Thursday, March 10, 2011

Ả RẬP, NHỮNG HUYỀN THOẠI VÀ THỰC TẾ (Marwan Muasher)

Bài viết gốc: Arab Myths and Realities

BS Hồ Hải dịch
17h44', ngày thứ Tư, 09/3/2011

Bài viết của Marwan Muasher, cựu Ngoại trưởng và phó thủ tướng của Jordan, là Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Carnegie Endowment for International Peace và là người đã từng nhận followship tại Đại học Yale. Ông là tác giả của cuốn The Arab Center.

WASHINGTON, DC - Với việc Hosni Mubarak bị lật đổ ở Ai Cập - được nhiều người xem có một trong các chế độ ổn định nhất của khu vực cho đến khi chỉ mới gần đây - và đại tá Muammar Qaddafi vẫn cố bám vào quyền lực ở Libya, không có kết thúc rõ ràng trong tầm nhìn đến cuộc khủng hoảng sâu rộng trên toàn thế giới Ả Rập. Cuộc biểu tình lật đổ chính phủ đã ở Tunisia và Ai Cập, để lại các nước Ả Rập khác phải đối mặt với sự bất mãn lan rộng.

Những bất ổn làm hầu hết mọi người bất ngờ - cả bên trong và bên ngoài khu vực - và đã cơ bản làm lật ngược ít nhất năm niềm tin thông thường về thế giới Ả Rập.

Người Ả Rập không đi vào đường chính, chỉ thích đi vào ngõ hẻm. Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu ở Ai Cập và Tunisia, nhiều người lập luận rằng không có tính cấp kỳ và thiết thực để cải cách chính trị, và rằng những người được kêu gọi thay đổi đã không hiểu được nguyện vọng của dân chúng - mọi thứ không tồi tệ như các bất đồng chính kiến mà phải làm cho họ mất ngai vàng được. Dòng suy nghĩ của các chính phủ đã dẫn đến tin rằng người Ả Rập sẽ không đủ thể hiện lớn mạnh và đòi hỏi thay đổi. Cho nên ở mỗi quốc gia Ả Rập, cải cách nhanh chóng được xem là gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

Lập luận này rõ ràng không còn biện hộ được. Không ai dự đoán được những gì đã xảy ra ở Ai Cập và Tunisia, có nghĩa là không một quốc gia Ả Rập nào nằm ngoài quy luật của đòi hỏi sự thay đổi. Chính phủ không có một hoạt động nào để cho người dân thấy rằng họ sẽ cải cách để giải quyết những nguyện vọng của công chúng. Trong khi họ không còn có thể dùng những câu chuyện huyền thoại để tránh khởi động những cải cách cần thiết để giải quyết nguyện vọng cơ bản của công chúng.

Kinh tế tự do hóa nên đi trước cải cách chính trị. Các chính phủ Ả Rập - và nhiều nước phương Tây - cho rằng tư nhân hóa và cải cách kinh tế khác cần được ưu tiên hơn là thay đổi chính trị. Nhưng, trong khi đó dễ dàng để thấy rằng công dân muốn bánh mì trước khi có tự do, tự do hóa kinh tế đã đến nhưng không có một hệ thống kiểm soát và cân bằng, và do đó hậu quả lớn là, bánh mì không có mà tự do cũng không.

Thay vào đó, những lợi ích của tư nhân hoá và các sáng kiến khác phần lớn rơi vào túi của giới kinh doanh và chính trị tinh hoa. Kết quả là, người Ả Rập đã xem tự do hóa và toàn cầu hóa tiêu cực. Rõ ràng bây giờ là cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị, do đó, cơ chế thể chế về trách nhiệm được phát triển để theo dõi bất kỳ sự thái quá và đảm bảo rằng lợi ích làm ra được chia sẻ cho tất cả cộng đồng. Chính phủ đã nhanh nhảu tin rằng các cuộc biểu tình về cơ bản là do vật giá tăng cao và thất nghiệp, nhưng vấn đề bất mãn của Liên minh Ả Rập là khả năng quản lý kém.

H
ệ thống chính trị đóng là cần thiết để ngăn chặn người Hồi giáo cướp quyền lực. Phương Tây thường sợ rằng dân chủ sẽ cung cấp cho người Hồi giáo điều kiện mở cần thiết để giành quyền kiểm soát - một nỗi sợ hãi rằng các chế độ Ả Rập được làm ra để biện minh cho việc duy trì hệ thống đóng cửa chính trị. Nhưng Hồi giáo đã không đóng một vai trò lớn ở Ai Cập hay Tunisia, và họ không dự định là sẽ lãnh đạo chính phủ mới được thành lập - mặc dù những người Hồi giáo là một phần quan trọng đối với xã hội Ả Rập và họ nên đóng một vai trò trong chế độ mới.

Vì vậy, sẽ là không đúng sự thật khi cho rằng sự thay đổi khả thi để dành cho một sự chuyên chế tàn bạo của Hồi giáo. Các cuộc biểu tình rõ ràng là kết quả của công dân bình thường đã chán ngán với tham nhũng, sự thiếu của cái gọi là luật pháp, và xử lý tùy tiện. Có một cơ hội để bắt đầu phát triển hệ thống đa nguyên, nơi không chỉ người Hồi giáo, mà còn các đảng khác và thuyết giảng có thể đóng một vai trò.

Những c
uộc bầu cử công bằng dân chủ. Không ai bị lừa bởi yêu cầu này nữa. Để duy trì sự thống trị của họ, chính phủ các nước Ả Rập đã dựa trên luật pháp không hoàn thiện và những cuộc bầu cử mà không tạo ra các nghị sĩ quốc hội mạnh hoặc dẫn đến thay đổi thực sự. Thật vậy, ở các nước như Ai Cập và Tunisia, chính phủ và quốc hội đã không được lòng dân. Trong toàn khu vực, cuộc bầu cử đã được sử dụng để tạo ra một mặt nạ dân chủ cho công dân nhằm mục đích gây ấn tượng và thế giới bên ngoài để các chế độ cách ly với áp lực cho cải cách thực sự.

Tuy nhiên, c
ác công đồng Ả Rập, sẽ không còn chấp nhận hiện trạng. Nhân dân sẽ không được hài lòng với các tài liệu thông tin về kinh tế, những báo cáo đã bị bóp méo của chính phủ, họ đang yêu cầu thay đổi thực sự là đặt đất nước họ trên một con đường rõ ràng đối với nền dân chủ.

Cộng đồng quốc tế không có vai trò để tham gia. Trong lúc quá trình cải cách chắc chắn phải được gầy dựng tại chỗ, Hoa Kỳ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế có thể khuyến khích phát triển dân chủ mà không áp đặt nó từ xa. Tổng thống Barack Obama từ chối rất nhiều các chính sách của chính quyền George W. Bush được xem là cố gắng dùng vũ lực cho dân chủ lên các nước Ả Rập. Nhưng sự im lặng tiếp theo sau đó về dân chủ còn trầm trọng hơn - mặc dù chắc chắn nó không là nguyên nhân - sự làm sáng tỏ quá trình cải cách Ả Rập trong vài năm qua.

Mỹ và phương Tây có thể thảo luận với các nước Ả Rập cải cách chính trị như thế nào cần được thực hiện theo một cách mà có thể đóng góp vào sự cởi mở hơn và cơ hội chia sẻ quyền lực. Phương Tây không nên hy sinh những mục tiêu này cho người khác, nếu các đồng minh cuối cùng bị mất quyền lực trong cuộc nổi dậy của quần chúng, một sự thoã hiệp như vậy sẽ không đẩy mạnh lợi ích của phương Tây, mà nói rằng là tối thiểu.

Những sự kiện diễn ra lấy từ thông tin trên thế giới đã phá vỡ huyền thoại gốc của thế giới Ả Rập. Người dân của các nước này cần phải bắt đầu từ từ, bền vững, và cải cách chính trị nghiêm trọng hiện nay. Vào buổi bình minh của một kỷ nguyên Ả Rập mới, đó là phải thâm nhập vào chúng để xây dựng mới, các hệ thống chính trị mở có thể là đầu mối đe dọa cuộc khủng hoảng leo thang sắp xảy ra.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
.
.
.

No comments: