Châu Xuân Nguyễn
Thưa Thủ Tướng,
Từ hồi tranh đấu chống lại Bauxite Tây Nguyên và trang Bauxite VN còn hiện hữu, tôi viết cũng 5 hay 10 emails cho Thủ Tướng rồi. Thành thật mà nói, tôi không viết thư để cho Thủ Tướng đọc, nhưng tôi viết cho 86 triệu người dân VN đọc vì tôi không viết thư để hiến ý cho Thủ Tướng nhưng tôi viết thư để người dân thấy Thủ Tướng bất tài như thế nào và vì sự bất tài và tham nhũng này mà đời sống của Dân Tộc VN ngày càng lầm than và thật tình là họ không có lối thoát. Họ cũng không còn tin vào những con số đã được Thủ Tướng tô son trét phấn để tạo tâm lý an bình cho họ. Những động tác này đã đem kết quả trái ngược lại.
Sau đây là những điểm tôi muốn nói lên ý tưởng cá nhân của tôi cho Thủ Tướng:
Đại tá Khadaffy của Lybia.
Tôi yêu cầu Thủ Tướng nhớ một điều rất rõ ràng, bất cứ nhà Cầm quyền nào trên thế giới, bạn của Mỹ hay thù của Mỹ, một khi họ chĩa vũ khí vào giết hại dân của họ là Mỹ và thế giới tự do sẽ dùng mọi cách để hạ bệ nhà độc tài đó. Chỉ trừ vụ Thiên An môn xảy ra hồi tháng 6 năm 1989, 22 năm nay rồi, lúc đó người Mỹ và thế giới Tây Phương chưa đủ mạnh để giải thể độc tài CS tại TQ. Nhìn những trường hợp cận đại, Saddam Hussein khi ông ấy tấn công Kuwait (02.08.1990), Mỹ và thế giới cũng còn tha thứ ông ấy được miễn là rút quân về và trú đóng trong Iraq. Nhưng khi ông ấy dùng gas Sarin giết dân Kurds của Iraq thì lúc đó Mỹ phải giải thể ông ấy (A genocidal campaign against Kurds). Rồi đến Ben Ali của Tunesia, khi quân đội bắt đầu bắn đạn thật vào dân làm cách mạng thì lúc ấy là lúc kết liễu chế độ của Ben Ali. Gần đây nữa là Mulbarak của Ai Cập, khi quân đội bắn giết dân biểu tình thì mặc dầu là bạn lâu đời với Mỹ, Mulbarak cũng phải ra đi. Và bây giờ là tên cứng đầu, đối đầu với Mỹ (dĩ nhiên vì không là bạn với Mỹ nên Mỹ không thuyết phục được như đã từng thuyết phục Mulbarak) Khadaffi. Khi tên này bắt đầu bắn giết dân biểu tình thì Đồng minh vận động với LHQ để can thiệp trực tiếp bằng no-fly zone rồi sẽ can thiệp bằng bộ binh. Khi biết 122 tên lửa Tomahawk bắn từ Địa Trung hải cách xa hàng trăm cây số ngoài biển mà rót ngay vào dinh thự của hắn làm chết đứa con thứ 6 là dĩ nhiên hắn phải run sợ. Mỹ còn có thể dùng phi cơ ko người lái Drones điều khiển từ California mà có thể tìm ra Khadaffy bất cứ lúc nào và chỉ cần bấm nút Hell-fire missile thì chỉ có nước khiêng xác hắn ra mà thôi. Chính vì vậy, với hàng chục tỉ usd và gần 150 tấn vàng, hắn đang thương lượng với Mỹ để tỵ nạn, đây là một cử chỉ của một người thức thời, và hắn biết rằng chậm một ngày nào là cơ hội thoát nạn của hắn càng mong manh, thắng thì hắn biết hắn sẽ không bao giờ thắng, không bao giờ khôi phục lại được.
Tương lai của những cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Á Châu.
Như ông thấy, Yemen khi có nổi dậy, quân đội (trong những cuộc nỗi dậy của Tunesia, Ai Cập, Lybia, Iran, Saudi Arabia v.v.) lần đầu tiên đào ngũ và gia nhập quần chúng ngay trong những ngày đầu vì họ biết rằng khi có số đông, thế giới và LHQ sẽ ủng hộ tiếng nói của họ. Điều này làm Thủ Tướng Yemen từ chức chỉ trong vòng vài ngày mà thôi. Rất nhiều QDNDVN theo dõi tình hình này lắm. Sống và hít thở không khí dân chủ 36 năm nay của Úc, tôi biết được một điều là những chính phủ thật sự dân chủ Tây Âu thì họ tôn trọng ý kiến của số đông dân của nước đó, khi dân VN nỗi dậy cách mạng Hoa Lài với số đông để biểu dương, là lúc đó chế độ CS coi như cáo chung, nếu có thêm đạn thật và đổ máu, tôi chắc rằng ngày tàn sẽ đến rất nhanh.
Rất nhiều phe cánh của con cái của các Ông hồi hưu đang bung ra để thương lượng với hải Ngoại.
Những cánh của TTS, VVK, PVK đang chán ghét sự độc tài của nguyen tan dũng và đang kết nối với Hải Ngoại để lật đổ đảng CS này rồi đấy, họ móc nối và liên lạc mật thiết với nhiều tổ chức Chính trị ở hải Ngoại này mà tôi biết đó là sự thật.
Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và lời tự thú là minh bất tài của Thủ Tướng như bài báo dưới đây.
Với một chính phủ có tự trọng như Nhật, Úc, Mỹ, Pháp, Anh v.v..khi vị nguyên thủ quốc gia tự thú như thế này là phải kèm theo lời từ chức. Ông vận hành nền kinh tế 100 tỉ usd này mà để cho những tập đoàn và tổng công ty nhà nước mượn thêm nợ từ 20 tỉ usd (400 ngàn tỉ vnd) năm 2008 thành 50 tỉ usd (1 triệu tỉ vnd) năm 2009, trong năm đó, mức phát triển của VN chỉ là 7% của 90 tỉ usd tức là phát triển được 6.3 tỉ usd mà chỉ riêng tập đoàn và TCY mượn nợ thêm là 30 tỉ usd (gấp 5 lần mức tăng trưởng). Có quốc gia hay công ty tư nhân nào mượn 30 triệu để có 6.3 triệu tăng trưởng hay không ??? Số tiền này không phải mượn ở nước ngoài nhưng mượn của hệ thống Ngân hàng Thương mại nhà nước, đây là những món nợ từ Vinashin chuyển qua Vinalines và PetroVN. Những món nợ này họ ko bao giờ có đủ tiền để trả, họ chây lì với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Ngay cả ngân hàng thương mại nhà nước phải mượn usd trên thị trường tài chính thế giới để có thanh khoản mà sinh lời. Những ngân hàng thương mại nhà nước này không thể nào ngửa tay để Ngân Hàng Nhà nước in thêm tiền cho họ mượn vì in nhiều tiền quá sẽ sinh ra lạm phát như Zimbabwe bây giờ. Nhưng nếu mượn tiền usd trên thị trường tài chính thế giới mà không trả nợ gốc và lãi đúng hẹn bằng usd thì họ sẽ bị như Vinashin default 60 triệu usd ngày 20.12.2010, Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chính vì vậy mà Ngân hàng thương mại nhà nước bị xuống hạng của Moody
Cấm giao dịch vàng miếng và đô la hóa VND.
Khi tôi kêu gọi mọi người dân tích trử vàng và usd thì giá vàng tăng vùng vụt nhưng ông đã tước đi quyền mua và kinh doanh vàng miếng của người VN, chính vì vậy họ không được dịp kiếm thêm 10 hay 20% trong lúc tình hình bất ổn ở Trung Đông. Điều này sẽ làm cho người dân Hà Nội oán ghét ông rất nhiều vì nhiều độc giả báo cho tôi biết lần trước, tôi báo họ mua vàng vì vnd phá giá và họ đã rút tiền nhiều đến nỗi những chi nhánh ở HN mất thanh khoản trong mấy ngày liền.
Nguyên nhân của cách mạng Hoa Lài là do đời sống người dân quá chật vật.
Đọc bài này để thấy cơn bão giá này có nguyen nhân từ nợ quốc gia quá cao (100 tỉ usd trong khi đó GDP là 100 tỉ usd và nhập siêu hơn 12 tỉ usd /năm. Những điều này làm chúng ta khan hiếm ngoại tệ trầm trọng nên Chánh phủ phải tranh mua usd với người dân, nên phá giá vnd, kéo theo đó xăng tăng 2.900 vnd/lít, điện tăng 15.24%, thịt heo 90 ngàn/kg, cá diêu hồng 60 ngàn/kg, gạo, đường, bột ngọt, nước mắm đều lên giá trong khi lương công nhân vẫn còn 2 triệu hay 3 triệu/tháng, làm sao người dân sống nỗi. Ngay cả trong cách tính CPI, chính phủ của ông đã ăn gian, dùng tỉ trọng (weightings) của mướn nhà ở quá cao như ở Úc (1000 aud/tháng lúc lương là 3,200 aud/tháng), còn bên VN, 90% lương là để vào đi chợ thì tỉ trọng lại thấp. Chính vì vậy trong 3 tháng qua, vật giá ở chợ tăng 25, 30% mà CPI chỉ có 6% mà thôi, đây là một sự gian lận trắng trợn.
Mặc dù đã gian lận, chỉ tiêu CPI cả năm là 7% là một con số lừa bịp vì 3 tháng đầu CPI là 6% thì 9 tháng sau chỉ tăng giá có 1% hay sao ? Một trỏ bịp bợm cần được lật tẩy cho người dân biết.
Chào Ông,
Melbourne 26.03.2011
Chau Xuan Nguyen
———————————
Thủ tướng: Điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả
Sài Gòn Tiếp Thị
SGTT.VN – Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội chiều 21.3 về công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chính phủ cho thấy thành tựu đạt được khá cơ bản, toàn diện. Song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận, “điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả, giải quyết mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng có lúc chưa phù hợp”.
Sáu thành tựu chủ yếu
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức, song công cuộc phát triển kinh tế – xã hội dưới sự điều hành của Chính phủ đã đạt những thành tựu đáng chú ý là: tăng cường lãnh đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được Chính phủ tập trung lãnh đạo. Hiệu quả nền kinh tế được nâng cao như ưu tiên kiềm chế lạm phát cao trong năm 2008, ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009.
Lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đặc biệt coi trọng. Có thể kể đến như các chính sách cải cách tiền lương (từ 2006 đến nay đã nâng lương 5 lần), chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Công tác cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng đạt được những thành công như chương trình tổng thể cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Công tác hội nhập quốc tế, đối ngoại của Chính phủ cũng là một thành tựu nổi bật. Có thể kể đến như đảm nhận tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ASEAN năm 2010…
Cuối cùng là thành tựu trong công tác đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh.
“Kiểm tra giám sát các tập đoàn, tổng công ty chưa đạt yêu cầu”
Những thành tựu đạt được là cơ bản và tích cực, nhưng Thủ tướng cũng “nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành”.
Theo Thủ tướng, việc xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế vẫn còn nhiều bất cập. Công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện thể chế vẫn còn lúng túng, chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Nhất là xã hội hóa dịch vụ công còn hạn chế, quản lý giá một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế thị trường.
Đặc biệt, “việc thực hiện quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng, bất cập; chất lượng giám sát, kiểm tra thanh tra đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa đạt yêu cầu”, Thủ tướng nhìn nhận.
Hiệu quả quản lý điều hành chưa cao, kinh tế phát triển chưa bền vững cũng được Thủ tướng coi là yếu kém quan trọng của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2007-2011. Thủ tướng nói: “Quản lý điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả, còn hạn chế yếu kém. Còn lúng túng trong đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhập siêu, bội chi ngân sách, lạm phát còn cao. Việc phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, giải quyết mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng có lúc chưa phù hợp”.
Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ cũng thừa nhận công tác dự báo còn yếu, phản ứng chính sách chưa thật linh hoạt. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển chưa bền vững.
Ngoài ra, công tác lãnh đạo cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng được Thủ tướng nhận định chưa đạt yêu cầu; hội nhập quốc tế dù đã sâu rộng nhưng hiệu quả chưa cao; trật tự, an toàn xã hội chuyển biến còn chậm.
Đáng chú ý, Thủ tướng kiến nghị: “một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cũng cần được điều chỉnh cho linh hoạt với biến động của tình hình; Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh những chỉ tiêu này và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những hạn chế nói trên, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn coi “nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu” và “nghiêm túc nhận trách nhiệm” về những hạn chế, yếu kém nói trên; đồng thời hy vọng và quyết tâm khắc phục nhanh chóng những yếu kém đó trong nhiệm kỳ 2011-2015.
Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã báo cáo trước Quốc hội về hoạt động nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước.
Trung Đức
.
.
.
No comments:
Post a Comment