Thursday, March 10, 2011

LẠI MỘT LẦN NỮA : VÒNG XOÁY TÍN DỤNG và PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM (East Asia Forum)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 03/10/2011 - 09:22

Việt Nam vừa phá giá đồng nội tệ của mình xuống còn 21 nghìn đồng một đô la. Vào cuối năm 2008, tỉ giá này nằm ở mức 17 nghìn - giảm 24% trong vòng hai năm. Trên thực tế, nó còn tệ hơn thế nữa vì tỉ giá "thị trường tự do" đã là 22 nghìn, và nhiều người muốn có đô la phải trả ở giá này. Tỉ giá này sẽ khiến tiền đồng bị giảm đến 30%. Vì giá lãi suất đối với tiền đồng gửi ngân hàng chỉ vào khoảng 15%, việc giữ đô la ở nhà dường như an toàn hơn việc ký gửi tiền đồng tại ngân hàng.

Trong hầu hết các nước châu Á đang lo lắng về nguồn vốn quá nhiều đang đổ vào và đồng ngoại tệ lại quá cao để hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam lại nằm trong một vị thế không được khả quan vì đang hầu như cạn sạch quỹ ngoại tệ - con số chính xác là bao nhiêu vẫn được giữ kín nhưng có thể là chỉ còn đủ cho sáu tuần nhập khẩu và vào khoảng phân nửa của quỹ dự trữ so với một năm trước. Điểm xếp hạng tín dụng đang bị rơi sâu vào thành phần chứng khoán rủi ro cao với một viễn cảnh xấu. Một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu, công ty đóng tàu Vinashin, đã bị phá sản về mặt chức năng và không thể trả nổi tiền lãi từ món nợ nước ngoài - món nợ mà các chủ vay ngỡ rằng nó đã được chính quyền hậu thuẫn. Lạm phát đang chính thức tăng ở mức 1% mỗi tháng nhưng có lẽ lại giống như tình trạng năm ngoái ở mức 15-20%. Tại sao Việt Nam, một quốc gia với viễn cảnh sáng ngời và tỉ lệ tăng trưởng kỷ lục, lại gặp khó khăn đến thế?

Có một số lý do.

Một là Đảng có một chính sách về việc các doanh nghiệp nhà nước đóng "vai trò chủ đạo". Trên thực tế, điều này có nghĩa là giao cho chúng quyền lực gần như tuyệt đối, đất đai, tín dụng và hợp đồng nhà nước giá rẻ trong nhiều lĩnh vực. Khoảng phân nửa tổng số vốn tài sản của tất cả công ty kể từ năm 2004 đều thuộc về công ty nhà nước, nhưng chúng chỉ tạo ra được một phần tư tổng sản lượng tăng trưởng và cắt giảm vài trăm nghìn việc làm. Việc lãng phí tài sản được phối hợp bằng cách đổ tiền vào những dự án cơ sở hạ tầng khó hiểu thường là được đưa ra quá sớm, quá đắt đỏ hoặc không cần thiết. Những lựa chọn xấu này thường được chấp nhận tương đối dễ dàng khi nợ còn thấp và quỹ viện trợ giá rẻ giúp cho hiện tượng thiếu năng suất ít đau đớn hơn.

Từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia có "thu nhập trung bình", nó nhận được viện trợ lãi cực thấp ít hơn và vay mượn ngày càng nhiều qua từng năm. Thêm vào đó, tín dụng trong nước lại tăng kinh khủng ở mức 30% mỗi năm kể từ 2000, gấp đôi trong mỗi 30 tháng. Rất nhiều tín dụng loại này đã đổ vào các món nợ địa ốc và phát triển. Đất đai ở Hà Nội gần đây được trao đổi với giá 10 nghìn đô la một mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Đất đai là dạng đầu tư được ưa chuộng với đồng tiền "thu được" một cách mờ ám, vì nó không bị đánh thuế sau khi mua và cũng không được chính quyền liệt kê. Đối với nhiều người Việt, đất đai có vẻ an toàn hơn so với những tài khoản ngân hàng với tỉ giá lãi suất âm hoặc thị trường chứng khoán với giá trị chỉ còn phân nửa so với năm 2007. Đất cho thuê hoặc bán cũng giúp các tỉnh có kinh phí cho các chi phí địa phương - vì thế ngay cả những lãnh đạo tỉnh thanh liêm nhất cũng thích giá đất cao. Nhưng giá đất cao lại làm biến dạng việc phát triển đô thị và hiện tượng thiếu vắng thuế nhà đất có nghĩa là các thành phố thường xuyên thiếu hụt ngân sách cho những dịch vụ cần thiết hoặc cho các đầu tư như hệ thống xe điện ngầm - vốn đang cần vì giá đất cao đã khiến cho các nhà phát triển xây nhà cao hơn, làm giao thông tăng nhiều hơn.

Việc thiếu tin tưởng vào đồng nội tệ của người dân Việt Nam xuất hiện trong mục "sai sót" trong các bảng cân bằng chi trả. Họ bán tiền đồng để mua vàng và đô la khi nào có thể - con số này nằm ở mức 9 tỉ đô la vào năm 2009 và có lẽ còn cao hơn trong năm ngoái. Những dự đoán không chắc chắn cho thấy việc tích trữ vàng và đô la cá nhân lên đến mức hàng chục tỉ đô la. Mặt tích cực của hiện tượng này là hiện có rất nhiều vốn nếu chính quyền chịu đưa ra những chính sách hợp lý và xây dựng lại lòng tin. Mặt tiêu cực của nó là người dân rất đa nghi và chính quyền dường như "quên đi" tính ổn định khi mọi việc lắng dịu để rồi quay lại những chính sách gây lạm phát. Vì việc giảm tăng trưởng tín dụng sẽ áp lực nhiều nhà xây dựng và ngân hàng gia hạn các món nợ và dùng đất đai quá giá như vật thế chấp, nguồn lãi từ tiền giấy sẽ bị giảm thiểu. Với tín dụng nằm ở mức 130% tổng sản lượng nội địa (con số này chỉ năm ở mức 35% vào năm 2000), trò chơi nay đang gần đến lúc kết thúc. Hoặc là tín dụng chỉ tăng nhanh hơn tổng sảng lượng nội địa thực hoặc nó sẽ tạo ra lạm phát.

Con đường phía trước không rõ ràng mấy.

Một số vẫn không thấy được cái hố bị đào đã quá sâu và vẫn tiếp tục đào thêm. Các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và những tài phiệt mới nổi không muốn dừng điệu nhảy và họ có quyền lực vô tận. Một gói nợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế với điều kiện thực là một lựa chọn. Một gói nợ từ các quốc gia châu Á láng giềng (có lẽ là qua hiệp ước Chiang Mai mập mờ) là một lựa chọn khác. Nhưng thời kỳ mà chính quyền có thể tạo được tín dụng, dùng nó một cách cẩu thả và thuyết phục người khác tin tưởng nó thì đã qua.

Giáo sự David Dapice là một Kinh tế gia tại Chương trình Việt Nam của Trung Tâm Quản lý Hành chính Dân chủ và Sáng tạo Ash thuộc trường Quản lý Chính Phủ John F. Kennedy, Đại học Harvard và là Phó Giáo sư Kinh tế Đại học Tufts.
.
.
.

No comments: