Saturday, March 5, 2011

"MẸ ĐẶNG THÁI SƠN, 92 TUỔI, KỂ CHUYỆN ĐỜI" - VNN CÓ NÊN XIN LỖI TÁC GIẢ ?

Hahien’s Blog
05/03/2011
.
Sẽ không có gì đáng nói nếu những cách diễn đạt đậm màu sắc chính trị hay ý thức hệ xuất hiện trong những bài báo của các tác giả thuộc “dòng chính thống” của nước ta, nhưng nếu những cụm từ như vậy lại được viết trên 1 tờ báo Mỹ, là lời của chính tác giả người Mỹ chứ không phải được trích dẫn từ người khác thì điều này rất đáng quan tâm.
.
Vì thế, sau khi đọc bài viết vừa đăng sáng nay trên VietNam Net với tiêu đề “Mẹ Đặng Thái Sơn, 92 tuổi kể chuyện đời” (*) mà VietNamNet chú thích do một cô bé Phương Tho nào đó dch t t báo M ni tiếng là t Bưu điện Washington (The Washington Post) trong đó có những câu những chữ mà chỉ có báo chí lề phải của chúng ta hay dùng như “đế quốc Mỹ”, quân và dân ta, phn bi li cách mng”, ch blog này đã phi ct công đi tìm nguyên bn bài báo này bng tiếng Anh trên trang mạng của The Washington Post để xác minh lại.
.
Và kết quả xác minh lại như sau:
.
1) Tên bài báo nguyên văn bng tiếng Anh:
(Chủ blog này cho rằng VietNamNet hay cô Phương Thảo sửa lại thành “Mẹ Đặng Thái Sơn, 92 tuổi kể chuyện đời” thì cũng không thành vấn đề gì cả)
.
2) Tác giả : MARGIE MASON của Hãng AP
( VietNamNet không ghi tên tác giả mà chỉ ghi tên người dịch là cô Phương Thảo, điều này có vẻ không được lịch sự lắm thì phải?)
.
3) Bản dịch sang tiếng Việt (không biết cô Phương Thảo dịch như vậy hay VietNamNet đã “biên tập” lại) có thêm những câu chữ như “đế quốc Mỹ”, quân và dân ta, phn bi li cách mạng” mà trong bn gc tiếng Anh không có.
.
Xin trích đăng lại những đoạn này để chứng minh điều tôi nói:
.
Đoạn trích 1:
Bản dịch trên VietNamNet: “…Ba tháng tiếp theo, bà vẫn sống trong căn cứ bí mật, nơi lần đầu tiên bà gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự đại tài của Việt Nam- những con người kiệt xuất đã lãnh đạo quân dân ta chiến thắng 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và sau này là chống Mỹ…”
Còn đây là bản gốc: “… She spent the next three months being fully indoctrinated at a re-education camp, the place where she first met Ho Chi Minh and Gen. Vo Nguyen Giap, the architect of Vietnam’s military campaigns against the French and later the Americans.”
(Trong bản gốc không có chỗ nào có cụm từ “quân dân ta”, đấy là chưa nói đến cụm từ “being fully indoctrinated at a re-education camp” nếu được dịch là “được huấn thị trong 1 trại cải huấn” thì có lẽ đúng ý của tác giả hơn là “sống trong căn cứ bí mật” !
.
Đoạn trích 2:
Bản dịch trên VietNamNet: “ …Bà Liên trở lại Việt Nam để thành lập một trường học âm nhạc tại Hà Nội. Bà kết hôn lần thứ hai với một nhà cách mạng, cũng là một nhà thơ lãng mạn và họ đã sinh ra Sơn trước khi bắt đầu cuộc chiến lâu dài của cả dân tộc, cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ.”
Bản gốc: “… Madame Lien returned to Vietnam determined to start a proper music school in Hanoi. She married another revolutionary, who was also a passionate poet, and they had Son before enduring the start of another long war, this time with the Americans.
(Trong bản gốc không có cụm từ “đế quốc Mỹ” mà chỉ có từ “Americans” tức là “người Mỹ”).
.
Đoạn trích 3:
Bản dịch trên VietNamNet: “….Năm 1980, chỉ 5 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với phía Bắc và phía Nam Việt Nam thống nhất bởi Đảng Cộng sản, bà Liên đến Thủ đô Warsaw của Ba Lan cùng với Sơn (lúc đó 22 tuổi) để phiên dịch cho anh trong cuộc thi piano Chopin quốc tế. Đặng Thái Sơn cho biết đó là điều đáng trân trọng, vì sau chuyến viếng thăm của giáo viên Xô-Viết dạy piano tới ngôi làng anh đang tạm trú, nghe anh chơi đàn, phát hiện ra tài năng, anh đã được chính quyền gửi đi du học tu nghiệp tại Mat-xcơ-va. Dù trước đó, cha anh phản bội lại Cách Mạng, trở thành một người chống Cộng, làm mất lòng nhân dân, bất đồng chính kiến với lãnh đạo Hà Nội.”
Bản gốc: “…In 1980, just five years after the Vietnam War ended with north and south reunified by the Communists, Madame Lien traveled to Warsaw alongside 22-year-old Son to translate for him during an international Chopin piano competition.
Son said it was remarkable that the regime ever allowed him to study in Moscow after being discovered in the village by a visiting Soviet piano teacher. After all, his father had switched loyalties during the war, becoming an anti-communist dissident unpopular with Hanoi’s leaders.”
(Trong bản gốc không có chỗ nào có cụm từ “phản bội lại Cách Mạng” , còn cm t làm mt lòng nhân dân có l được cô Phương Tho dch t unpopular cũng có th tm chp nhn mc dù ch blog này cũng rt nghi hoặc cách dịch này không biết có trúng ý tác giả hay không vì theo kết quả tra từ điển thì ngoài nghĩa na ná như cô PT dịch (là nghĩa đứng thứ 2), “unpopular” còn có nghĩa khác là “không có tính đại chúng”, “không phổ biến” (theo tôi thì nếu dịch là “nhân vật chống cộng bất đồng chính kiến vi chính quyn và ít được biết đến thì có l đúng hơn, ch blog rt mong được các bn gii tiếng Anh ch giáo)
.
Thiết nghĩ nếu cô Phương Thảo hay VietNamNet muốn thể hiện chính kiến của mình bằng cách sử dụng những cụm từ này thì nên thể hiện nó trong những bài viết của chính mình, còn khi đã dịch từ bài của người khác thì không được cố tình xuyên tạc bài viết của tác giả bằng cách thêm thắt những câu chữ để thể hiện chủ kiến của mình như vậy.
.
Hy vọng là sau bài viết này, VietNamNet nên có lời xin lỗi tác gi MARGIE MASON của Hãng Thông tấn AP và bỏ đi những câu chữ không phải của ông trong bản dịch của Phương Thảo.
.
 (*) Đương link bài dịch trên VNN:
(**) Đương link bài gc trên Washinton Post:

-----------------------
.
Đọc thêm : 
Hoàng Khởi Phong
Talawas  -   29.3.2005
.
.
.

No comments: