Wednesday, March 16, 2011

ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT và ẢNH HƯỞNG KINH TẾ (East Asia Forum)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 03/15/2011 - 04:04

Những hậu chấn kinh tế của cơn động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào hôm thứ Sáu thì dễ để đo lường hơn so với tầm mức của thảm hoạ về nhân mạng và vật chất.

Sự kiện vĩ đại này lớn hơn cơn động đất lớn Hanshin từng tàn phá Kobe vào năm 1995. Nhưng ảnh hưởng về kinh tế có thể lại thấp hơn. Cơn động đất năm 1995 được xếp vào một trong những thiệt hại kinh tế lớn nhất trong những thảm hoạ động đất đương đại. Với chỉ số 6,5 độ, nó chỉa thẳng vào một khu vực thành thị hiện đại, giết chết hơn 6.500 người, tàn phá hệ thống viễn thông, đường cao tốc, đường sắt, nguồn nước và những cơ sở hạ tầng quan yếu khác, phá huỷ hơn 150 nghìn ngôi nhà và làm hư hại 180 nghìn ngôi nhà khác với hơn 600 nghìn người vô gia cư. Về khía cạnh thiệt hại nhân mạng, từng có nhiều thảm hoạ khác ở Trung Quốc, Nga và Nam Á. Nhưng thiệt hại về tài sản vật chất ở Kobe là 114 tỉ đô la, chiếm 2,3% Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) của Nhật và khoảng 0,8 tổng tài sản vật chất của Nhật lúc ấy - gấp ba lần thiệt hại của bất kỳ thảm hoạ nào trong lịch sử.

Đa số những nhà quan sát lúc ấy cho rằng sẽ cần ít nhất là 10 năm để đưa Kobe trở lại hoạt động. Ảnh hưởng kinh tế được ước tính khác nhau ở khoảng cao nhất la 10% GDP của Nhật. Không đến 18 tháng sau, trên thực tế, sản lượng sản xuất trong khu vực Kobe đã đạt đến 98% mức độ trước động đất. Chỉ một năm sau, xuất khẩu đã đạt đến 85% tổng lượng trước động đất. Hai năm sau vụ động đất, tất cả các đống đổ nát đã được dọn sạch - một thành quả vĩ đại - và tất cả các cơ sở hạ tầng đều được phục hồi. Thị trường chứng khoáng đã tuột dốc (giảm 7,5% trong những ngày sau động đất Kobe; chỉ số chứng khoán tương lai giảm 2% sau động đất Sendai) nhưng GDP chỉ chậm lại một tí và hai năm sau đó đã lên lại, một phần là nhờ quá trình xây dựng lại Kobe và đầu tư vào việc hiện đại hoá.

Tính toán khủng khiếp về thiệt hại vốn con người cũng như vốn vật chất, mất mát về tài sản vật chất trong vụ động đất Kobe thì được tính đến 127 tỉ đô la hoặc chỉ là con số nhỏ nhoi 0,08% tổng tài sản vật chất của Nhật vào thời điểm ấy.

Kobe sau động đất rất khác với Kobe trước đấy. Thành phố đã được tái thiết kế, tạo ra cơ sở hạ tầng đô thị hoàn hảo và một vùng đệm tốt hơn cho những động đất tương lai. Những bài học rút ra từ Kobe về hiểm hoạ của việc thiết kế cơ sở hạ tầng yếu kém (đường cao tốc, nguồn nước, cống rãnh, giao thông và viễn thông) đã liên tục được áp dụng vào các thành phố khác của Nhật. Khách viếng thăm Tokyo sẽ lưu ý đến những gia cố kỹ lưỡng được lắp đặt trong hệ thống đường cao tốc trong 15 năm qua - một lý do mà nó đã đứng vững rất tốt trước cơn rúng động mạnh mẽ hôm thứ Sáu.

Những thành tựu này là nhân chứng cho tinh thần bất khuất của con người, nhưng đặc biệt là nhân chứng cho tinh thần bất khuất và khả năng của người Nhật - không những khả năng phi thường của họ khi đối diện với nghịch cảnh tai ương mà còn về vốn con người, kỹ năng và kiến thức tổ chức họ có được khi đối phó với nó bằng mức độ khổng lồ và với hiệu quả lớn lao.

Giờ đây, tính cách quốc gia này đang được thể hiện đầy đủ.

Với độ địa chấn ở mức 8,9, cơn động đất Sendai còn lớn gấp 178 lần so với Kobe. Cơn sóng thần cao 10 mét đã trút đổ sự giận dữ và mạnh mẽ của mình. Xe lửa, xe tải, ô tô, thuyền, nhà cửa và cơ sở hạ tầng đều bị cuốn trôi. Sẽ là một điều thần kỳ nếu số người thiệt mạng lại ít hơn so với Kobe. Nhưng đây không phải là cú động đất lớn của Tokyo. Tokyo cũng đã chịu đựng một rúng động mạnh nhưng đã hoạt động lại bình thường.

Khu vực Sendai thì ít quan trọng hơn về kinh tế và công nghiệp so với Kobe, toàn bộ vùng này chiếm ít hơn 2% GDP của Nhật. Một phức tạp quan trọng cũng như mối bất an đang biến chuyển có thể sẽ ảnh hưởng đến nền an ninh năng lượng là cơn động đất đã làm rung chuyển ba nhà máy điện hạt nhân, với nhà máy Fukushima cũ kỹ thuộc TEPCO đã bị tàn phá mạnh đến nỗi phải đưa ra báo động Cấp 4 (vụ rò rỉ Three Mile Island ở Hoa Kỳ từng ở mức báo động Cấp 5).

Chính phủ quốc gia và Lực lượng Phòng vệ đã nhảy vào cuộc nhanh chóng hơn so với ở Kobe (chính từ sự kiện Kobe đã làm nảy ra tranh cãi về hiến pháp rằng liệu Lực lượng Phòng vệ có thể được triển khai cho mục đích bảo vệ dân sự hay không, từ đó đã dẫn đến việc thay đổi giúp củng cố khả năng của ngành hành pháp Nhật Bản trong việc đối phó với tình trạng khẩn cấp một cách nhanh chóng hơn). Các dịch vụ dân sự và cấp cứu đã cho thấy tính hiệu quả xuất sắc của mình trong việc thích ứng với những thảm hoạ như thế này. Hỗ trợ quốc tế đã được sẵn sàng ra và cũng được đón nhận nhanh chóng.

Phản ứng nhanh chóng của Thủ tướng Kan và các cơ quan quốc gia đối với cơn khủng hoảng đã giúp chuyển hướng chú ý của công luận vào sự suy sụp chính trị trong chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản, vào có thể giúp tái lập một mức độ tin tưởng vào chính quyền mà quốc gia đang rất cần hiện nay.
.
.
.


No comments: