Thursday, October 6, 2016

YÊU CẦU SỬA ĐỔI DỰ THẢO LUẬT TÔN GIÁO & TÍN NGƯỠNG MỚI - THƯ NGỎ gửi CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM (UBBVQLNVN)




Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
2016-10-06

PARIS, 6 tháng 10 năm 2016 (UBBVQLNVN) — 54 tổ chức nổi danh quốc tế về tôn giáo và xã hội dân sự tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Việt Nam vừa gửi bức Thư Ngỏ đến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, kêu gọi sửa đổi Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng sắp được Quốc hội thông qua trong các khoá họp từ thời gian 20 tháng 10 đến 18 tháng 11 năm nay. Những tổ chức ký tên nói rằng Luật mới này sai sót một cách nghiêm trọng, và yêu cầu xem xét để thảo lại văn bản sau khi tham khảo các tổ chức tôn giáo và các chuyên gia quốc tế về luật pháp “để bảo đảm cho Luật bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tuân thủ Điều 18 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR)”.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, một trong những người đồng bảo trợ Thư Ngỏ, nhận định rằng : “Luật mới này, nếu được thông qua theo hình thái dự thảo hiện tại, sẽ là chiếc áo trói (straight-jacket) tôn giáo. Luật sẽ cho phép chính quyền xâm phạm vào mọi hình thái của đời sống tôn giáo, và loại bỏ sự hiện hữu của các tôn giáo không thể hay không muốn đăng ký với Nhà nước. Đây là điều trái chống với chính nguyên tắc của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được chứa đựng trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR), mà Việt Nam tham gia ký kết”.

Theo các tổ chức ký tên, Dự thảo Luật đã đặt để “những hạn chế không thể chấp nhận đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cùng những nhân quyền khác”, đồng thời “thừa kế những điều luật hay hướng dẫn có sẵn, luôn nhấn mạnh sự kiểm soát và quản lý của chính quyền trên đời sống tôn giáo. Đây là điều trái chống với tinh thần và nguyên tắc của quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.

Lần đầu tiên Việt nam chịu thông qua Luật tôn giáo và tín ngưỡng. Cho đến nay, tôn giáo chỉ được điều chỉnh bằng một loạt sắc lệnh và nghị định. Các bản dự thảo trước đây được gửi tới các cộng đồng tôn giáo lấy ý kiến. Tuy nhiên, văn bản hiện tại chẳng chiếu cố tới những quan ngại do các cộng đồng tôn giáo đề xuất. Hơn thế, ngoài Giáo hội Công giáo có được quy chế đặc biệt tại Việt Nam, thì chỉ có các tôn giáo được thừa nhận hay được Nhà nước thành lập mới được quyền tham khảo, còn các tổ chức tôn giáo độc lập, như Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, Thiên Chúa giáo độc lập, các tổ chức Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo Khmer Krom đều không được tham khảo.

*
*
THƯ NGỎ GỬI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Kính gửi Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Đường Độc Lập – Quan Thánh
Hà Nội
Việt Nam

Thưa Bà Chủ tịch,

Chúng tôi, ký tên dưới đây, các tổ chức xã hội dân sự, viết thư này nói lên sự quan tâm của chúng tôi về Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới tại Việt Nam. Dự thảo Luật mới, đã được sửa chữa nhiều lần và gây ra nhiều phê phán mạnh mẽ trong giới cộng đồng tôn giáo, được dự trù Quốc hội thông qua thành luật tại các khoá họp tháng 10 và tháng 11 năm 2016.

Dự thảo mới nhất đã được thảo luận tại cuộc họp cao cấp của Đảng Cộng sản và Mặt Trận Tổ quốc ngày 17 tháng 8, đồng thời gửi đến một số cộng đồng tôn giáo lấy ý kiến. Xem xét bản Dự thảo Luật đăng tải trên Trang nhà Quốc hội Việt Nam gồm có 9 chương dự thảo Luật, hàm chứa một số cải tiến, nhưng vẫn tiếp tục lưu giữ những hạn chế không thể chấp nhận đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như các nhân quyền khác. Đặc biệt, những bảo đảm cơ bản cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tiếp tục bị xói mòn với cơ chế Đăng ký hà khắc, bó buộc, cho phép nhà nước xâm phạm quá đáng vào công việc nôi bộ các tổ chức tôn giáo. Thật như vậy, sự kiện này và những dự thảo Luật trước đây thừa kế những điều luật hay hướng dẫn có sẵn, luôn nhấn mạnh sự kiểm soát và quản lý của chính quyền trên đời sống tôn giáo. Đây là điều trái chống với tinh thần và nguyên tắc của quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Như đã nói trên đây, Dự thảo Luật tôn giáo đã được luân lưu cho một số cộng đồng tôn giáo lấy ý kiến. Tuy nhiên, Công giáo đã nhanh chóng chống đối, với thời gian quá ngắn từ ngày 18 tới 30 tháng 8 để chuẩn bị góp ý bản Dự thảo Luật (1). Hơn nữa, các tổ chức tôn giáo độc lập không đăng ký chính quyền không được tham khảo, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Có một số cải tiến cần hoan nghênh trong Dự thảo Luật, gồm có điều luật cho phép thay đổi tôn giáo, không riêng quyền theo hay không theo một tôn giáo, quyền cho các tù nhân “được đọc sách tôn giáo và biểu tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo họ”, cũng như quyền của các tổ chức tôn giáo được tham gia các sinh hoạt như giáo dục, tu luyện đức tin, chăm sóc y tế, và từ thiện xã hội.

Tuy nhiên, những khuyến cáo sau đây làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt của các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam, mà các tổ chức ký tên hôm nay chia sẻ :

1. Định nghĩa tôn giáo phải nhất quán với Điều 18 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR).
Trong bản Dự thảo, tôn giáo được định nghĩa như “tập họp tín đồ… được Nhà nước công nhận” (chúng tôi nhấn mạnh) (Điều 2.13). Cho thấy các thành viên của tổ chức tôn giáo nào không thể, hoặc không chịu đăng ký với chính quyền trong sự bỏ mặc hợp pháp, sẽ không được luật pháp bảo đảm cho sự tiến hành các sinh hoạt tôn giáo.

2. Đăng ký với chính quyền không thể xem như một tiền lệ thủ tục cho việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Tiến trình phức tạp và hà khắc của cơ chế Đăng ký đòi hỏi sự cho phép của chính quyền về các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động và quy chế như một tổ chức. Sự bảo đảm phác thảo tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR) không lệ thuộc và không thể quy định theo tiến trình nội địa về khai báo, cho phép, thừa nhận hay đăng ký.

3. Luật không cho phép các viên chức xâm phạm tuỳ tiện vào công việc nội bộ tôn giáo.
Các điều luật trong Luật mới cho phép nhà cầm quyền xâm phạm thái quá vào nội bộ của những quyết định, bổ nhiệm, tu luyện và các chương trình hoạt động của tổ chức tôn giáo. Những giới hạn trong sự biểu thị tự do tôn giáo và tín ngưỡng không bao giờ được vượt quá mục đích hay phạm vi cho phép tại Điều 18 (3) của Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR) Như lời Tiến sĩ Heiner Bielfeldt, Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, sau chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2014, đã nói:Cơ chế đăng ký có thể là một đề nghị của Nhà nước, nhưng không thể là sự cưỡng bách pháp lý — “Registration should be an offer by the State but not a compulsory legal requirement”.

4. Ngôn ngữ mơ hồ và tiềm ẩn sự kỳ thị cần phải bãi bỏ.
Dự thảo Luật mới hàm chứa thứ ngôn ngữ mơ hồ đối với “các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp” (Điều 10.1), và “gây chia rẽ dân tộc” (Điều 5.4) có thể sử dụng gây kỳ thị với các dân tộc ít người, các nhóm độc lập và những ai mà tôn giáo bị xem như “có yếu tố nước ngoài” (Điều 2.12).

5. Các điều luật cấn thiết lập những nguồn pháp lý và cơ cấu để nhân dân có quyền khiếu nại, và những ai khiếu nại sẽ được điều tra và xử lý độc lập, trong những trường hợp vi phạm được minh chứng về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Với tất cả những lý do trên đây, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu sự sửa đổi Luật mới về tôn giáo và tín ngưỡng, bằng cách tham khảo các đại diện cộng đồng tôn giáo, kể cả những cộng đồng đồng tôn giáo không được thừa nhận, tham khảo các chuyên gia về luật nhân quyền quốc tế, để bảo đảm quyển tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tuân thủ Điều 18 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của LHQ (ICCPR).

Chúng tôi mong mỏi được bà Chủ tịch hồi đáp. Xin gửi hồi âm về Điều hợp viên Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Penelope Faulkner tại địa chỉ
Email: penelope.faulkner@gmail.com , hay Điều hợp viên Christian Solidarity Worldwide, Benedict Rogers tại địa chỉ Email: benrogers@csw.org.uk

Trân trọng.

Danh sách các chữ ký:

Benedict Rogers
East Asia Team Leader
Christian Solidarity Worldwide

Vo Van Ai
President
Vietnam Committee on Human Rights / Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam

Rafendi Djamin
Director of Southeast Asia and Pacific Programme
Amnesty International / Ân Xá Quốc tế

Phil Robertson
Deputy Director, Asia Division
Human Rights Watch / Theo dõi Nhân quyền

Dimitris Christopoulos
President
FIDH / Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền

Nina Shea
Director
Hudson Institute Center for Religious Freedom / Trung tâm Tự do Tôn giáo, Viện Hudson

Hans Aage Gravaas
Secretary General
Stefanus Alliance International

Robert Hårdh
Executive Director
Civil Rights Defenders

Jostein Hole Kobbeltvedt
Executive Director
Rafto Foundation for Human Rights / Sáng hội Nhân quyền Rafto

Nguyen Dinh Thang
CEO & President
BPSOS

Các chữ ký mới thêm:

Joshua Cooper
Executive Director
Hawai'i Institute for Human Rights / Viện Nhân quyền Hawai’i

Ven. Thich Thanh Quang
President, Executive Institute / Viện trưởng Viện Hoá Đạo
Unified Buddhist Church of Vietnam / Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Le Cong Cau
Chairman
Buddhist Youth Movement of Vietnam / Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN

Ven. Thich Huyen Viet
Chargé d’Affaires
Unified Buddhist Church of Vietnam Overseas / GHPGVNTN Hải ngoại

Nguyen Van Lia
The Traditional Hoa Hao Buddhist Bloc / Khối Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý

Tran Ngoc Suong
The Popular Council of Cao Dai Religion / Hội đồng Nhân dân Cao Đài giáo

Charles Santiago MP
Chairperson,
ASEAN Parliamentarians for Human Rights (APHR) / Dân biểu Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) cho Nhân quyền

Professor the Lord Alton of Liverpool
UK All-Party Parliamentary Group on International Religious Freedom or Belief / Nhóm Dân biểu Vương quốc Anh cho Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trên Thế giới

Daniel Calingaert
Acting President
Freedom House

John Edmundson
President
Agir Ensemble pour les Droits de l’Homme / Hành động chung cho Nhân quyền

Ann Buwalda
Executive Director
Jubilee Campaign USA

Faith J. H. McDonnell
Director, Religious Liberty Program
The Institute on Religion and Democracy / Viện Tôn giáo và Dân chủ

Lilly Bliatout
President and Founder
Southeast Asia Monitor for Human Rights and Justice

Vu Quoc Dung
Executive Director
VETO! Human Rights Defenders’ Network

Former US Congressman Joseph Cao
Chairman
Coalition for a Free and Democratic Vietnam

John Alles
Executive Director
Montagnard Assistance Project

Tony Tran
Chairman
Con Dau Parishioners Association

Katie Duong
Overseas Representative
Popular Council of Cao Dai Religion

Rong Nay
Chairman
Montagnard Human Rights Organization

Pastor A Ga
Representative
Montagnard Evangelical Church of Christ

Vu Quoc Ngu
CEO
Defend the Defenders

Huỳnh Thục Vy
Coordinator
Vietnamese Women for Human Rights

Lanney Tran
Chairwoman
Women for Human Rights in Vietnam

Nguyen Bac Truyen
Vietnamese Political and Religious Prisoners’ Friendship Association

Vietnam Independent Civil Society Organizations Network (VICSON)

Matteo Mecacci
President
International Campaign for Tibet / Chiến dịch Quốc tế chgo Tây Tạng

Bob Fu
Founder and President
China Aid

The 21st Century Wilberforce Initiative

Human Rights in China (HRIC) / Hội Nhân quyền Trung quốc

Commonwealth Human Rights Initiative, New Delhi / Sáng kiến Nhân quyền Ấn Độ

Vietnamese FoRB Roundtable

Han Dong-Feng
Executive Director
China Labour Bulletin / Tạp chí Lao động Trung quốc

E-Ling Chiu
Secretary General
Taiwan Association for Human Rights / Hội Nhân quyền Đài Loan

Adilur Rahman Khan
Secretary, Odhikar / Hội Nhân quyền Bagladesh
Bangladesh

Willy Fautré
Director
Human Rights Without Frontiers

Alvin Jacobson
Amnesty International USA Group 56 / Nhóm 56 Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ
Lexington, MA

Kathy Herbst
Amnesty International Group USA Group 524 / Nhóm 524 Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ
Lexington, MA
Pittsburgh, PA

Michael De Dora
Director of Public Policy
Center for Inquiry

Sara Colm
Co-founder
Campaign to Abolish Torture in Vietnam / Chiến dịch đòi bãi bỏ tra tấn tại Việt Nam

Isaac Six
Advocacy Director
International Christian Concern

Helen Ngo
Chairwoman
Committee for Religious Freedom in Vietnam

Nguyen Thanh Dung
Association for Promotion of Freedom of Religions and Beliefs

Khin Ohmar
Coordinator
Burma Partnership / Đối tác Miến Điện

Bjørn Engesland
Secretary General
Norwegian Helsinki Committee / Uỷ ban Helsinki Na Uy
----------------------

(1) Thư của Hội đồng Giám Mục Việt Nam góp ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, do Giám mục Phó Tổng Thư ký Phêrô Nguyễn Văn Khảm ký gửi.






No comments: