.

Last year, a Houston-based Vietnamese human rights group erected a billboard calling for "Human Rights for Vietnam Now!" with an iconic photo of a plainclothes Vietnamese guard muzzling religious leader Father Nguyen Van Ly during a government trial.

The local Vietnamese community is one of the largest international populations with no consular office in Houston. More than 75 countries, many with significantly smaller populations than Vietnam, have consulates or consul generals in Houston, including the Kyrgyz Republic and Namibia, according to the Greater Houston Partnership. Vietnamese immigrants living in the U.S. generally rely on a consulate in San Francisco, opened in 1997, or the embassy in Washington to get visas and other documents.
susan.carroll@chron.com



No comments: