Thursday, March 10, 2011

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG KHÔNG MANG PHONG CÁCH MỸ (Newsweek)

Un-American Revolutions

FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 03/10/2011 - 04:57

Hầu hết những cuộc nổi dậy đều kết thúc trong cảnh tàn sát và bạo hành. Vậy tại sao người Mỹ lại cổ vũ các làn sóng cách mạng Ả Rập?

Người Mỹ yêu chuộng cách mạng. Quốc gia vĩ đại của họ đã được thành lập bởi một bản tuyên ngôn mang tính cách mạng và đã được rèn luyện bởi một cuộc chiến tranh cách mạng, bản năng của họ là đứng cùng phía với các nhà cách mạng ở các lãnh thổ khác, cho dù trường hợp của họ có khác nhau, cho dù những kết quả có tai hại đến thế nào. Cái tính miễn cưỡng học hỏi từ lịch sử có thể mang một giá rất nặng nếu làn sóng cách mạng đang quét qua Bắc Phi và Trung Đông vỡ ra với các tác động rung chuyển giống như hầu hết những làn sóng cách mạng.

Benjamin Franklin và Thomas Jefferson đã từng ca ngợi cuộc Cách mạng Pháp. "Người Pháp đã huấn nghệ sự Tự do ở đất nước này," tiền nhân đã viết, "và bây giờ ... họ đã thiết lập cho chính mình." Jefferson thậm chí còn bảo vệ Jacobin, kiến trúc sư của Triều đại của Khủng bố đẫm máu. "Quyền tự do của toàn bộ địa cầu là tùy thuộc vào yếu tố tranh đấu", ông viết vào năm 1793, "và đã từ bao giờ là một giải thưởng chiến thắng khi có ít máu vô tội rơi? ... Thay vì [các cuộc cách mạng] nên phải thất bại, tôi thà nhìn thấy một nửa trái đất tan hoang."

Trong quyển “Mười ngày rung chuyển thế giới”, nhà báo John Reed cũng đã nhiệt tình như nói về cuộc Cách mạng Nga 1917, một cuốn sách mà ngay chính Lenin ("Lenin vĩ đại" theo như Reed) đã viết lời tựa cách nhiệt tình. Đối tác của Reed trong cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc thì đã có Edgar Snow, người viết về đặc tính của Mao - "Ông ta có cá tính bình dân quê mùa của nông dân Trung Quốc, với tánh tình sinh động cách hài hước và ưa thích một tiếng cười mộc mạc", mà ngày nay làm đông lạnh máu.

Thời gian qua đi và một lần nữa, người Mỹ đã ca ngợi những cuộc cách mạng, chỉ để rồi rơi vào im lặng cách kỳ lạ như những cuộc cách mạng như thế đã từng tiến hành để ngấu nghiến không chỉ con em của chính mình nhưng còn của nhiều người khác nữa. Trong mỗi trường hợp số thiệt hại nhân mạng có thể vào hàng triệu.

Vì vậy, khi bạn xem cuộc cách mạng đang quét rộng qua thế giới Ả Rập (và có thể vượt xa hơn), hãy nhớ ba điều về những cuộc cách mạng không mang phong cách Mỹ:

1. Họ phải mất nhiều năm để hình thành. Nó có vẻ giống như buổi sáng tự tin vui vẻ trong năm 1789, 1917, và năm 1949. Để rồi bốn năm sau đó là buổi trưa đầy bóng tối.

2. Họ bắt đầu bằng một cuộc thách thức để tồn tại trong chính trị, nhưng khi cần có nhiều bạo lực hơn để đạt được mục đích, thì càng có nhiều khởi xướng để trở thành những người bạo lực-Robespierre, Stalin, và ngay cả chính Mao, người nhẫn tâm.

3. Vì các nước láng giềng cảm thấy bị thách thức bởi chính cuộc cách mạng, bạo lực bên ngoài được diển tiến ngay theo sau bạo lực bên trong, hay là cách mạng chính thực không bởi vì sự bị đe dọa bởi ngọai xâm (như trong trường hợp Pháp và Nga), hoặc bởi vì nó đáp ứng nhu cầu của những người cách mạng để đổ lỗi cho một mối đe dọa từ bên ngoài cho các vấn đề bên trong nước (như khi Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên).

Ấy thì một người Mỹ có thể trả lời rằng: Vâng, nhưng tất cả những điều này không giống như sự thật của cuộc cách mạng của chúng ta sao?

Cách mạng Mỹ đã được kéo dài: năm năm trôi qua từ lúc có Tuyên ngôn Độc lập cho đến trận Yorktown. Nó thật là kịch liệt. Và thật sự vậy, tất nhiên, khi có đối kháng từ nước ngoài. Tuy nhiên, cái quy mô mãnh liệt trong cuộc Cách mạng Mỹ đã, theo tiêu chuẩn khiêm tốn của những cuộc cách mạng lớn trong lịch sử. Người Pháp đã thiệt mạng trong trận chiến giữa năm 1792 và 1815 hai mươi lần nhiều hơn như là người Mỹ giữa 1775 và 1783. Và, như Maya Jasanoff điểm ra trong cuốn sách mới lỗi lạc của cô, Quyền tự do của những người lưu vong, người thua cuộc trong cuộc Cách mạng Mỹ là đã không bị chém đầu, hoặc bị thanh lọc, hoặc bị bỏ đói đến chết. Hầu hết trong số họ là chỉ đơn giản từ bỏ 13 thuộc địa nổi dậy để đi đến những vùng ổn định của đế quốc Anh lúc bấy giờ và tiếp tục cuộc sống còn lại của họ.

Ngoài ra cũng có những sự khác biệt quan trọng khác. Những người thực hiện cuộc Cách mạng Mỹ đã, theo tiêu chuẩn thế kỷ 18, đặc biệt là sung túc và có học vấn. Người dân ở Libya ngày hôm nay thì gần giống hơn với dân khố ôm của các hẽm phố Ba Lê, các giai cấp vô sản của các khu nhà ổ chuột Petrograd, hoặc các nông dân mù chữ đã lũ lượt kéo theo ngọn cờ của Mao. Đó là lý do tại sao với khả năng quy mô rộng lớn và bạo động kéo dài như vậy thì xảy ra lớn hơn nhiều trong thế giới Ả Rập ngày nay hơn bao giờ hết thay vì ở Bắc Mỹ trong thập niên 1770. Người nghèo, thanh niên kém học thức. Họ có khoảng 40 triệu người.
.
.
.

No comments: