Friday, March 25, 2011

TÌNH HÌNH LIBYA NGÀY 25-3-2011



Tin từ Tòa án Hình sự Quốc tế, công tố viên Luis Moreno-Ocampo cho biết ông tin tưởng ”100 phần trăm” chắc chắn rằng những điều tra của ông sẽ dẫn đến việc buộc tội chế độ Libya với tội danh “chống lại loài người”. Ông nói rằng nhóm của ông đã nghiên cứu sáu sự việc xử dụng bạo lực chống lại thường dân và đang cố gắng xác định những người tham gia và ai đã ra lệnh tấn công…
-----------------------

Tổng thư ký khối NATO, ông Anders Fogh Rasmussen đã nói với các phóng viên là các nước trong khối NATO đã đồng ý thực thi khu vực cấm bay ở Libya “để bảo vệ thường dân chống lại các lực lượng của ông Gaddafi. Ông nói rằng trách nhiệm của khối không vượt qua việc thiết lập và duy trì khu vực cấm bay, nhưng quân đội của NATO cũng có thể hành động tự vệ khi bị tấn công.
“Tại thời điểm này, những hoạt động quân sự vẩn là sự phối hợp của liên quân một số quốc gia và của khối NATO,” ông Rasmussen nói. “Nhưng chúng tôi đang xem xét việc khối NATO có nên nhận trách nhiệm rộng lớn hơn theo quy định của Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng điều đó chưa có quyết định”.

Chủ tịch Hội đồng EU, ông Herman von Rompuy, sau buổi họp tại Brussels tuyên bố: “Từ đầu cuộc khủng hoảng, Liên Hiệp Âu Châu đã đi đầu trong việc áp các biện pháp cấm vận cứng rắn. Hôm nay chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẵn sàng áp dụng thêm những biện pháp chặc chẽ hơn nữa, bao gồm cả các biện pháp đđảm bảo rằng các khoản tiền thu nhập từ dầu và khí đốt không lọt vào tay chế độ Gaddafi. Các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc cũng có biện pháp tương tự.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp thuận cho ph
ép chính phủ tham dự vào các hoạt động hải quân của khối NATO để cấm vận việc vận chuyển vũ khí ra vào Libya. Quốc gia Hồi Giáo này đã đồng ý gửi 4 chiến hạm, một tàu ngầm và một tàu vận chuyển vào hoạt động trên biển.

Phát ngôn nhân của Tổng Thống Obama cho biết là rất tin tưởng rằng Hoa K có thể chuyển giao trách nhiệm điều hành và kiểm soát các hoạt động quân sự của Liên quân trong vài ngày tới. Hãng Reuter cũng đi tin Thủ tướng Thổ Nhĩ K tuyên bố việc chuyển giao cho khối NATO sẽ diễn ra trong một hoặc hai ngày nữa.

Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết không có dấu hiệu cho thấy chính phủ Gaddafi đã thực hiện theo yêu cầu của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về việc ngừng bắn ngay lập tức.
“Không có bằng chứng cho thấy chính quyền Libya đã có những bước để thực hiện nghĩa vụ của mình theo nghị quyết 1970 hoặc năm 1973, ông Ban Ki-moon đã trình bày với Hội Đồng Bảo An. Ông đã đề cập đến hai nghị quyết, trong đó, Hội Đồng Bảo An kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch và áp đặt khu vực cấm bay trên toàn quốc Libya.
Ông Ban cho biết đặc phái viên của ông đã tới Libya, là cựu Ngoại trưởng Jordan Abdelilah Al-Khatib, đã trực tiếp khuyến cáo chính phủ Gaddafi là Hội Đồng Bảo An có thể đưa ra những biện pháp mạnh hơn nếu Libya đã không tuân thủ yêu cầu ngưng bắn hồi tuần trước của Hội Đồng Bảo An.

Các thành viên Hội Đồng Bảo An đã họp kín vào ngày Thứ năm để thảo luận về tình hình ở Libya nhưng chưa đưa ra quyết định cụ thể.

Chiến cuộc tại thành phố Ajdabiyah và Misurata vẫn tiếp diễn. Ít nhất 109 người đã bị giết và 1300 người bị thương do các cuộc tấn công của lực lượng ông Gaddafi vào thành phố Misurata. Chỉ nội trong ngày hôm qua, thứ Năm đã có 4 người bị những người bắn lén bắn chết. Lực lượng đối kháng cho biết đã bắn hạ được 30 tên bắn lén và đang tiến về khu vực trung tâm thành phố.

Cùng lúc tình hình tại thủ đô trở nên căng thẳng. Một người dân Tripoli đã nói với phóng viên BBC: “Tôi không phóng đại nếu nói rằng hàng chục ngàn thanh niên đang bị bắt giữ. Hãy nhìn xem, ngay cả bây giờ chúng tôi không thể đến gần nhau, chỉ cần ba bốn người, một vài phút nói chuyện hoặc trò chuyện, theo tôi, có nghĩa là rất nguy hiểm.

Máy bay chiến đấu của Pháp đã bắn hạ một chiến đấu cơ của không quân Libya trong khi chiếc máy bay này đang đáp xuống một căn cứ ở Misurata vì đã vi phạm nghị quyết khu vực cấm bay của Liên Hiệp Quốc, theo đó, tất cả máy bay của lực lượng Gaddafi cất cánh đều trở thành mục tiêu của không quân liên quân Liên Hiệp Quốc.

Những người thuộc lực lượng quân đội và một số bị tình nghi là lính đánh thuê của ông Gaddafi bị bắt đang được giam tại một nhà tù quân sự tại Benghazi. Một số xác nhận phục vụ trong lực lượng của ông Gaddafi và cho biết thêm là họ đã không có sự chọn lựa nào khác, họ bị bắt buộc phải bắn vào những người đối kháng và thường dân. Abul Majid Mohammed, một người trong tiểu đoàn Al Fadila, cho phóng viên hãng Reuter biết: “Nếu người nào từ chối nổ súng thì họ sẽ giết hoặc thiêu sống ngay, chính mắt chúng tôi thất họ giết chết những người lính đã không chịu nổ súng.

Trong buổi họp báo đầu tiên tại căn cứ hải quân của khối NATO tại Naples, Ý, Phó ĐĐốc Ý, Rinaldo Veri, đã cho biết biển Địa Trung Hải là nơi “dễ dàng nhất, nhanh nhất và trực tiếp nhất để đưa vũ khí vào Libya và khó có thể tuần tra toàn bộ bờ biển này.
Tuy nhiên, ông cho biết, việc bắt đầu tuần tra bắt đầu từ hôm thứ tư bằng các chiến hạm hiện có của NATO hiện trong khu vực đã được “đóng được cánh cửa trước. Trong một vài ngày tới, ông dự kiến ​​sẽ có đủ phương tiện để các hoạt động có hiệu quả hơn. Ông từ chối không cho biết có bao nhiêu tàu chiến đang có hoặc bao nhiêu đã được các quốc gia hứa đóng góp, và chỉ cho biết các đóng góp đến từ Italy, Anh, Hy Lạp, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ K. Hôm thứ Tư, các viên chức quân sự của Khối NATO tại Brussels cho biết đã nhận được 16 tàu chiến từ các quốc gia thành viên.

Tin từ Tòa án Hình sự Quốc tế, công tố viên Luis Moreno-Ocampo cho biết ông tin tưởng 100 phần trăm chắc chắn rằng những điều tra của ông sẽ dẫn đến việc buộc tội chế độ Libya với tội danh chống lại loài người. Ông nói rằng nhóm của ông đã nghiên cứu sáu sự việc xử dụng bạo lực chống lại thường dân và đang cố gắng xác định những người tham gia và ai đã ra lệnh tấn công. Ông hy vọng sẽ trình bày những kết quả này tại Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm.

(Tổng hợp theo The Tripoli Post, Al Jazeera, CNN, AP)
.
.

BBC
Cập nhật: 10:00 GMT - thứ sáu, 25 tháng 3, 2011

Nato đồng ý nhận trách nhiệm từ Mỹ để điều hành vùng cấm bay tại Libya.
Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen nói hội đàm sẽ vẫn tiếp tục về việc để Nato có "trách nhiệm rộng hơn", và có thể quyết định sẽ ra trong vài ngày tới.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu các cuộc tấn công nhắm vào bộ binh có phù hợp hay không.
Máy bay Anh đã bắn tên lửa vào xe quân sự Libya gần Ajdabiya trong đêm không kích thứ sáu.
Chính phủ Anh nói máy bay Tornado phóng tên lửa vào các đơn vị quân đội Libya gần thị trấn này, nơi diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân nổi dậy và lực lượng trung thành với Đại tá Muammar Gaddafi.

Việc chuyển trách nhiệm cho Nato có thể diễn ra ngay cuối tuần này.
Ông Rasmussen nói mọi thành viên Nato, kể cả Thổ Nhĩ Kỳ từng bày tỏ hồ nghi, nay đều đồng ý.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hoan nghênh quyết định.
Mỹ ban đầu đồng ý dẫn dắt việc thực thi nghị quyết LHQ, nhưng nói rõ họ chỉ muốn có vai trò hạn chế và sẽ chuyển giao trách nhiệm càng sớm càng tốt.
Việc chuyển giao cho Nato trở nên khó khăn khi Thổ Nhĩ Kỳ nói chỉ nên tập trung vào việc giữ vùng cấm bay và cấm vận vũ khí chứ không thể tấn công bộ binh.

Nghị quyết LHQ cho phép quốc tế dùng "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ dân thường Libya, nhưng cụm từ này đã được diễn giải khác nhau.
Các đại sứ Nato cũng thảo luận kế hoạch cho phép Nato phụ trách mọi khía cạnh quân sự chống lại Libya.
Cố gắng đưa các nước Ảrập tham gia nhận được ủng hộ hôm qua khi Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất đồng ý gửi 12 máy bay để bảo vệ vùng cấm bay.
Qatar trước đó đóng góp hai máy bay chiến đấu và hai máy bay vận tải cho liên quân và dự kiến sẽ bắt đầu bay trên bầu trời Libya cuối tuần này.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon nói chiến dịch quân sự đang tỏ ra hiệu quả trong việc bảo vệ thường dân.
.
.

Thanh Phương   -   RFI
Thứ sáu 25 Tháng Ba 2011

Ti Bruxelles ti hôm qua, các nước thành viên Liên minh Bc Đi Tây Dương (NATO) đã đt được mt tha hip v vic khi này s thay thế liên quân quc tế trong vic bo đm tôn trng vùng cm bay trên không phn Libya.

Vn đ gây tranh cãi nhiu nht là các cuc oanh tc vào nhng mc tiêu trên b. Hin gi, khi NATO chưa nm quyn ch huy các cuc oanh tc đó. Theo li mt nhà ngoi giao, các cuc thương lượng v vn đ này s tiếp din vào ch nht nhm đt đến mt tha thun vào th hai ti. Mc tiêu là đ NATO sp ti đây đm trách toàn b các chiến dch Libya, nhưng làm sao cho toàn b 28 nước thành viên ca khi này không phi chu trách v các v oanh tc vào nhng mc tiêu Libya, điu mà cho ti nay nhng nước như Th Nhĩ K không chp nhn.

Nhưng vn còn nhiu đim chưa rõ ràng v vai trò ca NATO, cũng như ca «nhóm liên lc», tp hp nhng nước trong liên quân và các nước rp tham gia chiến dch can thip vào Libya. Hoa K, hin đang ch huy liên quân, thì mun nhanh chóng nhường ch cho NATO. Nhưng Pháp thì vn ch trương là vai trò ca Liên minh Bc Đi Tây Dương ch là v mt tác chiến và k thut đ phi hp các cuc tn công, còn vai trò chính tr vn thuc v «nhóm liên lc».

Trong khi đó, chiến dch can thip vào Libya, mà hôm nay bước sang ngày th by, đang có nguy cơ kéo dài. Tng tham mưu trưởng quân đi Pháp Edouard Guillaud hôm nay tuyên b trên mt đài phát thanh Pháp là chiến dch này có th s kéo dài hàng tun, nhưng ông hy vng là s không kéo dài hàng tháng.

Trước mt, liên quân duy trì áp lc lên đi tá Kadhafi vi nhiu cuc oanh tc trong đêm hôm qua rng sáng hôm nay. Các chiến đu cơ Tornado ca không quân Anh quc đã bn tên la vào nhng xe thiết giáp đang «đe da » thường dân Ajdabiya, min Đông Libya, thành ph hin nm trong tay lc lượng trung thành vi Kadhafi. Còn đêm qua, mt máy bay ca quân đi Libya Misrata đã b mt máy bay tiêm kích ca Pháp phá hy. Liên quân quc tế cũng đã oanh kích vào vùng Tajoura, ch cách Tripoli khong 30 km v phía Đông. Các trn giao tranh gia lc lượng ni dy và lc lượng trung thành vi Kadhafi tiếp din nhiu thành ph, đc bit là Misrata.

Còn Liên hip các Tiu vương quc rp, mt đng minh quan trng ca Hoa K, hôm nay va loan báo là đã huy đng 12 chiến đu cơ, gm sáu chiếc F-16 và 6 chiếc Mirage, tham gia vào vic thi hành vùng cm bay trên không phn Libya. Cho ti nay, Qatar là nước rp duy nht tham gia chiến dch này.

--------------------------

.
.
.

No comments: