Sunday, March 6, 2011

TIẾP TỤC GIAO TRANH DỮ DỘI Ở LIBYA (BBC)


BBC
Cập nhật: 03:46 GMT - chủ nhật, 6 tháng 3, 2011
.
Giao tranh dữ dội tiếp diễn tại thành phố Zawiya sau khi phe nổi dậy đánh bật cuộc tấn công của quân đội chính phủ nhằm chiếm lại vị trí chiến lược này.
Zawiya nằm cách thủ đô Tripoli 50 km về phía tây.
Binh lính chính phủ đã bị đẩy bật ra khỏi trung tâm thành phố vào sáng thứ Bảy, nhưng lại tiếp tục tấn công.
Hiện còn chưa rõ con số thương vong, tuy người ta vẫn nghe thấy tiếng súng nổ.
Trong khi đó, quân nổi dậy chống lại Đại tá Muammar Gaddafi đã chiếm quyền kiểm soát thành phố cảng Ras Lanuf nằm về phía đông Tripoli.
Họ cũng tiến sâu về miền tây, hướng Sirte, thị trấn quê nhà của ông Gaddafi, vốn được canh gác cẩn mật; và chiếm giữ thị trấn Bin Jawad cách Sirte 160km.
Các quan sát viên nói khó có thể xác định được tương quan lực lượng trong khi cuộc chiến giành kiểm soát Libya vẫn còn tiếp tục.
Đại tá Gaddafi nói trên tờ báo tuần Le Journal du Dimanche của Pháp rằng ông muốn "ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc hay Liên đoàn châu Phi" tới Libya và hứa sẽ "cho phép ủy ban này hoạt động tự do".

Tình hình Tripoli
Tại thủ đô, phe thân chính phủ tỏ ra tự tin hơn sau khi củng cố kiểm soát ở đây và vài khu vực phụ cận.
Tuy nhiên tại các nơi khác, phe nổi dậy tỏ ra kiên quyết lật đổ chính quyền.
Việc chiếm Zawiya sẽ là điều kiện tiên quyết cho Đại tá Gaddafi nhằm cố thủ ở Tripoli.
Tin đưa từ thành phố duyên hải này cho hay vẫn đang có các cuộc tấn công từ phía đông và phía tây, nơi lính chính phủ được điều động với quân số lớn, có xe tăng và thiết giáp hỗ trợ.
Tiếng súng dữ dội cũng vang lên tại quảng trường trung tâm, nơi người nổi dậy dùng vũ khí thu được trước đó để đánh trả.
Xe tăng của chính phủ đã vây quanh nơi này, chuển bị cho đợt tấn công mới, nổ súng vào trung tâm thành phố, nơi lửa cháy và khói đen tỏa mù mịt.
Trước đó, một người dân Zawiya vốn ủng hộ phe nổi dậy nói với BBC rằng lính chính phủ đã tràn vào "từ phía đông và phía tây, chiếm các vị trí trên một số tòa nhà cao tầng và từ đó bắn xuống".
Ông này cũng nói phe nổi dậy đã bắt một số xe tăng và đốt chúng ở gần quảng trường trung tâm, và sau khi lính chính phủ rút lui đã có hoạt động ăn mừng.
Một người dân Zawiya khác tên là Hussein thì nói nhiều dân thường đã thiệt mạng, trong có cả phụ nữ và trẻ em, khi 40 xe chở lính, có súng máy và được xe tăng yểm trợ, tham gia tấn công.
Ông này nói: "Người dân chết ở khắp nơi. Những gì đang xảy ra ở Zawiya thật là thảm họa. Chúng tôi cần được trợ giúp."
Một bác sỹ trong thành phố cho hay ít nhất 30 người thiệt mạng trong cuộc giao tranh hôm thứ Bảy.
Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim tuyên bố vào hôm đó rằng "99%" thành phố Zawiya đã thuộc kiểm soát của chính phủ và tình hình đã "yên tĩnh, hòa bình" trở lại.
"Chúng tôi hy vọng rằng tới sáng mai, cuộc sống sẽ trở lại bình thường."
Trong phỏng vấn với Le Journal du Dimanche, Đại tá Gaddafi cảnh báo rằng hàng nghìn người sẽ bỏ Libya sang tỵ nạn tại châu Âu nếu phe nổi dậy giành chính quyền.
Ông cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc mà ông gọi là thiếu trợ giúp của quốc tế.
Ông nói: "Tôi ngạc nhiên khi thấy không có ai hiểu rằng đây chính là cuộc chiến chống khủng bố".
Đại tá Gaddafi cũng chỉ trích cộng đồng quốc tế đã phong tỏa tài sản của Libya, cho rằng một số quốc gia đang tìm cách ăn cắp tiền của Libya. Ông nói số tài sản bị phong tỏa không phải là của ông.
"Tôi chẳng có gì ngoài chiếc lều này."

Tiếp tục giao tranh
Sau một cuộc chiến dữ dội vào thứ Sáu, quân nổi dậy đã chiếm Ras Lanuf, một cảng xuất dầu phía đông Sirte.
Họ còn tiến sâu về phía tây và chiếm Bin Jawad, có thể tiếp tục hướng về Sirte.
Thị trấn này được canh gác chặt chẽ và muốn giành được nó chắc chắn phải có đụng độ.
Một người Ấn Độ dạy học tại Sirte nói với BBC bà nghe thấy tiếng pháo vào hôm thứ Bảy.
Bà Sunita Singh cũng cho hay đàn ông trong thị trấn đã được trang bị vũ khí để tự bảo vệ.
Tại Benghazi, quân nổi dậy đã hình thành Hội đồng Quốc gia Libya gồm 30 thành viên, mà họ nói nay là đại diện duy nhất cho đất nước.
Trong đó có một ban điều hành trong tình hình khủng hoảng gồm ba người, một người phụ trách về quân sự và một người về đối ngoại.
Omar Hariri, một trong các sỹ quan tham gia cuộc đảo chính của ông Gaddafi năm 1969 nhưng sau đó lại bị tù, lãnh trách nhiệm điều hành quân đội.
Hãng Reuters cũng nói Ali Essawi, cựu đại sứ Libya tại Ấn Độ, người từ chức tháng trước, nay được trao quyền phụ trách ngoại giao.
Hội đồng mới thành lập cũng nói không công bố tên tuổi những người còn nằm lại trong vùng mà Gaddafi kiểm soát vì lý do an toàn.
LHQ ước tính chừng hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong đợt bạo lực này tại Liby
.
.
.

No comments: