Monday, November 10, 2008

CSVN ĐÀN ÁP NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

Cô Lê Thị Kim Thu bị kết án 18 tháng tù
RFA 08.11.2008
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Vietnam-jails-political-activist-11082008112910.html
Một người tham gia khiếu kiện lâu nay tại Việt Nam hôm qua bị tòa kết án 18 tháng tù về tội gây rối trật tự.

Tờ Straits Times của Singapore trích lại bài trên báo Nhân Dân cho biết đương sự là cô Lê Thị Kim Thu, người bị bắt giam hồi trung tuần tháng 8 vừa qua ở Hà Nội, khi đang tham gia một cuộc khiếu kiện đất đai tổ chức ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại thủ đô Hà Nội.

Bản thân là người Đồng Nai nhưng cô Lê Thị Kim Thu phải ra tận trung ương để khiếu kiện. Nhóm tuyên ngôn dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, thường được gọi là Khối 8406 cho biết, cô Lê Thị Kim Thu từng bị công an thẩm vấn nhiều lần, và bị câu lưu trong suốt kỳ diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu- Thái Bình Dương, APEC, hồi năm 2006.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới thì nói cô Lê thị Kim Thu là một trong số ít nhất 10 người bị bắt giam kể từ hồi tháng tư năm nay vì có kế hoạch tổ chức biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Thế vận hội đến thành phố Hồ Chí Minh.


'Nhà hoạt động chính trị' bị kết án tù
10 Tháng 11 2008 - Cập nhật 03h50 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081110_activist_jailed.shtml
Tin cho hay, Việt Nam vừa kết án 18 tháng tù đối với một ‘nhà hoạt động chính trị’ vì ‘gây rối trật tự công cộng’ khi biểu tình đòi đất ở Hà Nội.

Hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin, ‘nhà hoạt động chính trị’ Lê Thị Kim Thu bị bỏ tù vì ‘tham gia một cuộc biểu tình chống chính phủ’ ở thủ đô.
Bà Thu, 40 tuổi, bị bắt hồi giữa tháng Tám ở Hà Nội khi cùng một nhóm người biểu tình vì đất đai tại một công viên bên ngoài Phủ chủ tịch.
Bà Thu, người tỉnh Đồng Nai, cùng với các nhà hoạt động khác đã cầm biển ngữ và phớt lờ yêu cầu rời công viên của cảnh sát.

Hãng tin AFP trích lời Khối 8406, vốn bị cấm hoạt động ở Việt Nam, cho biết bà trước đó từng bị cảnh sát thẩm vấn và bị bắt hồi 2006, khi hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Hà Nội.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở ở Paris cho biết, bà Thu là một trong ít nhất 10 người bị bắt hồi tháng Tư năm nay vì dự đình biểu tình khi ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh được rước qua Việt Nam.
Tờ Công an Nhân dân cho biết bà Thu “từng có tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng”.
Báo này đưa tin hành động của bà Thu đã “ảnh hưởng tới an ninh trật tự khu vực và hoạt động của các cơ quan nhà nước”.
Tờ Hà Nội Mới thì cho hay bà Thu đã “khiếu kiện tại các khu vực không được tập trung đông người”.


Một dân oan bị công an đánh chết ngất trong tù
Gia Minh, phóng viên đài RFA
2008-11-09
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Update-on-the-case-of-jailed-cyber-dissident-ho-thi-bich-khuong-gminh-11092008012601.html
Bà Hồ Thị Bích Khương, một người từng đi khiếu kiện, giúp người khác khiếu kiện về các oan sai, sau đó sử dụng mạng Internet để công khai các bài viết tố cáo những bất công, thế nhưng bà bị bắt ngay tại quán Internet hồi Tháng Tư 2007 ở Nam Đàn, Nghệ An.

Bà Hồ thị Bích Khương, một dân oan đồng thời cũng là thành viên Khối 8406.
Bà bị tòa xử hồi Tháng Tư năm nay hai năm tù giam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bloc_8406_supporter_sentenced_2years_without_public_announcement_GMinh-05082008112634.html/HoThiBichKhuong_150.jpg

Tình hình của bà Hồ Thị Bích Khương trong tù hiện ra sao?
Người chị của bà là bà Hồ Thị Lan vừa đến thăm người em ở tù hôm vào hôm 30 Tháng Mười vừa qua cho biết tình hình mới nhất của bà Hồ Thị Bích Khương qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do như sau:

Gia Minh: Chào bà, bà có phải là bà Hồ Thị Lan không ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Vâng.

Gia Minh: Vừa rồi bà có đi thăm bà Hồ Thị Bích Khương ở trong trại giam phải không ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Vâng.

Gia Minh: Thưa bà, bà có thể cho biết là bà Hồ Thị Bích Khương đang bị giam tại trại nào, thưa bà?
Bà Hồ Thị Lan: Đang bị giam ở K2, Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An.

Gia Minh: Sau khi bị xử án như vậy thì đến nay gia đình đi thăm bà Hồ Thị Bích Khương được bao nhiêu lần rồi?
Bà Hồ Thị Lan: Nói chung là mỗi tháng được thăm một lần.

Gia Minh: Và việc thăm nuôi có dễ dàng không?
Bà Hồ Thị Lan: Nói chung, đến thì cũng được đến, nhưng mà đến đó thì nói chung là công an thì ba bốn người đưa ra là nhìn thì có vẻ quan tâm lắm nhưng mà thực tế chẳng qua họ đến đó là họ kiểm soát cái giao dịch giữa hai chị em thôi.

Gia Minh: Trong lần đến thăm hôm 30 Tháng Mười đó thì xin bà có thể cho biết là hai chị em gặp nhau bao lâu và có trao đổi những vấn đề gì mà có thể chia sẻ được với quý thính giả ạ.
Bà Hồ Thị Lan: Vừa rồi, lúc tôi đến đó từ buổi sáng, nhưng mà chờ đến chiều, gần 3 giờ mới được gặp. Thì lúc thấy công an dẫn Khương ra thì tôi có nói là “Khương à, không biết ra răng mà người ngợm bây giờ là gầy xanh xao như thế?” Khương có nói là Khương bị công an đánh chết ngất ngày chuyển trại và bữa ni là đang nằm trạm xá.

Gia Minh: Rồi chị em gặp nhau được bao lâu ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Thì khoảng một tiếng đồng hồ ạ.

Gia Minh: Ngoài cái chuyện chia xẻ về sức khoẻ như vậy thì bà Hồ Thị Bích Khương còn có gửi gắm những tâm tư gì không, thưa bà?
Bà Hồ Thị Lan: Khương có nói là nhờ chị bây giờ là về nếu như mà liên hệ được Khắc Toàn, chú có biết Khắc Toàn không ạ?

Gia Minh: Dạ biết.
Bà Hồ Thị Lan: Nếu mà liên hệ được thì nói là Khương bị oan. Cái vụ án này là Khương bị oan hoàn toàn. Khương không nhận cái bản án đó. Nó cũng cưỡng bức là hai người công an nắm hai tay là bắt dẫn chị. Khương cào cho rách dây ạ. Khi hôm chuyển trại thì Khương nói bản án đó là Khương không nhận cho nên là Khương không có việc gì mà phải đi tù, đi giam cả. Rồi nó cũng bắt, cũng cưỡng chế, bắt lên. Lúc đó không biết Khương điên lên hay làm sao mà nó đập cho chết ngất đi. Nói chung là mặt tinh thần Khương nói nếu chết thì thôi, còn đang sống là đang theo đấu tranh cho được mới thôi. Khương có nói như thế.

Gia Minh: Bà Hồ Thị Bích Khương trước đây cũng có những hoạt động thì không biết trong gia đình có biết trước đây không ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Tôi là tôi biết ngay từ đầu ạ. Và tôi rất tán thành với Khương đấy ạ. Tôi có nói con người là có một cái chân lý, cái gì cũng thế. Mình phải đi đến đích và đi đến cùng. Không sống thì chết. Còn chết cũng phải đi đến đích. Còn những cái gì oan là mình cảm thấy chưa gỡ được thì mình gỡ dần. Tôi có nói với Khương như thế.

Gia Minh: Mà rồi ở gia đình thì có giúp đỡ được gì cho bà Hồ Thị Bích Khương trong cái việc đòi hỏi những điều mà bà cho là bị oan đó ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Không giúp được ạ. Nói chung ở đây bây giờ gia đình chị em gái nhưng mỗi người có một hoàn cảnh. Gia đình tôi là mọi người năm sáu chị em ai cũng bị oan cả mà cũng không kêu được. Chỉ có Khương là nó có tính kiên cường hơn, nó đi vậy thôi. Nói chung là cái ngày Khương nó đi là gia đình tôi là nơi Khương hay đến nhất mà. Trong mấy chi em là Khương mỗi ngày nó qua đây một lần, có cái gì nó thường tâm sự với tôi vì tôi là bạn đồng cảm với nó, cho nên nó vẫn thường sang tâm sự với tôi. Nó có nói với tôi như thế này, “Chị ạ, nếu trong những cái này em đi mà chết mà gia đình không kêu oan, không kêu gì được cho em, em mà làm ma thì em bắt cả nhà, chứ còn em là bị oan vô cùng.” Nói chung là không ai lên tiếng được gì cả là vì hiện gia đình tôi là như chồng tôi bị chết oan vì tai nạn giao thông mà tòa án nó xử thì khi thi hành án thì tòa án nó không thi hành án cho. Cũng không ai làm được gì đâu chú ạ.

Gia Minh: Xin hỏi bà là khi mà bà phát biểu với các nơi như thế này thì công an địa phương, chính quyền họ có đến họ có làm khó dễ gì bà không ạ?
Bà Hồ Thị Lan: Nói chung là công an xã không đối chất được với tôi đâu.

Gia Minh: Cảm ơn bà về câu chuyện mà bà vừa kể về người em là Hồ Thị Bích Khương hiện đang ở trong tù.


Đơn đòi công lý cho chồng
Thanh Truc, phóng viên RFA
2008-11-07
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissidents-wives-urgently-ask-hanoi-to-release-husbands-11072008174347.html
Năm người vợ của năm nhà hoạt động dân chủ trong nước thuộc khối 8406 đã ký vào một đơn yêu cầu nhà nước và Bộ Công An trả tự do cho chồng của họ bị bắt hồi tháng Chín và bị ghép vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:

Biểu ngữ kêu gọi Tự do Dân chủ được treo trên cầu vượt Lai Cách nối Hà Nội–Hải Dương–Quảng Ninh, sáng ngày 7-9-2008. Photo: RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissidents-wives-urgently-ask-hanoi-to-release-husbands-11072008174347.html/HaiDuong090708-305b.jpg


Vợ của năm nhà Dân Chủ cùng đệ đơn lên CP

Hôm 29 tháng Mười vừa qua , năm người vợ của năm nhà hoạt động dân chủ ký vào một lá đơn chung do họ thảo , yêu cầu nhà nước và Bộ Công An Việt Nam trả tự do cho chồng của họ đang bị giam giữ tại trại B14 ở Hà Nội.
Cả năm nhà hoạt động dân chủ này bị bắt từ tháng Chín , bị khép tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Năm người ký vào đơn đòi công lý cho chồng là :
Bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng.
Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Bà Bùi Thị Rề, vợ ông Nguyễn Văn Túc, ở Thái Bình.
Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ ông Vũ Hùng, ở Hà Tây.
Bà Nguyễn Thị Lộc, vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, ở Bắc Giang.

Song song việc gởi đơn lên chính phủ, Bộ Công An, trưởng phòng điều tra bộ công an , đơn cũng được đến Liên Hiệp Âu Châu, hạ viện Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế, người Việt và các tổ chức Việt Nam hải ngoại.

Từ Hà Tây, bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ nhà dân chủ Nguyễn Văn Trội, cho biết:
Mình gởi qua đường bưu điện bình thường thôi. Tôi nghĩ là gởi thì sẽ đến nơi. Họ có xét hay không đấy là việc của họ. Chắc chắn họ sẽ phải đọc , còn họ hồi âm như thế nào và mình sẽ phản ứng như thế nào thì cũng chưa biết được. Gởi đơn ra ngoài thì sẽ gởi lên mạng đấy ạ.

Về lý do thúc đẩy bà và các chị em khác mạnh dạn gởi đơn kêu oan cho chồng, bà Nga nói tiếp:
Tại vì chúng tôi cảm thấy rất là bất công cho những người đấu tranh như chồng tôi và các anh hay các chú. Tôi cảm thấy chồng tôi chả có tội gì cả, những gì mà chồng tôi làm là đúng sự thật. Và tôi ký vào đơn như thế để đòi trả tự do cho chống tôi là điều chính đáng thôi.

Phổ biến đơn ra ngoài nước

Là một trong những người hỗ trợ việc gởi đơn của các bà vợ này, nhà tranh đấu dân chủ Nguyển Phương Anh, giải thích vì sao cần gởi và phổ biến đơn ra ngoài nước:
Đấy là cái việc mà các chị nên làm bởi vì trong Việt Nam thì cái việc đấu tranh dân chủ như chống các chị đấy vẫn chưa được nhà nước này nhìn nhận như một sự nói lên tiếng nói theo các điều khoản của hiến chương về nhân quyền hay là theo hiến pháp hoặc pháp luật mà họ coi những hành động đó như là phản động.
Do vậy đưa đơn lên nhà cầm quyền , chủ tịch nước hay là bộ công an cách nào cũng thế thôi, tôi nghĩ là họ không xét. Do vậy các chị phải gởi ra bên ngoài để mà cùng với các đoàn thể khác lên tiếng.

Ông kể trường hợp của ông hầu minh chứng là có nhiều khả năng đơn của các bà vợ đòi trả tự do cho chồng sẽ không được cứu xét:
Tôi còn nhớ là cái hồi mà tôi bị đánh ở Hữu Lũng đấy, thì bố mẹ tôi cũng làm đơn từ gởi khắp nơi, có cả phiếu báo nhận đấy, nhưng mà công an họ không thèm trả lời bố mẹ tôi gì hết, họ không cần quan tâm .
Vì thế tôi nghĩ gởi ra các cộng đồng bên ngoài thì được sự quan tâm trả lời và được sự chia sẻ .Tin tức từ nước ngoài là sẽ đi vòng về trong nước chứ còn ở trong nước thì họ không quan tâm đâu.

Ý kiến của nhà dân chủ Nguyễn Phương Anh được bà Huyền Trang, vợ ông Nguyễn Văn Trội, tán đồng:
Ông Nguyễn Phương Anh nói đúng đấy ạ, rất là đúng đối với tình hình Việt Nam bây giờ. Chúng tôi không cảm thấy lo sợ gì hết, mình dám làm thì mình phải đương đầu thôi. Chỉ mong nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho chồng tôi, những gì anh ấy làm mà lý tưởng thì tôi phải tôn trọng thôi.

Lá bài chống phá nhà nước

Trả lời đài Á Châu Tự Do từ Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Chị em thống nhất với nhau là ký cả chứ, vì tôi nghĩ là chống tôi vô tội. Theo sự suy nghĩ đơn giản của tôi thì chồng tôi là người đấu tranh cho công bằng và lẽ phải chứ anh không làm điều gì mà phạm tội hình sự hoặc là lật đổ chính phủ hay thế này thế khác mà họ qui tội anh ấy vào là chống phá nhà nước là hôm đó họ bắt anh ấy đi đấy. Ông Túc cũng bị bắt cùng đêm hôm với chồng tôi, ông Trội thì hôm sau họ đưa lộn về và công bố bắt .

Được hỏi bà có ngần ngại hay lo sợ khi ký vào đơn đòi trả tự do cho chồng hay không, bà Nga trả lời:
Tôi nghĩ tôi cứ làm điều chính đáng thì tôi chẳng lo sợ gì cả cho nên tôi sãn sàng ký vào lá đơn ấy. Tôi cũng sẵn sàng đối phó với những cái mà có thể là nguy hiểm đấy.

Cùng một câu hỏi, vợ ông Nguyễn Văn Túc là bà Bùi Thì Rề ở Thái Bình, bày tỏ:
Không, em chả nghĩ gì đến nguy hiểm cả, cứ bảo em bị chết hay bị làm sao để cho chồng em ra em cũng đồng ý. Em nghĩ chồng em không có tội gì cả. Chồng em chỉ muốn là cho dân cho nước được sống yên vui sống hạnh phúc, chứ còn nhà em không chống phá.
Có khi giả sử đưa đơn tới không chắc họ nhận đâu, thế nên phải nhờ phối hợp cả bên ngoài nó tác động thì may ra chứ còn không biết là thế nào. Em biết anh Túc nhà em bị giam ở trại B14 ở Hà Nội, em đi thăm nhà em hai lần rồi. Thứ Bảy này là em lại mang chăn với lại mang quần áo rét cho nhà em. Nếu mà gây khó khăn với em thì đừng có mà đùa.

Còn dưới mắt ông Nguyễn Phương Anh, dù muốn dù không, dù lo sợ hay không lo sợ khi ký vào đơn thì vợ của các nhà tranh đấu dân chủ cũng đã là những thành phần mà công an không có thiện cảm với họ rồi:
Cái việc đấy các cơ quan an ninh họ đã nói rồi ấy chứ. Vì dụ họ đã hù dọa vợ anh Túc đấy, là không được đi lên Hà Nội gặp gỡ người nọ người kia, rồi chi Mai thì cũg bị an ninh gọi lên, bảo là khai báo cho thành khẩn vào. Họ coi vợ các nhà tranh đấu giống như đồng phạm ấy thôi. Họ đã gây khó dễ rồi.

Đối với bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, điều bà mong ước là :
Tôi mong giới truyền thông và những người bênh vực công lý ở trong và ngoài nước lên tiếng để bảo vệ, bênh vực những người đấu tranh cho công bằng lẽ phải trong đó có chồng tôi. Chồng tôi thì đã bị bắt rồi, và tôi muốn chính phủ Việt Nam này phải nhìn rộng một chút và cũng nên nhìn xa với thế giới, không nên đàn áp người dân của chính mình.

No comments: