Người Việt
Friday, March 25, 2011 9:17:12 PM
Chủ Nhật 27 tháng 3: ‘Chiều Nhạc Du Ca’
SANTA ANA (NV) - Một thông cáo từ ban thường vụ của Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam cho biết tại buổi sinh hoạt văn nghệ “Chiều Nhạc Du Ca Nguyễn Ðức Quang”, lúc 3 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011 tại nhà hàng Emerald Bay, ban tổ chức phối hợp với quý trưởng thuộc HÐTƯ-HÐVN tại Nam California trong nghi thức trao Bắc Ðẩu Huân Chương đến nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang.
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang gia nhập Hướng Ðạo năm 1956, thuộc Ðội Voi, Thiếu Ðoàn Lê Lợi, Ðạo Lâm Viên, là đội sinh của Trưởng Hoàng Kim Châu. Trưởng Hoàng Kim Châu hiện đang sinh hoạt với Liên Ðoàn Ðất Việt và Tráng Ðoàn Nguyễn Trãi Hướng Ðạo tại Houston Texas. Sau này Trưởng Nguyễn Ðức Quang thay Trưởng Châu và trở thành đội trưởng Ðội Voi.
Là một trong những thiếu sinh xuất sắc của Ðạo Lâm Viên, Nguyễn Ðức Quang đã đạt được Hướng Ðạo Hạng Nhất, đẳng hiệu cao quý nhất của Hội Hướng Ðạo Việt Nam trước năm 1975. Hơn thế vào thời bấy giờ rất hiếm có những thiếu sinh hoàn tất hay vượt qua được những thử thách và tiêu chuẩn của đẳng hiệu này. Tại Hoa Kỳ có Hướng Ðạo Ðại Bàng có thể so sánh với Hướng Ðạo Hạng Nhất của HÐVN.
Phong trào Hướng Ðạo vững mạnh cho đến ngày hôm nay là nhờ vào phương pháp hàng đội và những đội trưởng ưu tú. Lãnh đạo các anh đội trưởng này là anh đội trưởng nhất. Sau trách vụ đội trưởng, Nguyễn Ðức Quang đã trở thành linh hồn của liên đoàn Lê Lợi, anh nắm giữ vai trò đội trưởng nhất.
Bắc Ðẩu Huân Chương là huy chương cao quý nhất của phong trào Hướng Ðạo Việt Nam được trao tặng cho quý Trưởng Hướng Ðạo có công gìn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên do Huân Tước Baden Powell thành lập từ năm 1907 tại Anh Quốc.
Quý trưởng nhận được Bắc Ðẩu Huân Chương có những thành tích phục vụ tha nhân và luôn đeo đuổi lý tưởng Hướng Ðạo. Quý Trưởng này còn là những nhân tố góp phần trực tiếp vào công cuộc gầy dựng các thế hệ thanh niên Việt Nam nối tiếp nhau dấn thân vào các công xã hội từ trong nước cho đến sau này tại hải ngoại.
Hiện nay Trưởng Nguyễn Ðức Quang đang lâm trọng bịnh, các thành viên của gia đình HÐVN luôn lo lắng theo dõi và cầu nguyện. Tại nghi thức Bắc Ðẩu Huân Chương vào chiều Chủ Nhật 27 tháng 3 năm 2011, các con của nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang sẽ đến nhận thay cho cha, một trưởng Hướng Ðạo luôn tâm thức cho một Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
Mọi chi tiết, xin liên lạc Trưởng Phạm Ðỗ Thiên Hương tại điện thoại số 949-285-2703, hay email: ongviet@yahoo.com. (L.N.)
.
.
Câu chuyện cô gái Việt lái máy bay
Nguyên tác: John Sakata
Chuyển ngữ: Triệu Phong
Nguyên tác: John Sakata
Chuyển ngữ: Triệu Phong
Monday, March 21, 2011 4:39:43 PM
CALIFORNIA - Một thập niên trước, ở trường Ðại Học Long Beach, Ming Trần, 33 tuổi, là một sinh viên mất định hướng, không dám tin mình thu thập được gì từ sách vở, cô ganh tỵ với những người có cảm hứng chuyên môn từ lúc mới lọt lòng.
Ming nói: “Ở trường, tôi chẳng biết mình muốn về sau sẽ làm gì. Tôi chọn môn tài chánh vì thấy cần phải chọn một ngành học nào đó.”
Nhưng rồi một lời réo gọi khác đã chọn lấy cô. Ngày nay, cô bắt đầu một ngày làm việc không phải với những bản chiết tính tài chánh cùng các trích dẫn về cổ phần, mà bước cạnh bên chiếc CRJ-200, một loại máy bay phản lực dài 20 ft, 50 chỗ ngồi, để đoan chắc mọi sự đều an toàn trước khi đưa nó bay vút lên không.
Cuộc sống hiện tại của Ming, trong vai trò một phi công, là bay vọt lên cao độ 37,000 ft, bỏ qua những ngày làm chuyên viên kế hoạch cho một công ty quản lý tài sản ở Newport Beach, California. Trong khi chưa có thể kiểm chứng chính xác, Ming có thể là nữ phi công người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay trên bầu trời, một nghề cô tự ý chuyển sang, khiến cha mẹ cô bối rối khi cô ngỏ ý với họ về ý định của mình.
Thân phụ cô Ming, ông Bình Trần, nói: “Từ chỗ xuất thân thuộc thế hệ cổ xưa, chúng tôi tin là ai lớn lên cũng cắp sách đến trường, chăm chỉ học hành, ra trường trở thành một người nào đó trong xã hội. Chúng tôi giữ lấy nguyên tắc ấy và cứ theo đuổi đến cuối cuộc đời. Ðến khi con cái tôi không hài lòng và muốn đổi sang nghề khác, là một người thuộc thế hệ trước ở Á Châu, tôi không thể hiểu được điều đó.”
Bà con thân thuộc của Ming giễu cợt cô trước ý tưởng cô muốn trở thành một phi công. Họ cho điều cô nghĩ là chuyện viển vông. Mặc mọi người, cô vẫn giữ lập trường của mình.
Ming tâm sự: “Bấy giờ tôi đang làm về tài chánh, công việc mà tôi cảm thấy thật sự khổ sở, nhàm chán.”
Vậy thì đối với cô, cái gì mới thật sự là sở thích?
Cảm hứng đến với cô trong một chuyến cùng mẹ bay từ Sài Gòn ra Hà Nội vào năm 2003. Cô chợt nghĩ, rằng cô muốn trở thành một... phi công.
Ming nói: “Nhiều ý tưởng tích tụ trong đầu tôi mà tôi thấy khó thể nào diễn đạt được với người khác. Chẳng có chi nhiều để tranh cãi, vì nếu tôi đem đề tài này ra thảo luận, thì mọi người, đặc biệt là gia đình tôi, sẽ không tưởng tượng nỗi tôi đang muốn gì.”
Trong suốt 5 năm sau đó, cô vừa đi làm vừa lấy lớp học lái máy bay. Ðến khi thấy không thể ôm đồm cả hai, cô quyết định chấm dứt nghề tài chánh. Năm 2007 cô lấy xong bằng hành nghề lái máy bay thương mại và xin được việc đầu tiên với hãng Piedmont Airlines. Ngày nay cô bay cho hãng Air Wisconsin dưới tên US Airways Express, địa điểm hoạt động nằm bên ngoài hai thành phố New York và Philadelphia.
Trước mỗi chuyến bay, Ming thu thập ATIS, tức dữ kiện về thời tiết trong ngày. Cô lấy thông tin về tuyến đường từ nơi khởi hành đến điểm đến. Sau đó cô chờ nhận được phép rời trạm rồi mới bắt đầu cho khởi động động cơ. Kế đến, cô đợi phép cho phi cơ tiến vào đường băng, từ đó cô trải qua nhiều giờ để bay đến một nơi nào đó trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Ông Bình cho biết, con gái ông thử nhiều việc, cái gì cũng đạt được thành công. Ông ngẫm nghĩ, bên trong cái nhân dáng cao 5 ft 5 đó, tiềm tàng một sức mạnh.
Ming có đai đen tam đẳng về môn võ Thái Cực Ðạo, đai đen đệ nhị đẳng môn ninjitsu, và đai đen tam đẳng môn karate.
Ba lần đoạt chức vô địch võ thuật toàn quốc, mà tước hiệu đầu tiên về Thái Cực Ðạo cô lấy được năm mới lên... 15.
Năm 1996, cô được chọn tham gia chuyến lưu diễn võ thuật kéo dài nhiều tháng, kết hợp với việc ra mắt cuốn phim “Mortal Kombat.” Ming cũng từng là chủ nhân khi lần đầu mở kinh doanh cung cấp kẹo dẻo chay.
Mặc cho những thành tựu như thế, ông Bình vẫn vừa bán tín bán nghi vừa hãnh diện về cái nghề mà con ông chọn lấy sau này, khi ông nói chuyện bằng điện thoại từ nhà riêng ở Colorado. Tuy không lên tiếng chống đối về mục tiêu trong đời của con gái, ông cũng không mấy thiện cảm trước việc cô bỏ ngang một nghề đã ổn định, đó là làm về tài chánh.
Ông Bình, từng là một quân nhân lực lượng đặc biệt vừa là lính dù, ông nói: “Làm phi công máy bay hàng không tức là nắm sinh mạng của nhiều người trong tay, chưa kể phải chịu trách nhiệm với một chiếc máy bay mắc tiền. Người ta đâu có khơi khơi mà giao cho bạn công việc đó chỉ vì bạn là một phụ nữ có nhan sắc, mà bạn phải chứng tỏ là mình có khả năng chu toàn mọi sự mà người ta giao phó.”
Chuyến bay hàng không đầu tiên Ming lái là một chuyến đi đường ngắn giữa hai thành phố nằm gần Philadelphia, theo Ming kể, lúc ấy có người ngồi kè kè để quan sát cô từ phía sau. Chuyến bay tuy ngắn nhưng cô nhớ lại là quá mệt, vì thật căng thẳng.
Ming nói: “Mọi giác quan đều trở nên quá tải, thông tin quá tải. Ðó là cả một sự dồn dập khác với cảm giác khi nhảy bungee hay bay tự do từ máy bay xuống gần đến đất mới bung dù. Một sự dồn dập như thể bạn không tin rằng mình đang ở vị thế hiện tại.”
Eric Nielsen, một cộng sự viên của Ming ở Air Wisconsin mà cũng là cựu huấn luyện viên của cô nói, người ta đổi nghề nửa chừng sang ngành kỹ nghệ hàng không, không phải là chuyện bất thường, nhưng phụ nữ đổi sang làm phi công thì tương đối hiếm hoi.
Nielsen tiếp: “Ðiều đáng cảm phục về cô Ming là cô thấy được điều cô muốn và cứ thế mà đi đến đích. Ðó là phẩm chất đáng khâm phục nơi cô mà nhiều người cần phải học hỏi.”
Từ khi trở thành phi công, Ming nhận thấy có vài điều yếu kém. Một khó khăn cô gặp phải là việc cố duy trì một lối sống xã hội và giao tiếp với người khác.
Ming nói: “Tôi có khá nhiều thử thách. Theo tôi, một phụ nữ khi phải đối phó với nghề nghiệp của phái nam, đặc biệt nếu người ấy là một phi công hoặc ông ấy phải đi đây đi đó nhiều, thì điều ấy dễ chấp nhận hơn. Nhưng nếu là một người đàn ông nghĩ sao khi một người phụ nữ cứ xa nhà mãi thì đó mới thực gay go. Sau này khi tôi nghĩ đến chuyện lập gia đình thì khi đó mới thật sự là cả một thách thức.”
Tuy nhiên cô chưa từng là một người chịu chùn bước trước thử thách hay trước những chất vấn của gia đình.
Ngày Ming bay chuyến đầu tiên, ông Bình chở cô đến phi trường. Ông nhớ bấy giờ ông lo cho cô còn hơn chính cô vì lúc ấy cô chỉ thấy “sôi sục lòng hăng say” và “sung sướng.” Vào một dịp khá lâu sau đó, một người bạn của ông Bình ở New York cho ông biết nay con gái ông trở thành phi công của ông ta.
Bạn ông Bình nói: “Ðoán thử xem? Tôi ngồi trong máy bay và con gái ông là phi công.” Ông Bình đáp: “Thật tuyệt vời. Tôi thấy hãnh diện lắm.”
Thỉnh thoảng, sự quan tâm của người cha khiến ông lại hỏi con gái xem cô có cảm thấy sung sướng với nghề mà cô đã chọn không.
Ông Bình, một cựu chủ nhân công ty, từng sở hữu mọi thứ, từ bất động sản thương mại đến tiệm tạp hóa, nói: “Có khi con gái tôi bực mình vì tôi cứ hỏi mãi cùng một câu hỏi. Khi nào tôi cũng hỏi, ‘Con có thấy sung sướng với nghề này không hả con?’ Nó nhìn tôi đáp: ‘Cha à, buổi sáng con thức dậy con cảm thấy sung sướng
.
.
Mar 25th, 2011
ỦY BAN NGHIÊN CỨU TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Website: http://www.ubhoangsa.org
Website: http://www.ubhoangsa.org
P.O. BOX 6005, TORRANCE, CA 90504
THÔNG BÁO
Ngày 25 tháng 3 năm 2011
Kính gửi:
- Các Cơ quan Truyền thông (để xin giúp phổ biến)
- Toàn thể đồng bào
Sau hơn 5 năm chuẩn bị, Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa (UBHS) đã hoàn tất thiên nghiên cứu Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974 (HCHS). Chính thức ra mắt sách đầu tháng 10 năm 2010, cuốn HCHS đã được đồng hương ở nhiều nơi đón nhận ủng hộ. Tính đến nay, sau 6 tháng quảng bá, UBHS đã tiêu thụ được hơn phân nửa số sách đặt in.
Trước kết quả khả quan này, UBHS trân trọng cám ơn Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải đã tận tình yểm trợ việc ấn hành và quảng bá cuốn HCHS. UB cũng chân thành cảm tạ các Hội, các Gia đình HQ & HH khắp nơi, các đoàn thể thân hữu, đặc biệt là Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tại Hòa Lan, và một số chiến hữu HQ, đã tích cực giới thiệu, phân phối cuốn HCHS đến nhiều nơi trên thế giới. UBHS cũng trân trọng cảm tạ các nhà bình luận, các cơ quan truyền thông báo chí, đã viết bài, phỏng vấn, loan tải tin tức giới thiệu sách HCHS.
Trước kết quả khả quan này, UBHS trân trọng cám ơn Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải đã tận tình yểm trợ việc ấn hành và quảng bá cuốn HCHS. UB cũng chân thành cảm tạ các Hội, các Gia đình HQ & HH khắp nơi, các đoàn thể thân hữu, đặc biệt là Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tại Hòa Lan, và một số chiến hữu HQ, đã tích cực giới thiệu, phân phối cuốn HCHS đến nhiều nơi trên thế giới. UBHS cũng trân trọng cảm tạ các nhà bình luận, các cơ quan truyền thông báo chí, đã viết bài, phỏng vấn, loan tải tin tức giới thiệu sách HCHS.
Cũng nhờ kết quả tiêu thụ khả quan, UBHS đã có khả năng trang trải các chi phí soạn thảo, in ấn và chuyển gửi sách HCHS. Đồng thời, UB cũng đã thực hiện được phần nào mục tiêu đề ra lúc ban đầu là dùng một phần tài chính thu được yểm trợ cô nhi quả phụ các tử sĩ trận hải chiến Hoàng Sa và thương phế binh Hải Quân VNCH.
Trong mục tiêu này, UB đã ủng hộ 400 MK cho quỹ Xã Hội của Hội Cửu Long, Nam Cali; tặng Hội Bạch Đằng, Bắc California, 13 quyển HCHS (tương đương 325 MK), chuyển đến Tổng Hội HQ&HH 600 MK để nhờ phối hợp thực hiện công tác trợ giúp nói trên. UBHS cũng đã trực tiếp yểm trợ 400 MK đến gia đình một số tử sĩ trận hải chiến Hoàng Sa.
Hiện nay, UBHS đang tiến hành kế hoạch chuyển dịch tác phẩm này qua các ngoại ngữ chính hầu góp phần vào việc minh xác với thế giới về chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa. Trước khi tiến hành việc dịch thuật, UB đang nỗ lực tu chính các sai sót trong ấn bản hiện tại. Để giúp hoàn tất tốt đẹp công việc này, UB mong mỏi quý vị thức giả, đồng bào khắp nơi cung cấp cho UB các chi tiết trong sách cần sửa đổi. Xin liên lạc: UBHS, PO Box 6005, Torrance, CA 90504, USA; điện thoại: 626-574-1291, eMail: uybanhoangsa@gmail.com. Xin thông báo trước ngày 15 tháng 6, 2011.
Nhân đây, UBHS cũng xin đồng bào giúp tiêu thụ hết số sách HCHS còn lại để UB có phương tiện hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu đề ra. Chi phiếu mua sách xin đề: Mr. Ha Quang Tu, gửi về Hộp Thư của UB. Tiền sách và phí tổn chuyển gửi là 30 mỹ kim tại Bắc Mỹ và 40 mỹ kim các nơi khác. Đính kèm là trang giới thiệu sách HCHS.
Trân trọng cảm tạ,
Trân trọng cảm tạ,
TM Ủy Ban Hoàng Sa
Trần Trọng Ngà
.
.
(vietbao.com)
(03/26/2011)
Đồng Hương Thái Bình và thân hữu đã họp mặt Tân Xuân.
Westminster ( Cổ Ngưu )- - Tại nhà hàng Seafood Palace. Trưa Chủ Nhật 20-3-2011, hội Đồng Hương Thái Bình và thân hữu đã tổ chức họp mặt Tân Xuân 2011. Hơn 200 quan khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể bạn và đồng hương, thân hữu Thái Bình tham dự. Điều hợp chương trình MC: Khánh Vân và Y Cao Nguyên.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm. Ban Tế Lễ Thái Bình gồm các vị: GS Dương Ngọc Sum, BS Phạm Nguyên Lương, Ô. Võ Đại Đức, Ô. Billy Trần, Tiến Sĩ Hà Thế Ruyệt, GS Lê Quý An cùng lên dâng hương trước bàn thờ, sau đó các quan khách cũng lần lượt lên niệm hương trong không khí trang nghiêm theo nghi thức cổ truyền của dân tộc.
Tiếp theo Bà Đào Bích Ty Hội Trưởng ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quan khách cũng như đồng hương đạ đến tham dự. Sau đó bà tường trình qua một số công tác của hội đã thực hiện trong năm qua và những kế hoạch sinh hoạt cho năm tới. Đặc biệt Hội quan tâm, dành ưu tiên cho việc khuyến khích giới trẻ chăm học để trở thành người có ích cho xã hội, xứng danh con cháu Thái Bình. Bà tiếp: "...Dù sống ở đâu chăng nữa, mỗi độ Xuân về chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ về quê hương. Những người sinh ra và lớn lên tại tỉnh Thái Bình đã biết được những trang sử đẹp, những danh nhân Thái Bình như: bác học nổi tiếng Lê Quí Đôn, Thái sư Trần Thủ Độ, những người đã có công dưới đời Trần, giữ nước giúp nước vững mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự. đóng một vai trò quan trọng đánh đuổi Nguyên Mông..." Được Biết Bà Đào Bích Ty cũng vừa được đồng hương Thái Bình tín nhiệm nên bà lại tiếp tục nhiệm kỳ 2010 - 2012.
Tiếp theo đồng hương Tiến Sĩ Hà Thế Ruyệt lên nói về Những Kỷ Niệm Thái Bình, Cụ Vũ Lộ cựu Đại tá Quân Lục Việt Nam Cộng Hòa lên kể những Danh Nhân Thái Bình, Ô. Phạm Trần Anh nói về Thái Bình Bất Khuất, GS Dương Ngọc Sum, nói về Văn Hóa VN, đặc biệt về Thái Bình. . . Sau đó là lễ chúc thọ 18 cụ trên 75 tuổi, sau đó là phần lì xì cho các cháu nhân dịp năm mới và phát thưởng cho các em học sinh xuất sắc.
Buổi tiệc bắt đầu mọi người cùng ăn cùng thưởng thức chương trình văn nghệ các Ca Sĩ Thái Bình và thân hữu đóng góp với nhiều tiết mục xuất sắc.
Hội Đồng Hương Thái Bình mỗi năm có những lần tổ chức họp mặt nhau như vào dịp Tết Trung Thu, tất niên, tân niện. . . để đồng hương có dịp gặp nhau trao cho nhau những tin tức vui buồn trong cuộc sống, đồng thời cũng để cùnh nhau hướng về quê hương thân yêu với nhiều kỷ niệm của một thời đã sinh ra và lớn lên tại đó.
Trong dịp nầy hội cũng đã cho phát hành Đặc San Thái Bình số 4 Xuân Tân Mão 2011 khổ Magazine, bìa màu với đền Đồng Xâm ở Phủ Kiến Xương Thái Bình, đặc san dày 230 trang với nhiều bài vở, tài liệu gía trị. với sự cộng tác của nhiều cây bút nổi tiếng trong văn học.
Mọi chi tiết liên lạc với hội Đồng Hương Thái Bình xin gọi cho Bà Đào Bích Ty (714) 726-4002.
.
.
(03/26/2011)
Tấm thiệp về cuộc triển lãm của họa sĩ Nguyên Khai tháng 4-2011 tại Virginia.
http://www.vietbao.com/images/upload/2011/2011_03/2011-03-26/TRIEN_LAM_Nguyen_Khai-large-content.jpg
Họa sĩ Nguyên Khai sẽ triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia vào đầu tháng 4-2011, nhân mùa hoa anh đaò nở vùng Hoa Thịnh Đốn.
Đó cũng là dịp hội ngộ cựu học sinh Quốc Học-Đồng Khánh trong mùa Lễ Hội Hoa Anh Đào ở Virginia.
Thời gian triển lãm theo chương trình: Từ thứ Sáu, 1 tháng Tư, 2011 đến thứ Hai, 4 tháng Tư, 2011.
Khai mạc: Từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối thứ Sáu, 1 tháng Tư, 2011 tại Tư Gia: 8720 Cherry Dr., Fairfax, VA 22031.
Giờ mở cửa:
Thứ Sáu (1-4-2011): 2 PM đến 7 PM
Thứ Bảy (2-4-2011): 2 PM đến 7 PM
Chủ Nhật (3-4-2011): 4 PM đến 7 PM
Thứ Hai (4-4-2011): 2 PM đến 7 PM
Họa sĩ Nguyên Khai đã có hơn nửa thế kỷ cầm cọ: năm 2010, ông đã thực hiện cuộc triển lãm “Kỷ Niệm 50 Năm Cầm Cọ,” tại Quận Cam. Nghĩa là năm nay, năm 2011 sẽ là tròn 51 năm họa sĩ ngồi trước giá vẽ.
Họa sĩ Nguyên Khai đã từng giảỉ thích về nỗi đam mê vẽ của ông trong một cuộc triển lãm năm 2006 tại Việt Báo Gallery rằng, “Màu sắc là dầu, được thắp lên bằng trái tim tôi.”
Các nét vẽ của ông đa dạng, thay đổi theo từng thời kỳ, với những khám phá riêng mà ông theo đuổi, nhưng tất cả đều toát lên một không khí thơ mộng, phảng phất những màu sắc nhiều huyền ảo hơn là thực tại.
Trong cuộc triển lãm năm 2006 nêu trên, lúc đó Nguyên Khai triển lãm 24 bức khổ lớn bằng sơn dầu, pha lẫn điêu khắc, chạm trổ, gò nắn những mảng kim loại, có khi lấp lánh tia phản chiếu trông ngỡ như thủy tinh và trong đó có 7 tấm tranh vẽ thiếu nữ... Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh lúc đó nhận xét "trông các bức tranh cảm nhận ngay sự thanh thoát, nhẹ nhàng, bình yên, thấy được các cá tính của cô gái Việt, từ mộng mơ, yêu đời, nhưng cũng hiển lộ sức chịu đựng, nhẫn nại...”
Tiểu sử ngắn gọn của họa sĩ Nguyên Khai có thể ghi như sau:
“Tên thật là Bửu Khải, sinh năm 1940 tại Huế. Học trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1963. Một trong những sáng lập viên hội họa sĩ Trẻ Việt Nam. Huy Chương đồng triển lãm Hội Họa Mùa Xuân 1963. Vượt biển đến đảo Nam Dương Nam Dương năm 1981. Hiện định cư tại California.
Tham dự nhiều cuộc triển lãm tại: Tunis 1964, Paris 1965, Tokyo 1966, Sao Paulo 1967, Ấn Độ 1968, Sao Paulo 1969, và các cuộc triển lãm tại Hoa Kỳ các thập niên sau..”
Cũng nên ghi nhận rằng, trong nhiều năm qua, họa sĩ Nguyên Khai đã thử nghiệm nhiều bút pháp khác nhau. Một lần, họa sĩ từng kể rằng khi ngồi trên phi cơ và nhìn xuống những phố nhà, ông đã về cầm cọ và quẹt lên những bệt màu trong trí nhớ. Những của phố thị từ cao nhìn xuống của một buổi chiều nắng cháy Arizona đã trở thành các màu xanh, màu xám lưu chảy ra từ trí nhớ. Và một họa pháp mới hiện ra...
Nếu bạn đã từng quan sát những cuộc triển lãm của ông, bạn sẽ thấy rằng ông không chỉ vẽ bằng cọ. Ngoài cọ và sơn dầu, ông còn sử dụng rất nhiều những vật liệu khác như bản kẽm, gỗ, film, bột giấy, đinh kẽm, chip điện tử, vải bố…v.v… Bộ tranh "Mankind & Computer" (Con Người & Computer), triển lãm lần đầu tại Gallery Việt Báo năm 1994, là một sự kiện rất đáng kể, một thay đổi lớn trong tranh Nguyên Khai, mang hẳn một thế giới hiện đại mà ông đang sống vào cái thế giới huyền thoại cổ xưa của ông, cái thế giới luôn phảng phất nơi những cô gái rất "liêu trai" với những chiếc áo dài, mái tóc, hoa và lược cầm trên tay… Những cô gái của Nguyên Khai cũng mang cái dáng vẻ "biết bay" như của Chagall, song khi bước vào bộ "mankind & Computer" thì cái dáng vẻ ấy không mang chất "liêu trai" nữa, nhưng vẫn một nét dịu dàng, thơ mộng cố hữu- nét chính của tranh Nguyên Khai, và nếu bạn có dịp gặp gỡ và trò chuyện với họa sĩ Nguyên Khai, bạn cũng sẽ thấy cái nét ấy trong tính cách ông.
Nhưng tới nét vẽ năm 2010 là những mảng màu trừu tượng, không còn thấy những đinh kẽm, chip điện tử... nữa trên khung vải bố của họa sĩ Nguyên Khai. Nói ngắn gọn, suốt một đời của Nguyên Khai là những liên tục tìm tòi và khám phá, cả sắc màu và đường nét, cả hình thể và trừu tượng, cả những hình ảnh thơ mộng trong trí tưởng và những hình ảnh sản phẩm khoa học điện toán...
Độc giả quan tâm về cuộc triển lãm sắp tới, có thể liên lạc:
- Nguyễn Mậu Trinh
.
.
(vietbao.com)
03/26/2011
Thầy Tạ Văn Trung, Trưởng Ban.
WESTMINSTER (VB) -- Ban Tổ Chức Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ 2011 vừa phổ biến một lá thư mời gọi tuổi trẻ tham dự Văn nghệ cho Giảỉ Khuyến Học 2011, trong đó ông Tạ Văn Trung cho biết các chi tiết về các cuộc thi Ca, Vũ, Nhạc, Kịch... hạn chót nộp đơn là ngày 17-7-2011.
Thư của ông Trưởng Ban Tạ Văn Trung viết:
“...Văn nghệ là một bộ môn nghệ thuật, ở đó yếu tố sáng tạo theo chiều hướng hướng thượng là nguồn cảm hứng, là sức sống của con người, của mọi thời đại. Văn nghệ làm đẹp, thăng hoa cuộc sống. Qua văn nghệ, đặc biệt là âm nhạc, tuổi trẻ sẽ dễ học tiếng Việt và dễ cảm nhận nền văn hoá của dân tộc và đây là hành trang để tuổi trẻ bước vào môi trường hội nhập bằng tất cả những nỗ lực của chính mình để đạt được sự tiến bộ.
Đến với Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ:
• Chúng ta sẽ nghe, thấy những tiếng hát, những tấm lòng, những rung cảm của tuổi trẻ về chính mình, về quê hương, cội nguồn, về tinh thần tự lực, công lao mở, dựng, giữ nước của tổ tiên và nền văn hoá dân tộc;
• Tuổi trẻ Việt Nam có dịp làm quen, sinh hoạt và cùng chia sẻ cho nhau những cảm nghĩ, những khó khăn của chính mình khi phải đối diện trong nếp sinh hoạt mới nơi xứ người với sự giao thoa, đãi lọc của hai nền văn hoá: Việt và Mỹ; và
• Đây là môi trường tuổi trẻ phát huy khả năng sáng tác và trình diễn văn nghệ và qua đó cống hiến cho cộng đồng những tài năng mới.
Vào năm 1997, Giải Khuyến-Học Về Lịch Sử – Văn Học Việt Nam và Học Sinh - Sinh Viên Ưu Tú tổ chức Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ với chủ đề Về Nguồn nhằm mục đích tạo môi trường thi đua văn nghệ lành mạnh cho tuổi trẻ.
Lần này, Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ – 2011, với khoảng thời gian chuẩn bị nhiều hơn, thêm vào đó, với nội dung súc tích như mục đích đã nêu trên, chắc chắn các tiết mục ghi danh thi đua sẽ được thí sinh hưởng ứng mạnh mẽ và đông đảo hơn. Thể loại thi đua bao gồm các bộ môn: Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, và được phân loại thành hai lãnh vực: âm nhạc truyền thống dân tộc và tân nhạc. Ban Tổ Chức hy vọng rằng các lãnh vực trình diễn này sẽ là môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và hướng thượng cho tuổi trẻ, và là những đóa hoa làm tươi mát dòng sinh hoạt của cộng đồng chúng ta.
Trong niềm hân hoan, rộn rã hướng về tuổi trẻ trong lãnh vực văn nghệ và nghệ thuật, Ban Tổ Chức ước mong và thiết tha đón nhận được sự hỗ trợ tích cực của quý vị mạnh thường quân, quý ân nhân, quý cơ sở thương mại, của quý đoàn thể, hội đoàn, quý vị phụ huynh, quý thầy cô và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của thí sinh để Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ – 2011 được thành công tốt đẹp.”
Trong lịch trình gửi kèm, thông tin cho biết về các bộ môn văn nghệ thi đua gồm Ca, Vũ, Nhạc, Kịch trong hai lãnh vực: Âm nhạc truyền thống dân tộc và tân nhạc về hai phương diện trình diễn -- nhạc cụ và ca hát.
Nội dung các tiết mục trình diễn: Phù hợp với chiều hướng được nêu lên trong phần thư ngỏ.
Thời lượng trình diễn:
Ca: Mỗi bài không quá 6 phút.
Vũ: Mỗi bài không quá 10 phút.
Nhạc: Mỗi bài không quá 6 phút (độc tấu, song tấu, hoà tấu).
Kịch: Không quá 20 phút.
Giới hạn tuổi, giải thưởng, tặng phẩm:
a. Thiếu nhi, không quá 12 tuổi (sinh năm 1999)
b. Thiếu niên, không quá 17 tuổi (sinh năm 1994)
c. Thanh niên, không quá 30 tuổi (sinh năm 1981)
d. Giải thưởng dự trù cho mỗi bộ môn, tuỳ thuộc vào
ngân khoản được bảo trợ:
Giải nhất : Cúp và $200.00
Giải nhì : Cúp và $100.00
Giải ba : Cúp và $50.00
Giải Khuyến khích: Medaille
e. Một áo thun "Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ – 2011" dành cho mỗi thí sinh ghi danh tham dự làm lưu niệm.
Thời hạn nộp đơn, ngày thi trình diễn:
a. Ngày hết hạn nộp đơn (theo dấu bưu điện): 17 tháng 7 năm 2011.
b. Ngày thi Vòng Loại và Bán Kết: Kể từ ngày ra thông báo này đến hết ngày 14 tháng 8 năm 2011.
c. Thi Chung Kết Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Trẻ – 2011: Chủ nhật, 4 tháng 9 năm 2011.
d.Thí sinh có thể ghi danh theo Trường, Trung Tâm Việt Ngữ hay là tự do.
Thư từ, đơn ghi danh, chi phiếu trợ giúp xin đề và gởi về: Giải Khuyến-Học - Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ
Trẻ - 2011
P.O. Box 802
Garden Grove, CA 92842-0802
Hoặc có thể mang tay đến văn phòng Giải Khuyến-Học: 15355 Brookhurst St., Suite 227
Westminster, CA 92683
Email: dhtdvnt2011@yahoo.com
Tel: (714) 975-6526
.
.
.
No comments:
Post a Comment