Tuesday, November 11, 2008

BẮC KINH KHÔNG CHE GIẤU THAM VỌNG QUÂN SỰ

Bắc Kinh không còn che giấu tham vọng quân sự
Thanh Thủy
Bài đăng ngày 10/11/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 10/11/2008 19:26 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1544.asp
Hội chợ triển lãm hàng không ở Chu Hải, miền nam Trung Quốc, vừa kết thúc hôm 09/11/2008. Đó là một dịp để Bắc Kinh tiết lộ tham vọng quân sự của mình. Nhật báo Pháp Le Figaro cho biết là sau nhiều năm giữ bí mật tuyệt đối, Trung Quốc vừa trưng bày chiếc chiến đấu cơ thuộc thế hệ mới, bằng cách cho nó bay trên không cho mọi người chiếm ngưỡng tại hội chợ Chu Hải.

Chiến đấu cơ Chendu J-10 do Trung Quốc chế tạo được giới thiệu tại Hội chợ Hàng không Quốc tế Chu Hải đầu tháng 11/2008. (Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/107/CHINA_200_2008_11_10.jpg

Theo Le Figaro, đây là một cơ hội để Trung Quốc phơi bày cả dàn vũ khí chưa một ai được thấy trước đây, trong đó có những hệ thống tên lửa mới. Điều mà người ta nhận thấy rõ ràng ở giới lãnh đạo Trung Quốc là ý muốn đưa ra cho mọi người chứng kiến tham vọng của Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp phòng thủ : như vậy là kể từ nay Trung Quốc, với chiếc J-10, sẵn sàng có đủ sức để chơi trên sân chơi của các cường quốc khác.

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đạt được trình độ kỹ thuật của Rafale ?
Giám đốc tập đoàn Chengdu Aircraft Industrial Group tuyên bố là chiếc máy bay tiêm kích J-10 đạt trình độ quốc tế và ông loan báo là hiện nay tập đoàn của ông đang nghiên cứu dự án về một chiến đấu cơ tàng hình J-13 dựa trên cơ sở chiếc J-10, mà Trung Quốc giới thiệu là chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ tư, nghĩa là cùng thế hệ của chiếc Eurofighter hay Rafale.
Tuy nhiên, theo Le Figaro, nhiều chuyên gia tây phương, mặc dù công nhận những tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc, không tin là chiếc J-10 đạt được trình độ của chiếc Rafale chẳng hạn. Thật ra thì không một ai biết rõ khả năng kỹ thuật của chiếc J-10 và hệ thống vũ khí của nó. Bắc Kinh muốn chế tạo ít nhất 300 chiếc J-10 đễ hỗ trợ phi đội Sukhoi 27 và 30. Đây là cả một thách thức đối với Đài Loan về mặt hàng không vào lúc mà sự kiện Washington bán cho Đài Bắc thêm một số chiếc F16 đến nay vẫn chưa được cụ thể hoá.

Chiế J-10 được trang bị đông cơ phản lực của Nga.
Có một điều mà nhà báo Le Figaro nhận thấy là chiến đấu cơ F-10 vẫn chưa phải là một sản phẩm 100% « made in China » ( sản xuất tại Trung Quốc). Các chiếc máy bay đem ra cho công chúng xem được trang bị bằng động cơ phản lực của Nga. Trong tương lai chiếc J-10 sẽ được trang bị bằng đông cơ phản lực chế tạo tại Trung Quốc, nhưng đến nay động cơ này chưa được hoàn chỉnh. Và, trước khi Hoa Kỳ lên tiếng trách cứ, Israel đã chuyển cho Bắc Kinh nhiều kỹ năng công nghệ đến từ chương trình chiến đấu cơ Lavi, một chương trình bị đình chỉ vào cuối thập niên 80.
Phóng viên Le Figaro đi đến nhận định là trong lĩnh vực vũ khí cũng như trong lĩnh vực đồ chơi và quần áo, việc làm trước tiên của Trung Quốc là phân tách, mổ xẻ rồi sau đó sao chép và cuối cùng là phát triển, từ cơ sở đó, mô hình riêng của Trung Quốc.

Hoa Kỳ và châu Âu phải có kế hoạch hỗ trợ nền công nghiệp xe hơi.
Hôm qua Bắc Kinh loan báo một kế hoạch vĩ đại, 600 tỷ đôla, và quyết định cải sửa thuế trị giá gia tăng (TVA) để vực dậy nền kinh tế. Đây là đề tài mà nhật báo kinh tế Les Echos chạy thành tựa chính trên trang nhất. Theo tờ báo, nếu như Trung Quốc không bị tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính đến từ phương Tây, thì nước này cũng phải gánh chịu những hậu quả của tình trạng các nền kinh tế Hoa Kỳ và Âu châu bị khựng lại. Nguồn đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc không còn năng động như trước đây và hàng ngàn doanh nghiệp hướng về xuất khẩu nhận thấy đơn đặt hàng trở nên thưa thớt từ giữa tháng chín.
Trong khi đó, tại các nước tây phương, ngành công nghiệp xe hơi đang bị khó khăn trầm trọng và buộc phải dẹp bỏ 85 ngàn chỗ làm trong năm 2008. Phụ trang kinh tế của Le Figaro đưa tin là êkíp của tổng thống tân cử, Barack Obama, đang vạch ra một số biện pháp mới để hỗ trợ các tập đoàn xe hơi, như là General Motors có thể sẽ bị phá sản. Còn các công ty xe hơi của châu Âu thì mong muốn nhận được một khoản tín dụng là 40 tỷ đôla.
Trong một bài bình luận trên tờ Les Echos, kinh tế gia Joseph Stiglitz, giải Nobel kinh tế năm 2001 viết : « Cách nay mười năm khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Á châu, người ta đã nói nhiều về sự cân thiết phải cải tổ hệ thống tài chính thế giới. Lần này chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt của lịch sử giống như thời kỳ hiệp ước Bretton Woods năm 1944. Các định chế tài chính thế giới ý thực được sự cần thiết phải có một cuộc cải tổ khác, nhưng lại tiến bước chậm như rùa. Các định chế này đã không làm gì cả để ngăn cản cuộc khủng hoảng hiện nay và không chắc là sẽ có khả năng hỏt động trở lại mạnh mẽ sau đó.

Straits Times : Nên đánh giá một cách tinh tế hơn thời kỳ tám năm của ông Bush
Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, báo đài trên thế giới đã bắt đầu làm một cuộc tổng kết về hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush, và hầu như không có nhiều người có một cái nhìn tích cực về tám năm nước Mỹ do ông Bush lãnh đạo.
Nhưng tờ báo Xingapo Straits Times thì khuyên nên đánh giá một cách tinh tế hơn thời kỳ của đương kim tổng thống Mỹ.
Theo giáo sư Edward Luttwak, sử gia kiêm chuyên gia về chiến lược quân sự, tổng thống Bush đã đẩy lùi phong trào hồi giáo cực đoan và đã thực hiện được tiến trình phi hạt nhân hoá tại một số nước như là Siri, Libi và Bắc Triều Tiên. Ông để lại cho ông Barack Obama một nước Irak ít rối loạn hơn, và một tiến trình thương lượng ngoại giao thay vì một tình trạng bế tắc tại Trung Đông và tại bán đảo Triều Tiên.
Tờ Straits Times khuyên nhủ ông Bush nên nhìn tấm gương của tổng thống Harry Truman để tìm nguồn an ủi. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào đầu thập niên 50, dưới thời ông Truman, và ông này đã bị đánh giá là một thảm hoạ của nền ngoại giao Mỹ. Nhưng ngày nay, các sử gia xem ông Truman như là người đã có công ngăn chặn đà bành trướng của Liên Xô, một tiến trình mà kết quả là sự sụp đổ của khối Liên Xô.

Giải thưởng văn học Goncourt : một « cỗ máy » giúp cho sách được bán chạy
Hôm nay là ngày trao hai giải thưởng văn học uy tín nhất của Pháp. Nhân dịp này nhật báo kinh tế Les Echos đăng một bài báo với tựa đề « Giải thưởng Goncourt vẫn là cỗ máy tốt nhất giúp cho sách được bán chạy ».
Trong ban giám khảo năm nay có hai nhà văn đã từng được giải Goncourt : Tahar Ben Jalloun và Patrick Rambaud.
Tác giả nào mà tiểu thuyết nhận được giải thưởng Goncourt 2008 có thể tin chắc là số sách bán ra sẽ vượt hẳn số bán trung bình trên thị trường văn học. Tại Pháp con số này trong năm 2007 là khoảng tám ngàn năm trăm cuốn. Còn một tác phẩm được giải Goncourt sẽ được bán khoảng ba trăm ngàn cuốn.
Trong thời gian gần đây, trường hợp cuốn « Les Bienveillantes » của tác giả Jonathan Littell – được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề « Những kể thiện tâm » - là một trường hợp ngoại lệ, vì cuốn sách, trước khi được giải Goncourt, đã bán được 250 ngàn cuốn và sau khi được giải Viện Hàn lâm Pháp và giải Goncourt, số bán ra đạt mức kỷ lục là 700 ngàn cuốn dưới khổ lớn. Nhưng người ta chờ đợi là giải Goncourt năm 2008 sẽ gặp phải sự cạnh tranh ác liệt của giải Nobel văn học 2008, Jean-Marie Le Clezio, mà nhiều tác phẩm đang được bán rất chạy.


Giải Goncourt cao quý nhất trong năm về tay một nhà văn gốc Afghanistan
Thanh Thủy
Bài đăng ngày 10/11/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 10/11/2008 18:55 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1543.asp
Giải thưởng văn học uy tín nhất tại Pháp, giải Goncourt, vừa được trao tặng hôm 10/11/2008 cho nhà văn Pháp gốc Afghanistan, Atiq Rahimi, 46 tuổi, tác giả cuốn «Syngué sabour. Pierre de patience», nhà xuất bản POL phát hành. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ông viết bằng tiếng Pháp. Từ đầu năm 2000, ông Rahimi, đã cho xuất bản bốn quyển truyện.

Nhà văn Afghanistan Atiq Rahimi với tác phẩm đoạt giải Goncourt hôm 10/11/2008 tại Paris.(Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/107/FRANCE_GONCOURT_200_2008_11_10.jpg

Trong tiểu thuyết vừa được giải , ông Atiq Rahimi kể lại lời tự thú của một phụ nữ Afghanistan muốn tự giải thoát khỏi sự áp bức của gia đình, tôn giáo và xã hội.

Phát biểu sau khi giải thưởng được tuyên bố, nhà văn Rahimi xem đấy là sự công nhận giá trị của ''cả tác phẩm lẫn đoạn đời mà ông đã trải qua''. Sau khi học xong tại Kabul, Atiq Rahimi đã phải rời bỏ quê hương bị hoàn cảnh chiến tranh vào giữa thập niên 80 và được tỵ nạn chính trị ở Pháp. Tác phẩm đầu tay ''Terre et cendres'' của ông, viết năm 2000, đã được chính ông chuyển thể thành phim và được tuyển chọn chiếu tại Liên Hoan Điện Ảnh Cannes năm 2004.

Cũng ngày hôm nay một giải thưởng văn học lớn khác của Pháp, giải Renaudot vừa được trao tặng cho nhà văn Ghinê, Tierno Monénembo, tác giả cuốn « Le roi de Kabel » (tạm dịch là « Vua xứ Kabel »), nhà xuất bản Seuil. Cuốn sách kể sự nghiệp anh hùng của Olivier de Sanderval, người đi tiên phong trong công cuộc chiếm vùng Tây Phi làm thuộc địa, vào cuối thế kỷ thứ 19.
Cả hai giải thưởng được trao tặng tại nhà hàng Drouant ở Paris và kết thúc mùa giải thưởng văn học năm nay tại Pháp.

No comments: