12/10/2016
Biển Đông ngày càng bất an, khi Trung Cộng đã tỏ
thái độ và hành động bất tuân phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La
Haye mà trong đó bác bỏ toàn bộ đường lưỡi bò của Trung Quốc tự ý áp đặt chủ
quyền lên 95% diện tích Biển Đông.
Từ lâu Trung Cộng đã không xem các nước nhỏ, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, có tranh chấp biển đảo trong vùng Biển Đông với TQ ra gì cả vì cán cân lực lượng kinh tế và quân sự giữa TQ và những nước nhỏ này chênh lệch nhau quá xa. TQ là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. TQ cũng là cường quốc quân sự trong vùng Biển Đông chỉ thua Mỹ. Vì vậy, chỉ có Mỹ mới đủ sức đương đầu với TQ để cân bằng quyền lực tại Biển Đông và làm cho Bắc Kinh bớt hung hăng, thô bạo và áp bức các nước nhỏ trong vùng.
Đó cũng là động lực để Mỹ thực hiện chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương khi TQ ngày càng lộ rõ bộ mặt bá quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các nước nhỏ trong vùng Biển Đông, vì vậy, chỉ còn cách phải xích lại gần hơn với Mỹ và muốn Mỹ dự phần sâu hơn vào các vấn đề Biển Đông. Trong khi TQ thì ngược lại lúc nào cũng không muốn, cũng sợ Mỹ can thiệp hay hậu thuẫn các nước nhỏ tại Biển Đông để chống lại cuộc xâm chiếm biển đảo của họ.
Trong bối cảnh đó cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ vào tháng 11 năm nay và ai, bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump, sẽ làm tổng thống Mỹ sắp tới là mối quan tâm sâu sắc của các nước trong khu vực Biển Đông. Bà Clinton hay ông Trump làm tổng thống Mỹ sẽ có lợi cho tình hình ổn định của Biển Đông? Ai trong 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ làm cho Bắc Kinh lo ngại và chùn bước trước Biển Đông?
Trang mạng của báo Philstar.com của Phi Luật Tân hôm 1 tháng 8 năm 2016 viết về phản ứng của 2 ứng cử viên TT Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump qua phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye như sau:
“Vào ngày Tòa Trọng Tài Thường Trược (PCA) ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc cả bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều đưa ra tuyên bố ủng hộ phán quyết. Bà Clinton nói rằng, Hoa Kỳ có lợi ích sâu rộng và lâu dài tại Biển Đông và trong tự do lưu thông hàng hải -- rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta. Thật là quan trọng rằng tất cả các bên đều chấp hành phán quyết này và tiếp tục theo đuổi các phương thức hòa bình, đa phương để giải quyết các tranh chấp với nhau. Tuyên bố của ông Trump nói rằng, Chúng tôi mong mỏi tất cả các bên có tranh chấp phải tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế và giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.”
Đó chỉ là tuyên bố phản ứng của bà Clinton và ông Trump trước phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. Còn lập trường căn bản và sâu xa của 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ đối với Biển Đông thì sao?
Bài bình luận trên trang mạng báo Forbes.com hôm 9 tháng 6 vừa qua nhắc lại sự kiện bà Clinton khi còn làm Ngoại Trưởng trong nội các của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama thì Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách đối ngoại thiết lập trục và tái cân bằng tại Á Châu, bao gồm trục quân sự. Bài báo cũng cho biết vào năm 2010, trong thượng đỉnh an ninh Đông Á tại Hà Nội, bà Clinton lúc đó là Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố về luật pháp quốc tế như là nền tảng để giải quyết những tranh chấp biển đảo tại Biển Đông. Bà cũng tuyên bố rằng Mỹ có “quyền lợi quốc gia” trong tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông. Tuyên bố đó là một hành động mà báo Forbes gọi là “cú thúc cùi chỏ” Trung Cộng khi nước này tuyên bố chủ quyền trên 95% diện tích Biển Đông.(1)
Chiến lược thiết lập trục và tái cân bằng tại Á Châu của Mỹ dưới thời bà Clinton làm ngoại trưởng chủ trương đưa 60% binh lực của Mỹ về phối trí tại Á Châu để đối đầu với thế lực bành trướng của Trung Cộng. Chiến lược này cũng đã đưa tới việc Mỹ thiết lập trục quân sự với Nhật Bản, Philippines, và Úc. Đồng thời Mỹ mở rộng hợp tác chiến lược với Ấn Độ, Việt Nam để đối phó với thế lực ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về kinh tế, cũng nằm trong chiến lược này mà Mỹ đã và đang vận động cho Thương Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước trong đó có Việt Nam để bao vây kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, về lập trường của ông Trump đối với Biển Đông, trang mạng của báo Forbes.com hôm 27 tháng 5 vừa qua có bài bình luận cho rằng đại gia địa ốc tỉ phú New York cũng tuyên bố ầm ỉ về chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ông kêu gọi “tăng cường và bố trí binh lực Hoa Kỳ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.” Ông cho rằng làm như thế sẽ ngăn chận được chủ nghĩa phiêu lưu làm nguy hại đến các quyền lợi của Mỹ tại Á Châu và chứng tỏ sức mạnh của Mỹ khi khởi đầu đàm phán về quan hệ thương mại với Trung Quốc. Theo bài báo, ông Trump cho rằng sự hiện diện binh lực hùng mạnh của Mỹ sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước Á Châu cũng như khắp thế giới biết rằng Mỹ trở lại lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bài báo cũng nhắc nhở rằng giải pháp cho vấn đề Biển Đông không phải đơn giản chỉ là tăng cường sự hiện diện binh lực tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương là đủ. (2)
Trong bài quan điểm vào ngày 1 tháng 8 vừa qua, trên trang mạng của báo Phi Luật Tân Philstar.com, cho rằng bà Clinton được xem là có lập trường diều hâu về vấn đề Biển Đông, trong lãnh vực tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tờ báo cũng cho biết rằng bà Clinton được xem là bộ mặt của chính sách “trục Á Châu,” và được kỳ vọng sẽ hậu thuẫn, nếu không muốn nói là trực tiếp thúc đẩy, các vấn đề luật biển mạnh mẽ hơn ông Obama. Tờ báo cũng đề cập đến lập trường Biển Đông của ông Trump và cho rằng ông Trump chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế và tự do hàng hải mà thôi. Bài báo cũng cho rằng nếu ông Trump làm tổng thống Mỹ thì Trung Cộng sẽ có lợi hơn là bà Clinton làm tổng thống.(3)
Nhưng, Trung Cộng sợ ai làm tổng thống nhất, bà Clinton hay ông Trump, sẽ ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông bất lợi cho họ?
Theo một bài xã luận đăng trên trang mạng Forbes.com hôm 9 tháng 6 vừa rồi, Sean King, phó chủ tịch công ty cố vấn chiến lược Park Strategies tại New York cho rằng, “Tổng Thống Clinton sẽ tiếp tục chính sách của Obama tại Biển Đông, ngay cả cứng rắn hơn. Bắc Kinh sợ hãi bà Clinton sẽ vào Bạch Ốc.” (4)
Trong bài bình luận có tựa đề “China fears Hillary Clinton far more than it does Donald Trump” (Trung Quốc Sợ Hillary Clinton Nhiều Hơn Sợ Donald Trump), đăng trên trang mạng của CNBC.com hôm 11 tháng 7 năm 2016, cho biết rằng một nhà ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc nói với Reuters rằng bà Clinton sẽ là một đối tác khó khăn, trong khi họ biết không nhiều về ông Trump hay lập trường của ông. Bài báo cũng cho biết vào tháng 5 vừa qua, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho rằng bà Clinton là người được mô tả như là “bàn tay chính sách đối ngoại kỳ cựu” và là chỗ dựa quan trọng của “trục” Á Châu Thái Bình Dương mà Trung Quốc xem như là mối đe dọa.
Bài báo cũng nhận định rằng “Sự khác biệt chính giữa chính phủ Trump và chính phủ hiện tại hay chính phủ Clinton là sự kính nể. Các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc sẽ kính nể ông Trump, sẽ kính nể nước Mỹ bởi vì chúng ta sẽ làm cho kinh tế, quân sự và chính trị mạnh.”
Bài báo nói trên cho rằng Trung Quốc xem ông Trump là một doanh nhân và là người mà họ có thể thương lượng được. Bài báo cũng đề cập đến lập trường cứng rắn của bà Clinton đối với vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc và cho rằng ông Trump là người ít khó khăn hơn về nhân quyền. (5)
Có điều chắc chắn là cho dù bà Clinton hay ông Trump làm tổng thống Mỹ thứ 45, thì Trung Quốc cũng sẽ không từ bỏ tham vọng xâm chiếm Biển Đông vì đó là quyền lợi cốt lõi của họ về kinh tế lẫn quân sự. Cho dù bà Clinton hay ông Trump là tổng thống Mỹ thì Trung Quốc cũng không từ bỏ các đảo, các thực địa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 đến nay.
Chúng ta là người Việt Nam thì nên rõ ràng rằng nước Mỹ không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền giữa TQ và các nước trong vùng Biển Đông, gồm có Việt Nam. Mỹ chỉ quan tâm đến chuyện tự do hàng hải. Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu TQ đụng trận với Philippines tại Biển Đông vì họ có hiệp ước hỗ tương quân sự.
Chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam là chuyện của Việt Nam gồm nhà cầm quyền và người dân. Nhưng nhà cầm quyền CSVN thì bị TQ ếm sinh tử phù nên không dám hó hé. Người dân Việt Nam thì bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, bắt bỏ tù khi biểu tình bày tỏ lòng yêu nước và chống TQ xâm lăng.
Vì vậy, cho dù bà Clinton hay ông Trump lên làm tổng thống Mỹ thì tình hình Biển Đông vẫn sẽ còn u ám!
(1) http://www.forbes.com/sites/timdaiss/2016/05/27/tough-talking-trump-would-have-limited-south-china-sea-options/#4c9238::4ồ1::22
(2) http://www.forbes.com/sites/timdaiss/2016/05/27/tough-talking-trump-would-have-limited-south-china-sea-options/#4c9238::4ồ1::22
(3) http://www.philstar.com/opinion/2016/08/01/1608838/clinton-trump-and-west-philippine-sea
(4) http://www.forbes.com/sites/ralphjennings/2016/06/09/hillary-clinton-would-get-tougher-on-beijing-over-disputed-south-china-sea/#417b5fc23355
(5) http://www.cnbc.com/2016/07/11/china-fears-hillary-clinton-focus-on-south-china-sea-human-rights-far-more-than-it-does-donald-trump.html
Từ lâu Trung Cộng đã không xem các nước nhỏ, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, có tranh chấp biển đảo trong vùng Biển Đông với TQ ra gì cả vì cán cân lực lượng kinh tế và quân sự giữa TQ và những nước nhỏ này chênh lệch nhau quá xa. TQ là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. TQ cũng là cường quốc quân sự trong vùng Biển Đông chỉ thua Mỹ. Vì vậy, chỉ có Mỹ mới đủ sức đương đầu với TQ để cân bằng quyền lực tại Biển Đông và làm cho Bắc Kinh bớt hung hăng, thô bạo và áp bức các nước nhỏ trong vùng.
Đó cũng là động lực để Mỹ thực hiện chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương khi TQ ngày càng lộ rõ bộ mặt bá quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các nước nhỏ trong vùng Biển Đông, vì vậy, chỉ còn cách phải xích lại gần hơn với Mỹ và muốn Mỹ dự phần sâu hơn vào các vấn đề Biển Đông. Trong khi TQ thì ngược lại lúc nào cũng không muốn, cũng sợ Mỹ can thiệp hay hậu thuẫn các nước nhỏ tại Biển Đông để chống lại cuộc xâm chiếm biển đảo của họ.
Trong bối cảnh đó cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ vào tháng 11 năm nay và ai, bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump, sẽ làm tổng thống Mỹ sắp tới là mối quan tâm sâu sắc của các nước trong khu vực Biển Đông. Bà Clinton hay ông Trump làm tổng thống Mỹ sẽ có lợi cho tình hình ổn định của Biển Đông? Ai trong 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ làm cho Bắc Kinh lo ngại và chùn bước trước Biển Đông?
Trang mạng của báo Philstar.com của Phi Luật Tân hôm 1 tháng 8 năm 2016 viết về phản ứng của 2 ứng cử viên TT Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump qua phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye như sau:
“Vào ngày Tòa Trọng Tài Thường Trược (PCA) ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc cả bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều đưa ra tuyên bố ủng hộ phán quyết. Bà Clinton nói rằng, Hoa Kỳ có lợi ích sâu rộng và lâu dài tại Biển Đông và trong tự do lưu thông hàng hải -- rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta. Thật là quan trọng rằng tất cả các bên đều chấp hành phán quyết này và tiếp tục theo đuổi các phương thức hòa bình, đa phương để giải quyết các tranh chấp với nhau. Tuyên bố của ông Trump nói rằng, Chúng tôi mong mỏi tất cả các bên có tranh chấp phải tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế và giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.”
Đó chỉ là tuyên bố phản ứng của bà Clinton và ông Trump trước phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. Còn lập trường căn bản và sâu xa của 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ đối với Biển Đông thì sao?
Bài bình luận trên trang mạng báo Forbes.com hôm 9 tháng 6 vừa qua nhắc lại sự kiện bà Clinton khi còn làm Ngoại Trưởng trong nội các của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama thì Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách đối ngoại thiết lập trục và tái cân bằng tại Á Châu, bao gồm trục quân sự. Bài báo cũng cho biết vào năm 2010, trong thượng đỉnh an ninh Đông Á tại Hà Nội, bà Clinton lúc đó là Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố về luật pháp quốc tế như là nền tảng để giải quyết những tranh chấp biển đảo tại Biển Đông. Bà cũng tuyên bố rằng Mỹ có “quyền lợi quốc gia” trong tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông. Tuyên bố đó là một hành động mà báo Forbes gọi là “cú thúc cùi chỏ” Trung Cộng khi nước này tuyên bố chủ quyền trên 95% diện tích Biển Đông.(1)
Chiến lược thiết lập trục và tái cân bằng tại Á Châu của Mỹ dưới thời bà Clinton làm ngoại trưởng chủ trương đưa 60% binh lực của Mỹ về phối trí tại Á Châu để đối đầu với thế lực bành trướng của Trung Cộng. Chiến lược này cũng đã đưa tới việc Mỹ thiết lập trục quân sự với Nhật Bản, Philippines, và Úc. Đồng thời Mỹ mở rộng hợp tác chiến lược với Ấn Độ, Việt Nam để đối phó với thế lực ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về kinh tế, cũng nằm trong chiến lược này mà Mỹ đã và đang vận động cho Thương Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước trong đó có Việt Nam để bao vây kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, về lập trường của ông Trump đối với Biển Đông, trang mạng của báo Forbes.com hôm 27 tháng 5 vừa qua có bài bình luận cho rằng đại gia địa ốc tỉ phú New York cũng tuyên bố ầm ỉ về chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ông kêu gọi “tăng cường và bố trí binh lực Hoa Kỳ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.” Ông cho rằng làm như thế sẽ ngăn chận được chủ nghĩa phiêu lưu làm nguy hại đến các quyền lợi của Mỹ tại Á Châu và chứng tỏ sức mạnh của Mỹ khi khởi đầu đàm phán về quan hệ thương mại với Trung Quốc. Theo bài báo, ông Trump cho rằng sự hiện diện binh lực hùng mạnh của Mỹ sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước Á Châu cũng như khắp thế giới biết rằng Mỹ trở lại lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bài báo cũng nhắc nhở rằng giải pháp cho vấn đề Biển Đông không phải đơn giản chỉ là tăng cường sự hiện diện binh lực tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương là đủ. (2)
Trong bài quan điểm vào ngày 1 tháng 8 vừa qua, trên trang mạng của báo Phi Luật Tân Philstar.com, cho rằng bà Clinton được xem là có lập trường diều hâu về vấn đề Biển Đông, trong lãnh vực tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tờ báo cũng cho biết rằng bà Clinton được xem là bộ mặt của chính sách “trục Á Châu,” và được kỳ vọng sẽ hậu thuẫn, nếu không muốn nói là trực tiếp thúc đẩy, các vấn đề luật biển mạnh mẽ hơn ông Obama. Tờ báo cũng đề cập đến lập trường Biển Đông của ông Trump và cho rằng ông Trump chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế và tự do hàng hải mà thôi. Bài báo cũng cho rằng nếu ông Trump làm tổng thống Mỹ thì Trung Cộng sẽ có lợi hơn là bà Clinton làm tổng thống.(3)
Nhưng, Trung Cộng sợ ai làm tổng thống nhất, bà Clinton hay ông Trump, sẽ ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông bất lợi cho họ?
Theo một bài xã luận đăng trên trang mạng Forbes.com hôm 9 tháng 6 vừa rồi, Sean King, phó chủ tịch công ty cố vấn chiến lược Park Strategies tại New York cho rằng, “Tổng Thống Clinton sẽ tiếp tục chính sách của Obama tại Biển Đông, ngay cả cứng rắn hơn. Bắc Kinh sợ hãi bà Clinton sẽ vào Bạch Ốc.” (4)
Trong bài bình luận có tựa đề “China fears Hillary Clinton far more than it does Donald Trump” (Trung Quốc Sợ Hillary Clinton Nhiều Hơn Sợ Donald Trump), đăng trên trang mạng của CNBC.com hôm 11 tháng 7 năm 2016, cho biết rằng một nhà ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc nói với Reuters rằng bà Clinton sẽ là một đối tác khó khăn, trong khi họ biết không nhiều về ông Trump hay lập trường của ông. Bài báo cũng cho biết vào tháng 5 vừa qua, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho rằng bà Clinton là người được mô tả như là “bàn tay chính sách đối ngoại kỳ cựu” và là chỗ dựa quan trọng của “trục” Á Châu Thái Bình Dương mà Trung Quốc xem như là mối đe dọa.
Bài báo cũng nhận định rằng “Sự khác biệt chính giữa chính phủ Trump và chính phủ hiện tại hay chính phủ Clinton là sự kính nể. Các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc sẽ kính nể ông Trump, sẽ kính nể nước Mỹ bởi vì chúng ta sẽ làm cho kinh tế, quân sự và chính trị mạnh.”
Bài báo nói trên cho rằng Trung Quốc xem ông Trump là một doanh nhân và là người mà họ có thể thương lượng được. Bài báo cũng đề cập đến lập trường cứng rắn của bà Clinton đối với vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc và cho rằng ông Trump là người ít khó khăn hơn về nhân quyền. (5)
Có điều chắc chắn là cho dù bà Clinton hay ông Trump làm tổng thống Mỹ thứ 45, thì Trung Quốc cũng sẽ không từ bỏ tham vọng xâm chiếm Biển Đông vì đó là quyền lợi cốt lõi của họ về kinh tế lẫn quân sự. Cho dù bà Clinton hay ông Trump là tổng thống Mỹ thì Trung Quốc cũng không từ bỏ các đảo, các thực địa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 đến nay.
Chúng ta là người Việt Nam thì nên rõ ràng rằng nước Mỹ không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền giữa TQ và các nước trong vùng Biển Đông, gồm có Việt Nam. Mỹ chỉ quan tâm đến chuyện tự do hàng hải. Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu TQ đụng trận với Philippines tại Biển Đông vì họ có hiệp ước hỗ tương quân sự.
Chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam là chuyện của Việt Nam gồm nhà cầm quyền và người dân. Nhưng nhà cầm quyền CSVN thì bị TQ ếm sinh tử phù nên không dám hó hé. Người dân Việt Nam thì bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, bắt bỏ tù khi biểu tình bày tỏ lòng yêu nước và chống TQ xâm lăng.
Vì vậy, cho dù bà Clinton hay ông Trump lên làm tổng thống Mỹ thì tình hình Biển Đông vẫn sẽ còn u ám!
(1) http://www.forbes.com/sites/timdaiss/2016/05/27/tough-talking-trump-would-have-limited-south-china-sea-options/#4c9238::4ồ1::22
(2) http://www.forbes.com/sites/timdaiss/2016/05/27/tough-talking-trump-would-have-limited-south-china-sea-options/#4c9238::4ồ1::22
(3) http://www.philstar.com/opinion/2016/08/01/1608838/clinton-trump-and-west-philippine-sea
(4) http://www.forbes.com/sites/ralphjennings/2016/06/09/hillary-clinton-would-get-tougher-on-beijing-over-disputed-south-china-sea/#417b5fc23355
(5) http://www.cnbc.com/2016/07/11/china-fears-hillary-clinton-focus-on-south-china-sea-human-rights-far-more-than-it-does-donald-trump.html
------------------------------
XEM THÊM :
THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA KỲ
No comments:
Post a Comment