Monday, March 14, 2011

"TIỆC" KHÔNG BAO GIỜ TÀN ĐỐI VỚI NGÔ BANG QUỐC (Elizabeth Economy)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Mon, 03/14/2011 - 05:26

Chủ tịch Quốc hội Nhân dân Trung Quốc Ngô Bang Quốc chưa bao giờ tạo cho tôi ấn tượng là một người cực kỳ năng động, nhưng phát biểu của ông vào ngày 10 tháng Ba trước Quốc hội đã tạo ra nhiều cơn sóng. Phát biểu trước gần 3 nghìn đại biểu Quốc hội, ông Ngô nói "Chúng tôi chính thức tuyên bố rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận một hệ thống đa đảng luân phiên nắm quyền; đa dạng hoá tư tưởng chỉ đạo; phân chia quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp; sử dụng hệ thống lưỡng viện hoặc liên bang; hoặc tiến hành quá trình tư nhân hoá".

Không có gì đáng ngạc nhiên, nhiều nhà quan sát nước ngoài đã xem nhận xét của Ngô là một hành động nhằm dập tắt những cuộ Cách mạng Hoa Nhài cũng như những kêu gọi liên tục của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị trong năm qua. Tuy nhiên sự thật là Ngô cũng đã có một tuyên bố giống hệt tại Quốc hội vào năm 2009 khi ông nói rằng Trung Quốc sẽ không thừa nhận một hệ thống "đa đảng luân phiên nhau nắm chính quyền," hoặc phân định quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp, hoặc hệ thống lập pháp lưỡng viện. Phản ứng với việc kêu gọi cải cách tư pháp, Ngô nói rằng "Không thể bắt chước một cách máy móc kiểu mẫu phương Tây trong việc thiết lập hệ thống tư pháp của chúng ta."

Bên cạnh thực tế rằng Ngô có thể cần một phụ tá viết diễn văn mới, điều này còn có nghĩa là cuộc đấu tranh cho tương lai chính trị Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn, nhưng hiện nay giới bảo thủ đang giữ tay trên. Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể lèn vào vài phát biểu về cải cách chính trị trong những báo cáo hoạt động chính phủ của mình nếu ông thật sự cảm thấy tin tưởng hơn vào một hậu thuẫn rộng rãi. Thay vì thế, ông chỉ nói rằng chính quyền muốn "tích cực nhưng cẩn trọng tiến tới việc tái cơ cấu bộ máy chính trị." Những phát biểu táo bạo của ông về sự cần thiết cải cách chính trị nhiều hơn chỉ hấp dẫn được một số nhỏ người trong nước và trên CNN vào mùa thu năm trước.

Tuy nhiên, quan điểm của Ôn cũng đã nhận được hậu thuẫn từ những nơi khác trong xã hội. Khi đề cập đến hiện tượng băng hoại xã hội, Tốn Lập Bình, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa đã nói rằng việc phát triển tối đa các quyền lợi có sẵn và giữ nguyên trật tự xã hội bình thường là một "công việc đầy mỏi mệt". Ông nói: "Nó làm kiệt quệ hệ thống của chúng ta, và nó làm kiệt quệ hệ thống quản lý. Trọng lượng tâm lý đang đè nặng lên guồng máy và giới quản lý. Ông hỏi, "Có phải những gì trong giá trị toàn cầu làm chúng ta nổi giận? Nói thẳng là, đấy chính là dân chủ và tự do. Vì chúng dù chúng đe doạ những quyền lợi có được, nhưng chỉ trích dân chủ và tự do thì không được hay lắm, vì thế những người nắm quyền phải tấn công những giá trị toàn cầu. Trong thực tế bất công và giảm thiểu đạo đức hôm nay, ngay cả những giá trị toàn cầu cũng trở thành đối tượng bị chỉ trích, ta có thể thấy trước hệ quả. Nhưng vì quyền lợi của những nhóm lợi ích, họ phải thực hiện việc này."

Có thể Tốn đang có một dự định nào đấy. Có thể Ôn Gia Bảo không phải chết vì lưỡi gươm của mình. Có thể cuộc cách mạng hoa nhài không cần thiết. Có thể giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ trở nên quá mỏi mệt trong việc hậu thuẫn và bảo vệ một hệ thống nặng nề và, một ngày nào đó, phải buông tay. Có thể.
.
.
.

No comments: