Bùi Quang Vơm
06/05/2017
Trên góc nhìn khác, hiện tượng bất tuân TƯ của Đảng bộ Sài Gòn chứa đựng
bản chất bất tín nhiệm Bộ chính trị của đảng bộ cơ sở, nếu không phải chỉ ở Đảng
bộ Sài Gòn, thì khủng hoảng chia rẽ đã tới mức tan rã của toàn hệ thống. Tất cả
các đảng bộ địa phương đều bất tín nhiệm Ban bí thư? Các quết định của Ban bí
thư sẽ không tự động có hiệu lực?
Đảng bộ Sài Gòn, đầu tàu kinh tế cả nước, nơi cọ xát từng ngày với năng lực
cạnh tranh quốc tế, nơi mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu thích ứng
của thể chế chính trị luôn bộc lộ lớn nhất và gay gắt nhất. Chính ở đây, đòi hỏi
bứt phá, giải phóng khỏi những tư duy giáo điều, lạc hậu, cản trở tiến bộ, là động
lực đẩy Đảng bộ Sài Gòn tách xa dần lối mòn tư duy của TƯ, đặc biệt là của Tổng
bí thư. Sức ép của mâu thuẫn giữa tăng trưởng với tư duy giáo điều sẽ buộc Đảng
bộ Sài Gòn thành nhân tố cách mạng.
Con sóng ngầm từ Sài Gòn đang mở màn sự tan rã không có gì cản được. Hãy
nhìn xem toàn cảnh Việt Nam. Nông dân và những cuộc bùng nổ ruộng đất sẽ tiếp tục
với trung tâm từ đồng bằng Bắc Bộ. Formosa sẽ là rốn của vùng lũ miền Trung.
Công nhân sẽ tiếp tục đốt cháy nhà máy công xưởng Tàu từ khu vực miền Nam.
Phong trào tự chủ và tự do tín ngưỡng của đồng bào Công giáo, Phật tử, dân tộc
thiểu số Tây nguyên... sẽ tiếp tục lan rộng trên cả nước. Tổng biểu tình tuy
không rầm rộ nhưng không tắt, âm thầm chờ lửa, sẽ bùng lên bất cứ lúc nào. Ban
bí thư và Bộ chính trị bị cô lập, mất tín nhiệm, mất khả năng kiểm soát.
Nếu sự tan rã của đảng cộng sản đang là hiện tượng có thật, thì một biểu
hiện gắn liền với nó có tính quy luật là hiện tượng tập quyền của bộ máy lãnh đạo.
Sự hoang mang, hoảng sợ sẽ càng đẩy đảng tới độc tài.
Chúng ta vừa nhắc đến một hiện tượng tập quyền thông qua tiểu xảo, như động
tác giành quyền kỷ luật đảng viên của Ban Bí thư bằng cách sửa nghị quyết
46-QĐ/TW năm 2011 thành 30-QĐ/TW năm 2016 một cách mập mờ. Đó là phương pháp
«biển thủ» quyền lực một cách vụng trộm. Cũng là một sự «sa đoạ, suy thoái đạo
đức».
Chúng ta sẽ chứng kiến cuộc vận động nhất thể hoá sắp tới, tại hội nghị
TƯ 6 vào cuối năm. Đảng sẽ tràn sang nắm Chính phủ. Khi không thể kiểm soát được
bằng các biện pháp thông thường, ít nhiều được che đậy bằng dân chủ hình thứ
*
*
Theo nguồn tin từ nội bộ TW còn chưa thể kiểm chứng,
ngay sau khi Ban kiểm tra Trung ương ngày 27/04/2017 công bố kiến nghị Bộ chính
trị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng, thì cùng ngày, Ban thường vụ Thành uỷ
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp đột xuất, thông qua bản tự kiểm điểm của ông
Đinh La Thăng và gửi lên Ban bí thư TW đảng một phong bì gồm một bản tự kiểm điểm
của ông Đinh La Thăng dày 20 trang, kèm theo biên bản kết luận của cuộc họp Ban
thường vụ, với nội dung «không chấp nhận bản tự kiểm điểm và xin nhận mức kỷ luật
khiển trách» của ông Đinh La Thăng, đồng thời «kiến nghị TW không áp dụng hình
thức kỷ luật với đồng chí Đinh LaThăng». Mặt khác, có một việc khác thường là,
đáng lẽ chỉ được gửi đến Ban bí thư, phong thư này được «gửi tới tất cả các Uỷ
viên Trung ương, có tên trên mặt phong bì».
Nếu có chuyện như vậy thật, thì đây là một điều bất
ngờ, thậm chí là không ngờ đối với Ban bí thư, nhất là với riêng ông Nguyễn Phú
Trọng.
Có cái gì giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại hội
nghị Trung ương 6 khoá XI, tháng 10/năm 2012. Trung ương đảng khi đó đã biểu
quyết chống lại quyết định của Bộ chính trị thi hành kỷ luật đồng chí X. Lần
này là thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Không lẽ, định mệnh một lần nữa
lại «chơi khăm» ông Trọng?
Thường vụ Thành uỷ TPHCM đã làm như nghiêm chỉnh và
khẩn trương kiểm điểm đảng viên thuộc đảng bộ của mình ngay sau khi có kết luận
của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, nhưng thực chất là lợi dụng việc báo cáo biên bản
cuộc kiểm điểm để gửi kiến nghị miễn áp dụng kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng
tới Ban bí thư và các Uỷ viên TƯ.
Không biết đây là sáng kiến của ai trong Đảng uỷ
thành phố, nhưng là một sáng kiến do nhầm lẫn. Trước đây thì là khôn ngoan,
nhưng từ sau Hội nghị trung ương 6 khoá XI, cái kẽ hở dẫn đến sự lọt lưới của đồng
chí X, đã bị ông Trọng bịt lại rồi. Kỷ luật do Bộ chính trị quyết định, TƯ chỉ
quyết định mức kỷ luật cụ thể.
Năm 2011, Quyết định số 46-QĐ/TW của BCH TƯ quy định:
«Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng sau
khi xem xét, kết luận và biểu quyết bằng bỏ phiếu kín việc kỷ luật hay
không kỷ luật. Nếu có quá nửa số phiếu đề nghị kỷ luật thì tiến hành bỏ phiếu
quyết định hình thức kỷ luật cụ thể».
Đây là một quyết định mà sau đó ông Trọng và Bộ
chính trị nhận ra kẽ hở, dẫn đến cuộc bỏ phiếu của Trung ương chống lại quyết định
của Bộ chính trị, mặc dù trước đó Bộ chính trị đã quyết định kỷ luật với số phiếu100%.
Ông Dũng thoát kỷ luật nhờ thao túng được TƯ.
Sau Đại hội 12, Quyết định 46-QĐ/TW, nhanh chóng được
thay bằng Quyết định 30-QĐ/TW tại hội nghị Trung ương 4, ngày 14/10/2016. Quyết
định này được sửa lại: «Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật
cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc
quyết định hình thức kỷ luật»
Theo quyết định này, Ban chấp hành trung ương không
còn là cấp quyết định kỷ luật hay không kỷ luật, mà chỉ bỏ phiếu để
quyết định lựa chọn hình thức kỷ luật.
Để ý tới cách hành văn, đọc cả hai quyết định mới và
cũ đều giữ nguyên mệnh đề «Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật
cuối cùng», nhưng câu tiếp thì ở quyết định 46: «biểu quyết việc kỷ luật
hay không kỷ luật», trong khi ở Quyết định 30: «phải biểu quyết... quyết định hình
thức kỷ luật».
Ở đây, rất tự nhiên, có thể nghi ngờ ý định của người
soạn thảo, vì khi phải đọc cùng một lúc rất nhiều quyết định có nội dung khác
nhau, người bỏ phiếu thông qua những quyết định mới soạn thảo hoặc sửa đổi này
rất dễ sơ suất, nhất là khi sự tập trung có thể vô tình hay cố ý bị cuốn vào những
quyết định khác có tầm quan trọng hơn. Do câu chữ gần với nhau, nhiều người có
thể tưởng rằng vẫn là Quyết định cũ đã từng thông qua.
Theo quyết định 30-QĐ/TW năm 2016 thì việc thi hành
kỷ luật sẽ tiến hành theo quy trình sau:
1 - Theo kiến nghị của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Bộ
chính trị sẽ họp toàn thể, nghiên cứu báo cáo kiểm tra, suy xét, cân nhắc và bỏ
phiếu kín quyết định có áp dụng kỷ luật hay không.
2 - Bộ Chính trị, sau đó, sẽ triệu tập hội nghị Trung
ương, theo định kỳ hoặc bất thường, để công bố quyết định thi hành kỷ luật. Sau
đó, Trung Ương sẽ tổ chức bỏ phiếu kín lựa chọn hình thức kỷ luật. Hình thức
quyết định sẽ là hình thức có số phiếu tính cộng dồn từ trên xuống cho tới mức
kỷ luật tương ứng số phiếu quá bán.
3 - Đảng bộ nơi sinh hoạt sẽ tổ chức kiểm điểm và thực
hiện quyết định kỷ luật của Trung ương, gửi biên bản báo cáo về Ban bí thư.
Như vậy là việc tự tổ chức kiểm điểm đảng viên và tự
thông qua kiến nghị hình thức kỷ luật của Thường vụ Đảng uỷ thành phố Hồ Chí
Minh là việc làm sai nguyên tắc.
Thêm nữa, việc gửi kiến nghị kỷ luật tới tất cả các
Uỷ viên trung ương, theo quyết định 30-Q/DTƯ, là cấp không có chức năng quyết định
kỷ luật, là việc vi phạm điều lệ đảng, và kỷ luật đảng.
Chính vì vậy, sợ bức thư này đến tay các Uỷ viên TƯ,
Ban bí thư đã phải ra một thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả những Uỷ viên
trung ương nếu nhận được phong bì này thì không được mở mà gửi ngay về Ban bí
thư.
V iệc vi phạm quyết định TW của cả tập thể Thường vụ
Đảng uỷ thành phố Hồ Chí Minh là một việc vi phạm kỷ luật tập thể hết sức
nghiêm trọng.
Nó cho thấy mấy vấn đề :
- Nếu là việc sơ suất chưa quán triệt nội dung tinh
thần của Quyết định 30- Q/ĐTW, thì, Ban thường vụ Thành uỷ phải kiểm điểm tập
thể, báo cáo về Ban bí thư và xin rút đơn kiến nghị nói trên.
- Nếu không do sơ suất thì đây là việc bất tuân tập
thể, Đảng bộ TP Hồ Chí Minh bất tín nhiệm Uỷ ban kiểm tra TW, bất chấp nghị quyết
Trung ương, bất tín nhiệm Thường trực Ban bí thư, bao gồm cả Tổng bí thư?
- Hiện tượng «bất tuân dân sự» này là của riêng Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh, hay chỉ là bề nổi của tảng băng?
- Tư tưởng cát cứ của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
được đồn đại lâu nay là có thật?
Suốt thời gian 5 năm làm Chủ tịch, 9 năm làm Bí thư,
ông Lê Thanh Hải đã biến Đảng uỷ thành Hồ thành một thứ hội kín, bao bọc che chắn
nhau chống lại mọi tác động từ bên ngoài. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh vẫn được
mệnh danh là một thứ Bunker bê tông cốt thép.
Ông Nguyễn Tấn Dũng ba lần bảy lượt cài người thân
tín, thâm nhập công phá đều thất bại. Đến ngay cả cậu con trưởng, cắm vào Trường
đại học Kiến trúc Sài Gòn với ý định cơ cấu vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố,
nhưng bị ông Hải cự tuyệt. Nguyễn Thanh Nghị không vào được Ban chấp hành Thành
uỷ, không có tên đi dự đại hội đảng toàn quốc, đồng nghĩa với việc không thể
vào Trung ương, buộc ông Dũng phải nuốt hận nhờ tay chân thân tín khác, đi bằng
con đường khác.
Nguyễn Khắc Định, Phó chánh văn phòng Chính phủ, người
chấp bút tất cả các diễn văn nội ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng suốt 7
năm, được «luân chuyển» vào Thành phố với ý định tiếp quản vị trí Phó bí thư
Thành uỷ khi Nguyễn Văn Đua nghỉ hưu, nhưng bị bật trở lại Văn phòng Chính phủ
cùng với ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh, vốn được ông Dũng cài vào từ 5
năm trước, nhưng bị ông Hải bọc kín, cô lập, không phát triển được. Và có một
nguyên tắc là nếu không «lên» được thì phải «ra hoặc đi».
Bộ chính trị điều một lúc cả Võ Văn Thưởng và Nguyễn
Thành Phong về làm Phó bí thư từ tháng Tư, chuẩn bị cho Đại hội X của Thành phố
vào tháng 10/2015, nhưng Võ Văn Thưởng vẫn bị đẩy ra, vì không đủ phiếu bầu.
Thành phố luôn dị ứng với bên ngoài, mặc dù Võ Văn Thưởng vốn từ thành phố đi
ra.
Người ta đã biết từ rất lâu rằng, ở thành phố Hồ Chí
Minh, kể cả khi nội bộ đang có việc đâm chém nhau, nếu trung ương tìm cách can
thiệp, họ sẽ co cụm lại thành khối, đánh bật những phần tử đến từ bên ngoài, rồi
sau mới xử nhau. Ở đây có một nguyên tắc cứng là không bao giờ được phép tiết lộ
nội tình. Kẻ để lộ nội tình, vi phạm quy tắc chống ngoại nhập, lập tức bị loại.
Đinh La Thăng thời kỳ mới vào, chưa biết gì về quy tắc
sắt thép này, nên hung hăng, múa may ầm ĩ, không hợp với phong cách «anh Hai
Sài Gòn». Lâu dần hiểu luật chơi, gần đây mới trở nên ít ồn ào, thậm chí còn «kiệm
lời» nữa.
Nhưng khi đã được nhập cuộc, ông Đinh trở thành tài
sản chung, Trung ương không được phép động tới. Tuy vậy, mặc dù chắc chắn có chỉ
đạo của «anh hai» Lê Thanh Hải, phản ứng lần này có thể đã phạm sai lầm, có lẽ
vì «anh Hai» không còn trong Trung ương, nên cái 30-QĐ/TW kia bị thay mà «anh
Hai» không biết?!
Cho dù có sơ suất, thì chẳng lẽ, 15 uỷ viên thường vụ,
tất cả đều cho rằng ông Đinh La Thăng không có tội? 7 tỷ đô lúc nhậm chức, còn
1,9 tỷ khi rời đi, hơn 5 tỷ đô thất thoát chỉ trong hai năm, là không có tội?
Thành uỷ Sài Gòn không thể không biết số tiền này đi
đâu, bởi vì luật lại quả 2% ra đời từ Sài Gòn vào khoảng năm 2006 rồi mới lan
ra cả nước. Hơn 5 tỷ đô giải ngân từ két PVN, sẽ có bao nhiêu tiền quay lại cho
ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng qua tay ông Trịnh
Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận? Nếu ông Trịnh Xuân Thanh có biệt thự triệu đô
trên đỉnh Ba Vì, biệt thự triệu euros ở Berlin thì ông Thăng sẽ có ở những đâu?
Cho nên, dù thường vụ Sài Gòn có kiến nghị xin miễn,
ông Đinh La Thăng nhất định không thoát được kỷ luật. Nhưng Bộ chính trị, Ban
bí thư đối diện với một vấn đề quá phức tạp.
Kỷ
luật tập thể, hay bỏ qua?
Với 20% tổng thu nhập quốc dân, 35% tổng vốn đầu tư
toàn quốc, 31% tổng thu ngân sách, Trung ương sẽ phải xử sự như thế nào với một
Đảng bộ như vậy? Chính trong tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng hàng tháng
của bộ máy TW đảng, của Ban bí thư, có 1/3 đến từ tiền nộp ngân sách của Thành
phố. Rõ ràng, thành phố có thể không cần TƯ, chứ TƯ không thể không cần thành
phố.
Đảng bộ Thành phố kiến nghị TƯ phê duyệt Cơ chế đặc
khu, chính quyền đô thị đặc biệt, Trung ương vốn đã sợ Thành phố cát cứ, bây giờ
đòi tăng quyền tự chủ, dẫu có đúng và cần, cũng không thể chấp nhận, nhưng cũng
không thể từ chối, chỉ có thể cho từng chút một, không ngay lập tức.
Người ta nhớ lại, hôm chia tay ông Thưởng ra Hà Nội
nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Thanh Hải đã không kìm nén
được xúc động, bật khóc và nghẹn giọng: «Em là người con ưu tú, tiêu biểu của Đảng
bộ và nhân dân thành phố. Thành phố rất tự hào về em».
Muốn hiểu đúng, người ta phải dịch nghĩa câu nói của
ông như thế này: «em là con ta, đứa con cưng nhất của ta, ta đã hy vọng ở em,
nhưng em đã rời ta, con ngựa thành Troya. Đó là sự đau đớn nhất trong lòng ta,
cũng là sự oán hận lớn nhất của ta».
Cho nên, nếu phải thay ông Đinh La Thăng, Bộ chính
trị sẽ gặp lại khó khăn trước đây.
Ông Thưởng là giải pháp hoàn hảo, nhưng nếu bóng của
ông Lê Thanh Hải vẫn quanh quẩn đâu đó, thì ông Thưởng sẽ khó qua cửa, vì nếu
trước đây đã không chấp nhận, bây giờ, ông Thưởng bị cho là đã Hà Nội hóa,
Trung ương hóa thì càng ít khả năng được chấp nhận. Ngược lại, ngay cả khi ông
Thưởng được chấp nhận, khả năng bị vô hiệu hóa hay Sài Gòn hóa, như dạng ông
Nguyễn Thành Phong, hay ngay chính ông Đinh La Thăng, cũng có thể xảy ra. Nghĩa
là trước sau, TƯ cũng không thể quản được Sài Gòn.
Trên góc nhìn khác, hiện tượng bất tuân TƯ của Đảng
bộ Sài Gòn chứa đựng bản chất bất tín nhiệm Bộ chính trị của đảng bộ cơ sở, nếu
không phải chỉ ở Đảng bộ Sài Gòn, thì khủng hoảng chia rẽ đã tới mức tan rã của
toàn hệ thống. Tất cả các đảng bộ địa phương đều bất tín nhiệm Ban bí thư? Các
quết định của Ban bí thư sẽ không tự động có hiệu lực?
Đảng bộ Sài Gòn, đầu tàu kinh tế cả nước, nơi cọ xát
từng ngày với năng lực cạnh tranh quốc tế, nơi mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển
và nhu cầu thích ứng của thể chế chính trị luôn bộc lộ lớn nhất và gay gắt nhất.
Chính ở đây, đòi hỏi bứt phá, giải phóng khỏi những tư duy giáo điều, lạc hậu,
cản trở tiến bộ, là động lực đẩy Đảng bộ Sài Gòn tách xa dần lối mòn tư duy của
TƯ, đặc biệt là của Tổng bí thư. Sức ép của mâu thuẫn giữa tăng trưởng với tư
duy giáo điều sẽ buộc Đảng bộ Sài Gòn thành nhân tố cách mạng.
Con sóng ngầm từ Sài Gòn đang mở màn sự tan rã không
có gì cản được. Hãy nhìn xem toàn cảnh Việt Nam. Nông dân và những cuộc bùng nổ
ruộng đất sẽ tiếp tục với trung tâm từ đồng bằng Bắc Bộ. Formosa sẽ là rốn của
vùng lũ miền Trung. Công nhân sẽ tiếp tục đốt cháy nhà máy công xưởng Tàu từ
khu vực miền Nam. Phong trào tự chủ và tự do tín ngưỡng của đồng bào Công giáo,
Phật tử, dân tộc thiểu số Tây nguyên... sẽ tiếp tục lan rộng trên cả nước. Tổng
biểu tình tuy không rầm rộ nhưng không tắt, âm thầm chờ lửa, sẽ bùng lên bất cứ
lúc nào. Ban bí thư và Bộ chính trị bị cô lập, mất tín nhiệm, mất khả năng kiểm
soát.
Nếu sự tan rã của đảng cộng sản đang là hiện tượng
có thật, thì một biểu hiện gắn liền với nó có tính quy luật là hiện tượng tập
quyền của bộ máy lãnh đạo. Sự hoang mang, hoảng sợ sẽ càng đẩy đảng tới độc
tài.
Chúng ta vừa nhắc đến một hiện tượng tập quyền thông
qua tiểu xảo, như động tác giành quyền kỷ luật đảng viên của Ban Bí thư bằng
cách sửa nghị quyết 46-QĐ/TW năm 2011 thành 30-QĐ/TW năm 2016 một cách mập mờ.
Đó là phương pháp «biển thủ» quyền lực một cách vụng trộm. Cũng là một sự «sa
đoạ, suy thoái đạo đức».
Chúng ta sẽ chứng kiến cuộc vận động nhất thể hoá sắp
tới, tại hội nghị TƯ 6 vào cuối năm. Đảng sẽ tràn sang nắm Chính phủ. Khi không
thể kiểm soát được bằng các biện pháp thông thường, ít nhiều được che đậy bằng
dân chủ hình thức, việc tập trung quyền lực theo hướng độc tài là xu hướng
không thể tránh khỏi.
Ở Trung Quốc, việc tập quyền hoá đã thực hiện từ hơn
20 năm, vì một thực tế là đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và tập quán độc lập
gần như tự trị của các địa phương có nguồn gốc từ khoảng cách địa lý là đặc điểm
truyền thống nền chính trị Trung Quốc. Mức độ tập quyền đạt tới mức cao độ hiện
nay dưới tay Tập Cận Bình có nhu cầu từ công cuộc «đập hổ diệt ruồi», nguồn gốc
sự phân rã trong đảng.
Những hình ảnh của Trung Quốc có thể lặp lại trên đất
Việt Nam, vì lịch sử đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ làm được
gì trước và khác Trung Quốc.
Tham vọng chia quyền cai trị thế giới với Mỹ, Tập Cận
Bình tất yếu tiến hành Dân chủ hoá Trung Quốc theo mô hình dân chủ đa nguyên phổ
cập. Thủ tướng Úc đã nói với Tập Cận Bình tại Singapore: «Trung Quốc không thể
dẫn dắt châu Á, vì Trung Quốc không phải là quốc gia Dân chủ».
Tuy nhiên, ông Tập chỉ mới bắt đầu những bước khởi động
kín đáo. Vì vậy, chắc chắn, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ dân chủ hoá xã hội
Việt Nam, nhưng có thể phải mười năm sau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc với 86,7 triệu đảng viên, gấp
10 lần số đảng viên cộng sản trên toàn bộ phần còn lại của thế giới, nếu còn
tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, thì đương nhiên Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo phong
trào cộng sản thế giới. Nhưng từ năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố, «mèo trắng,
mèo đen, miễn là bắt được chuột». Giang Trạch Dân đưa ra thuyết Ba đại diện xoá
bỏ khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp, cho phép kết nạp chủ doanh nghiệp
tư nhân vào đảng.
Về thực chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ lâu
không còn là đảng cộng sản Mác-xít. Mục đích của Đảng Cộng sản Trung quốc là
đưa Trung Quốc lên vị trí siêu cường, chia sẻ quyền cai trị thế giới với Mỹ và
vượt Mỹ, bất phân biệt ý thức hệ tư tưởng.
Trong khi đó, trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhiều kẻ từng ấp ủ mơ ước đưa Đảng Cộng sản Việt Nam vào vị trí đứng đầu,
dẫn dắt phong trào cộng sản quốc tế. Trong những cái đầu bệnh tật này, có cựu Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh và đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thế đấy, biết mười mươi rằng sớm hay muộn cũng phải
dân chủ hoá bằng cách tạo ra nền chính trị đa đảng cạnh tranh, nhưng, những cái
đầu cố thủ kỳ lạ trong Bộ chính trị vẫn cố níu kéo bằng được, cho đến khi không
thể níu kéo được nữa. Đến lúc, không chịu được, người ta sẽ phải lôi những cái
đầu điên ấy đi. Thế gọi là lú lẫn hay là «lừa ưa nặng».
Những con sóng ngầm từ Sài Gòn có thể bắt đầu làm
cho biển động.
05/05/2017
B.Q.V.
Tác giả gửi BVN
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 12:53
No comments:
Post a Comment