Anh Vũ - RFI
Thứ sáu 25 Tháng Ba 2011
Hai tuần sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng, nhiều vùng của nước Nhật vẫn còn ngổn ngang trong đống đổ nát. Số người chết và mất tích dù đã lên tới trên 27 nghìn người những vẫn chỉ là thống kê chưa đầy đủ. Tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại Nhật đang gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù đã được tập trung mọi nỗ lực để cứu chữa nhưng sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn còn chưa chế ngự hoàn toàn. Trước báo chí, Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố: « Không thể lường trước được tình hình tại Fukushima, chúng tôi đang cố gắng để tình trạng không xấu đi, và phải hết sức cảnh giác ». Ngày hôm nay 25/3, Tepco, công ty quản lý khai thác nhà máy điện Fukushima cho biết, bồn chứa các thanh nhiên liệu của lò phản ứng số 3 có thể bị hư hại.
Công việc khắc phục sự cố hạt nhân có thể sẽ còn phải kéo dài nhiều tháng trời mà chưa biết diễn biến gì sẽ xảy ra thêm. Bên cạnh đó, nguy cơ thực phẩm nhiễm phóng xạ tiếp tục lan rộng, gây lo ngại cho dân chúng trong nước và nhiều nước khác trên thế giới. Hôm nay, lần đầu tiên Bộ Y tế Nhật thừa nhận phát hiện thấy một lượng phóng xạ bất bình thường trong một số loại rau có nguồn gốc từ Tokyo.
Trong khi đó, tại những vùng thiên tai, nạn nhân sống sót của trận động đất vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống sau thiên tai trong tuyệt vọng, thiếu thốn đủ mọi vật dụng thiết yếu hàng ngày. Thêm vào đó là tình hình trật tự an ninh cũng đang xấu đi ở nhiều nơi Những người sống sót cảm thấy cuộc sống vốn đã khó khăn của họ giờ không được bảo đảm, và họ bắt đầu phản ứng.
Từ Tokyo thông tín viên Fréderic Charles tóm lược tình hình tại một số vùng bị nạn :
Mười lăm ngày sau trận động đất và sóng thần, người dân đang thiếu thốn đủ thứ, từ lương thực, thực phẩm, đến nước uống và thuốc men. Một số người sống sót đã bắt đầu không còn làm chủ được mình nữa và bắt đầu suy diễn lung tung. Họ không dám qua đêm một mình vì cảm thấy không an toàn.
Một số người quả quyết là đã có nhiều phụ nữ bị tấn công bằng vũ khí thô sơ. Ngay cả một cảnh sát cũng bị tấn công. Những kẻ côn đồ gây chuyện với những người đó bởi họ thường mang theo người ít tiền còn lại. Người ta kể lại rằng, những kẻ côn đồ này trông bề ngoài giống người Nhật nhưng lại nói tiếng Nhật với giọng đặc Trung Quốc.
Đúng là có khá đông người Trung Quốc, nghèo hơn những người dân Nhật, đang làm việc trong các trang trại trong vùng. Nhưng cảnh sát không ghi nhận thấy sự gia tăng các vụ trộm cắp, tội phạm do những người Trung Quốc đó gây ra. Vậy thì phải chăng họ đang trở thành những người giơ đầu chịu báng ? Năm 1923, khi trận động đất tàn phá thành phố Tokyo, hàng trăm người Triều Tiên đã bị sát hại chỉ vì người Nhật đổ lỗi cho họ đã gây ra các vụ hỏa hoạn trong thành phố, mà thực ra nguyên nhân là do động đất.
.
.
NHK
Cập nhật ngày 25 tháng 3, 20:47 (giờ Nhật Bản - JST)
Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Unesaki Hironobu, làm việc tại Viện nghiên cứu lò phản ứng, thuộc Trường Đại học Kyoto, về các đánh giá của ông liên quan tới việc lò phản ứng số 3 có thể đã bị hư hỏng. Giáo sư Unesaki cho biết:
"Mức phóng xạ trong nước tại tòa nhà chứa tua bin mà 3 công nhân bị nhiễm cao gấp 10.000 lần so với mức phóng xạ trong nước của một lò phản ứng đang hoạt động bình thường. Nếu việc so sánh này là dựa trên nồng độ phóng xạ có trong nước của một lò phản ứng đang hoạt động bình thường thì nồng độ phóng xạ cao có thể là do lớp phủ thanh nhiên liệu trong lõi lò phản ứng đã bị hỏng.
Một khả năng khác là bản thân các thanh nhiên liệu đã bị nóng chảy một phần, khiến cho các chất phóng xạ bị rò rỉ vào trong nước làm nguội; và từ đó rò rỉ ra bên ngoài.
Nếu trường hợp đó xảy ra, chúng ta cần thiết phải xác định được vị trí và lý do tại sao mà nước biển bơm vào làm nguội lò phản ứng lại bị rò rỉ ra bên ngoài.
Cũng có thể là do khoang chứa lõi lò phản ứng hoặc đường ống dẫn nước làm nguội nối với khoang này bị hư hại. Nếu vậy, có khả năng chất phóng xạ sẽ bị rò rỉ ở bên trong phòng chứa khoang này.
Việc cấp thiết cần làm ngay là phải đưa ra được các biện pháp ngăn không cho phóng xạ bị rò rỉ vào nước và không khí."
Tiếp theo, ông Fujieda Makoto, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm giảm nhẹ thảm họa Châu Á, chia sẻ hy vọng về việc tiếp tục công việc khôi phục lại điện cho nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima
"Sau khi điện được cấp lại cho nhà máy, khi đó máy bơm sẽ được khởi động lại để giúp bơm tuần hoàn nước. Chính việc này sẽ giúp làm tăng khả năng làm nguội các lò phản ứng và các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng.
Việc phục hồi lại hệ thống điện cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho công nhân. Trong hoàn cảnh như hiện nay, mức độ nhiễm phóng xạ chính xác tại khu vực mà 3 công nhân bị phơi nhiễm hôm thứ 5, 24/3, chỉ có thể được xác nhận khi đến tận nơi đo.
Trước khi xảy ra sự cố, các tòa nhà tại khu vực xung quanh nhà máy đã được lắp đặt thiết bị cảm biến đo mức độ phóng xạ để kịp thời cảnh báo về nếu phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài. Các số liệu liên quan được gửi về các phòng điều khiển. Tuy nhiên, ngay cả khi các thiết bị cảm biến này vẫn đang hoạt động bình thường thì vẫn không thể hiện được số liệu bởi chưa có điện. Một khả năng khác là các thiết bị cảm biến không thể đo được các số liệu này.
Chính vì vậy, nếu nguồn điện được khôi phục, khi đó công nhân sẽ có thể xác định được các vị trí nào là bị nhiễm nồng độ phóng xạ cao và các vị trí nào là an toàn.
Cho đến tận bây giờ, công nhân vẫn phải dựa vào các thiết bị chiếu sáng duy nhất là đèn pin cầm tay. Sau khi nguồn điện được phục hồi, công nhân sẽ có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều công việc khó khăn phía trước.
Sẽ đầy khó khăn nhưng đó là những thách thức quyết định mà chúng ta cần phải vượt qua. Một khi có điện thì chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng những khó khăn đó hơn."
Một khả năng khác là bản thân các thanh nhiên liệu đã bị nóng chảy một phần, khiến cho các chất phóng xạ bị rò rỉ vào trong nước làm nguội; và từ đó rò rỉ ra bên ngoài.
Nếu trường hợp đó xảy ra, chúng ta cần thiết phải xác định được vị trí và lý do tại sao mà nước biển bơm vào làm nguội lò phản ứng lại bị rò rỉ ra bên ngoài.
Cũng có thể là do khoang chứa lõi lò phản ứng hoặc đường ống dẫn nước làm nguội nối với khoang này bị hư hại. Nếu vậy, có khả năng chất phóng xạ sẽ bị rò rỉ ở bên trong phòng chứa khoang này.
Việc cấp thiết cần làm ngay là phải đưa ra được các biện pháp ngăn không cho phóng xạ bị rò rỉ vào nước và không khí."
Tiếp theo, ông Fujieda Makoto, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm giảm nhẹ thảm họa Châu Á, chia sẻ hy vọng về việc tiếp tục công việc khôi phục lại điện cho nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima
"Sau khi điện được cấp lại cho nhà máy, khi đó máy bơm sẽ được khởi động lại để giúp bơm tuần hoàn nước. Chính việc này sẽ giúp làm tăng khả năng làm nguội các lò phản ứng và các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng.
Việc phục hồi lại hệ thống điện cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho công nhân. Trong hoàn cảnh như hiện nay, mức độ nhiễm phóng xạ chính xác tại khu vực mà 3 công nhân bị phơi nhiễm hôm thứ 5, 24/3, chỉ có thể được xác nhận khi đến tận nơi đo.
Trước khi xảy ra sự cố, các tòa nhà tại khu vực xung quanh nhà máy đã được lắp đặt thiết bị cảm biến đo mức độ phóng xạ để kịp thời cảnh báo về nếu phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài. Các số liệu liên quan được gửi về các phòng điều khiển. Tuy nhiên, ngay cả khi các thiết bị cảm biến này vẫn đang hoạt động bình thường thì vẫn không thể hiện được số liệu bởi chưa có điện. Một khả năng khác là các thiết bị cảm biến không thể đo được các số liệu này.
Chính vì vậy, nếu nguồn điện được khôi phục, khi đó công nhân sẽ có thể xác định được các vị trí nào là bị nhiễm nồng độ phóng xạ cao và các vị trí nào là an toàn.
Cho đến tận bây giờ, công nhân vẫn phải dựa vào các thiết bị chiếu sáng duy nhất là đèn pin cầm tay. Sau khi nguồn điện được phục hồi, công nhân sẽ có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều công việc khó khăn phía trước.
Sẽ đầy khó khăn nhưng đó là những thách thức quyết định mà chúng ta cần phải vượt qua. Một khi có điện thì chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng những khó khăn đó hơn."
------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment