Thursday, March 17, 2011

KHÚC XƯƠNG CÙ HUY HÀ VŨ (Phạm Trần)

Phm Trn

Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, người bị Nhà nước Cộng sản Việt Nam truy tố về tội được gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 24/03 (2011).

Khác với tất cả các vụ án chính trị trước đây có cùng tội trạng của một số người đấu tranh dân chủ, bất bạo động, kể cả Linh mục Nguyễn Văn Lý, người vừa mãn hạn tạm tha một năm để chữa bệnh vào ngày 15/3 (2011), nhưng vẫn còn được tạm trú ở Tòa Tổng Giám mục Huế, ông Vũ thuộc dòng dõi “con nhà nòi” có cha là Nhà Thơ Cù Huy Cận (Huy Cận), nguyên Bộ trưởng Canh Nông và từng là môn đ của Hồ Chí Minh.

Mẹ ông Vũ, Bà Ngô Thị Xuân Như, từng là Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam là em ruột của Nhà thơ Ngô Xuân Diệu, thuộc dòng họ Ngô Đức Kế. Nhà Thơ Xuân Diệu còn là cha nuôi của Tiến sỹ Vũ.

Tài liệu trên mạng lưới Internet toàn cầu viết : Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), từ năm 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở học viện này, Cù Huy Hà Vũ thường xuyên sang Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế.
Ông tốt nghiệp Học viện Hành chính công tại Pháp. Ông còn là Thạc sĩ văn chương, Tiến sĩ Luật (đại học Sorbonne) và họa sĩ Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Dù ông Vũ không có giấy phép hành nghề luật sư, gia đình ông có Văn phòng luật sư mang tên Cù Huy Hà Vũ, do vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà làm trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bào chữa cho tướng công an Phạm Xuân Quắc trong vụ án Nguyễn Việt ChiếnNguyễn Văn Hải liên quan vụ tham nhũng PMU18.”

Với một tiểu sử sáng chói như thế, nếu ở cương vị người khác thì có lẽ ông đã có vai vế lớn trong đảng CSVN từ lâu rồi. Ngược lại ông Vũ đã không những chỉ quay lưng với mâm cao cỗ đầy của hệ thống cầm quyền cha truyển con nối mà còn hiên ngang đối đầu với cái đảng mà cả Cha và Bác mình đã góp công xây dựng và phục vụ từ khi nhiều người lãnh đạo bây giờ chưa mở mắt chào đời.

Trước ngày ông bị bắt đêm mồng 4 rạng ngày 5 tháng 11 năm 2010 tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh, nơi nghỉ qua đêm trong một chuyến vào Sài Gòn lo chuyện gia đình, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam.

Màn kịch dàn dựng phao tin bỉ ổi ông Vũ đã liên hệ với gái mại dâm, quan hệ bất chính, sử dụng ma túy, tìm thấy hai bao cao su đã qua sử dụng để cuối cùng biến thành vụ án chính trị buộc ông đã có hành động và tàng trữ nhiều tài liệu có nội dung Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 của Bộ Luật hình sự.

Nạn nhân trong vụ này là Bà Hồ Lê Như Qunh, một người bạn của gia đình được ông Vũ nhờ đi mua giúp một số qùa đem về tặng vợ chẳng may đã có mặt trong phòng với ông Vũ khi Công an ập vào làm biên bản.

Sau đó, Bà Như Qunh đã nhờ Luật sư Trần Đình Triển của Văn phòng Luật sư Vì Dân ở Hà Nội bay vào Sài Gòn cố vấn cho Bà đi kiện một Tờ báo ở Sài Gòn đã đăng tin làm mất danh dự của Bà.

Khi tin ông Vũ bị bắt được loan báo, không ai ở Việt Nam và ngoài nước tin Nhà nước đã nói thật về những chuyện bịa đặt nhằm bôi nhọ thanh danh một người thuộc gia đình Văn học nổi tiếng của Việt Nam.

VI PHẠM LUẬT NÀO ?

Có thể ngắn gọn những việc làm nổi bật nhất đã khiến Nhà nước không chịu đựng được như là ông Vũ đã kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng ra tòa vì lạm quyền ký lệnh thực hiện dự án khai thác Bauxite trên Tây Nguyên sai luật chỉ làm lợi cho ngoại bang (trường hợp này là Trung Hoa), nhưng nguy hiểm đến an ninh quốc gia và ô nhiễm môi trường cơ cơ nguy làm thiệt hại đến hoa mầu, sinh vật và sức khỏe của người dân Việt Nam.

Ông Vũ cũng lên án việc một số quan chức đầu tỉnh lạm quyền cho các Công ty Tầu, Đài Loan và Hồng Kông thuê đất rừng dài hạn 50 năm trồng cây kỹ nghệ tại những vùng đất chiến lược quốc phòng đầu nguồn tiếp giáp với biên giới Tầu.

Về Nhà nước , ông đòi đảng CSVN phải trả quyền làm chủ đất nước cho dân, chấp nhận đa nguyên đa đảng, bỏ Điều 4 Hiến pháp để chấm dứt vài trò độc quyền lãnh đạo của đảng.

Ông còn lên án Nhà nước đàn áp những người hoạt động dân chủ, đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập đảng chính trị, tự do lập hội.

Đặc biệt ông đòi nhà nước thả hết tù nhân chính trị và tất cả những quân-cán-chính của miền Nam còn bị giam giữ, tổ chức truy điệu và ghi công các chiến sỹ Hải quân VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến chống Quân Tầu xâm lăng chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Ông Vũ cho rằng thật bất công và vô ơn đối các chiến sỹ VNCH, những người Việt Nam khác chiến tuyến khi chiến tranh còn tiếp diễn đã hy sinh tính mạng bảo vệ giang sơn của Tổ Quốc lại không được truy điệu và biết ơn như những binh sỹ của Hài quân CSVN đã hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng đánh chiếm 8 đảo nhỏ của Việt Nam trong quần đào Trường Sa năm 1988.

Nói tóm lại, ông đã can đảm nói ra những điều làm chói tai đảng, nhưng lại được sự ủng hộ công khai và âm thầm của nhiều tầng lớp người dân trong nước.

Một số Lão thành Cách mạng, cựu viên chức, tướng lãnh cao cấp nghỉ hưu đảng viên đảng Cộng sản đã lên tiếng ca ngợi lòng yêu nước và ý chí can trường của ông Vũ. Họ nói rằng, ông Vũ đã nói lên nhiều điều họ muốn nói nhưng chưa kịp nói hay không dám nói.

Do đó, nhiều Trí thức trong nước, tiêu biểu như nhóm chủ trương Bauxite Việt Nam đã đưa ra Lời Khuyên Chân Tình gửi đảng và Nhà nước ngày 13-01-2011, trong đó có đoạn như sau:
Thưa quý vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Chúng tôi trân trọng gửi quý vị văn bản này, vừa có lời bàn bạc cùng quý vị, vừa có mấy điều thỉnh cầu quý vị về vụ Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Thưa quý vị,
Những công dân Việt Nam có tinh thần trách nhiệm ở trong nước và nhiều kiều dân Việt Nam ở nước ngoài, cùng với đông đảo bè bạn thuộc nhiều quốc tịch ở khắp nơi trên thế giới, vẫn theo dõi với một nỗi lo lắng sâu sắc vụ bắt và khởi tố Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Nỗi lo lắng này là cho cả hai phía: lo cho sức khỏe của Luật gia Cù Huy Hà Vũ và cái bản án có thể đến với vị Tiến sĩ Luật còn trẻ và sung sức này nỗi lo lắng đó không chỉ dừng lại ở một phía bên này, nỗi lo lắng cũng hướng sang cả phía những người đang nắm vận mệnh Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong tay, lo rằng một hành động khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan, một thái độ công minh đúng mực đúng lúc hay một thái độ cố tình đàn áp ông Cù Huy Hà Vũ sẽ để lại hoặc là tiếng khen và lòng biết ơn hoặc là để lại tiếng xấu khó gột rửa trong muôn đời con cháu, hơn thế còn tiếp tục đào sâu hố ngăn cách giữa người quan tâm đến vận mệnh đất nước và kẻ cai trị chỉ bằng quyền lực tuyệt đối…”

Nhưng lời khuyên hãy để cho ông Vũ được tại ngoại vì bệnh tim đã không được Nhà nước nghe theo. Và sau hai lần tự ý gia hạn tạm giữ 4 tháng, Nhà nước CSVN đã quyết định đưa ông dối diện với pháp luật vào ngày 24 tháng 3 (2011).

Nhưng vụ án Cù Huy Hà Vũ không đơn giản như Nhà nước nghĩ, dù có thể tuyên án từ 3 đến 12 năm là mức án tù cao nhất của Điều 88. Bởi lẽ con mắt của cả Thế giới đang hướng về Hà Nội để xem cái Nhà nước tự khoe có pháp quyền sẽ đối xử với ông ra sao.

Có hai lý do khiến Hoa K, nhất là Quốc hội Mỹ; Liên hiệp Châu Âu và các Tổ chức Báo chí và Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Tư nhân quan tâm đến vụ án Cù Huy Hà Vũ;
1.- Ông Vũ đã thực thi đúng quyền hạn của một công dân theo đúng Hiến pháp qua các thời k :
Hiến pháp năm 1992, Điều 69 viết: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Hiến Pháp 1980 viết trong Điều 67: Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

Hiến pháp năm 1959 viết trong Điều 25: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.

Hiến Pháp năm, 1946 viết trong Điều thứ 10: Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

2.- Việt Nam từng rêu rao ngày đêm là nước có dân chủ và tự do và mọi công dân được luật pháp bảo vệ khi thực hiện quyền này khi Việt Nam, vào ngày 24-09-1982, đặt bút ký vào CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966, trong đó có đoạn quan trọng ghi ở LỜI NÓI ĐẦU sau đây:
“Các quốc gia thành viên Công ước này,
Xét rằng, theo những nguy
ên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới;
Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người;
Thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt được lý tưởng về con người tự do không phải chịu sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội văn hoá của mình;
Xét rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người;
Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với người khác và đối với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này;
Ngòai ra các Điều sau đây còn rang buộc Việt Nam phải tôn trọng như :
Điều 1.
“1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
2. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất k hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc.
3. Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Điều 2.
“1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất k sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.
2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này.
3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:
a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra;
b) Bảo đảm rằng bất k người nào có yêu cầu về các biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm quyền hoặc bất k cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp dụng các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp;
c) Đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các biện pháp khắc phục đã được đề ra.

Điều 3.
“Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định.


Như vậy, trong trường hợp Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, ông đã phạm tội gì ngoài việc can đảm nói lên nguyện vọng của một công dân cho chính bản thân ông và cho nhiều người khác trong cộng đồng dân tộc ?

Và từ ngày ký Công ước này (năm 1982) đến nay, Chính phủ Việt Nam đã chu tòan nghĩa vụ quốc tế của mình đối với nhân dân chưa, hay đã lấy Luật rừng đđối xử với công dân của mình ?

Nếu Nhà nước Việt Nam chưa trả lời được câu hỏi này thì việc đưa ông Cù Huy Hà Vũ ra tòa với tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chẳng qua cũng chỉ là cái cớ để cưỡng chế ông bằng cường quyền.

Chính phủ Việt Nam vì vậy đã vi phạm nghiêm trọng vào những điều mà mình đã cam kết tôn trọng trong CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 của Liên Hiệp Quốc.

Do đó tuy ông Vũ không cao lớn gì, nhưng với 54 tuổi của một Tiến sỹ Luật tốt nghiệp từ Đại học danh tiếng Pháp, Sorbonne, ông cũng là “khúc xương khó nuốt cho Nhà nước Việt Nam trong phiên tòa ngày 24 tháng 3 năm 2011, dù kết qủa có thế nào chăng nữa. -/-

Phạm Trần
(03/011)
.
.
.

No comments: