Khánh An, phóng viên RFA Bangkok
2011-03-14
Từ sáng sớm cho đến trưa ngày hôm nay 13/3, rất đông những người dân oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TPHCM đã tập trung ở số 210 Võ Thị Sáu, TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý.
Cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ: “Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2022. Screen capture
Dân oan phẫn nộ
Từ 8 giờ sáng, những người dân oan mất đất đầu tiên đã có mặt tại khu vực đường Võ Thị Sáu, TPHCM để biểu tình đòi giải quyết vấn đề đất đai. Đến 9 giờ, số người đến ngày càng đông. Họ từ nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ.
Chị Nhu, một người dân có mặt tại đây cho biết:
"Bà con rất sôi động. Bây giờ thì có khoảng 60 – 70 người tập trung ở đây, có nhiều bà con ở Cần Thơ đang trên đường tới, theo dự tính của người trưởng nhóm là có chừng 200 hoặc hơn 200 người, xung quanh cũng có nhiều phóng viên hay những người chụp hình, khoảng 5 – 6 người."
Chị Nhu, một người dân có mặt tại đây cho biết:
"Bà con rất sôi động. Bây giờ thì có khoảng 60 – 70 người tập trung ở đây, có nhiều bà con ở Cần Thơ đang trên đường tới, theo dự tính của người trưởng nhóm là có chừng 200 hoặc hơn 200 người, xung quanh cũng có nhiều phóng viên hay những người chụp hình, khoảng 5 – 6 người."
Khánh An: Vậy bây giờ mọi người đang làm gì ở đó?
Chị Nhu: Mọi người đang căng băng rôn, biểu tình để đòi quyền lợi về nhà đất của họ bị chiếm đoạt. Diễn tiến rất sôi động. Họ đang kêu gọi dân oan không được tụ tập ở đây mà dời về Hồ Ngọc Lãm, An Lạc, bến xe Miền Tây. Họ bảo tất cả bà con dời về đó, nhưng bà con vẫn nhất quyết ở đây chứ không đi đâu cả.
Chị Nhu: Mọi người đang căng băng rôn, biểu tình để đòi quyền lợi về nhà đất của họ bị chiếm đoạt. Diễn tiến rất sôi động. Họ đang kêu gọi dân oan không được tụ tập ở đây mà dời về Hồ Ngọc Lãm, An Lạc, bến xe Miền Tây. Họ bảo tất cả bà con dời về đó, nhưng bà con vẫn nhất quyết ở đây chứ không đi đâu cả.
Chị Nguyệt tham gia biểu tình đòi công lý ngày 21 tháng 2, 2011- tại TPHCM. Screen capture
Khánh An: Hiện nay có nhiều công an ở đó không?
Chị Nhu: Có, công an áo xanh, công an áo vàng, cơ động với công an khu vực, rất đông, rồi có nhiều phóng viên, người chụp hình, quay phim…
Khánh An: Những biểu ngữ được treo lên có nội dung gi?
Chị Nhu: Có, công an áo xanh, công an áo vàng, cơ động với công an khu vực, rất đông, rồi có nhiều phóng viên, người chụp hình, quay phim…
Khánh An: Những biểu ngữ được treo lên có nội dung gi?
Chị Nhu: Bộ Chính trị và 63 bí thư, 63 chủ tịch của 63 tỉnh thành phải gương mẫu đi đầu công khai tài sản để toàn dân giám sát. Đảng nói được, đảng phải làm được”, rồi có 1 bảng ghi “Trần Thị Mãnh tố cáo chủ tịch Phan Văn Long, chủ tịch huyện Tháp Mười, đã tháo dỡ nhà của tôi, cướp đất không đền bù.
Yêu cầu chính phủ giải quyết trả đất cho tôi. Có sự bao che của trung ương đảng ở Đồng Tháp”, rồi có một băng rôn rất dài nói lên nội dung là sự bức xúc của bà con và muốn giải quyết cho dân, còn cái này là “Chúng tôi người dân An Giang đi khiếu kiện nhiều năm mà chưa được giải quyết dự án”…
Yêu cầu chính phủ giải quyết trả đất cho tôi. Có sự bao che của trung ương đảng ở Đồng Tháp”, rồi có một băng rôn rất dài nói lên nội dung là sự bức xúc của bà con và muốn giải quyết cho dân, còn cái này là “Chúng tôi người dân An Giang đi khiếu kiện nhiều năm mà chưa được giải quyết dự án”…
Quá nhiều oan sai
Khi Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện, rất nhiều người dân oan tại đây thay phiên nhau lên tiếng về trường hợp của họ:
-Tôi là Nguyễn Thị Nguyệt ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền tỉnh Tiền Giang lấy nhà tôi 3 lần. Năm 1995 lấy một lần, rồi năm 2004 thu hồi một lần nữa và bồi thường giá đất nông nghiệp, trong khi chủ trương của tỉnh bồi thường 5 triệu/met mà (chính quyền tỉnh) đền cho tui 70.000 đồng/met. Cuối năm 2005, thu hồi của tôi và bồi thường cho tôi giá đất ở là 937.500 đồng/met trong khi đất ở của tỉnh ra quyết định là bồi thường 5 triệu/met.
-Tôi là Nguyễn Thị Nguyệt ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền tỉnh Tiền Giang lấy nhà tôi 3 lần. Năm 1995 lấy một lần, rồi năm 2004 thu hồi một lần nữa và bồi thường giá đất nông nghiệp, trong khi chủ trương của tỉnh bồi thường 5 triệu/met mà (chính quyền tỉnh) đền cho tui 70.000 đồng/met. Cuối năm 2005, thu hồi của tôi và bồi thường cho tôi giá đất ở là 937.500 đồng/met trong khi đất ở của tỉnh ra quyết định là bồi thường 5 triệu/met.
Tôi đi (khiếu kiện) từ năm 1995 đến giờ, không ai bồi thường cho chúng tôi một đồng nào, để chúng tôi đau khổ, đẩy 8 nhân khẩu ra đường không nơi ăn chốn ở. Việt Nam là như vậy, chính quyền tự do Việt Nam là như vậy đó!
-Tôi tên Lê Thị Ngọc Đa, ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Tôi bị Hội Nông dân trung ương gạt bán bốn mẫu đất. Tôi chồng vàng xong rồi nó không giao đất cho tôi. Từ năm 1996 tới giờ, tôi đi kiện 14 năm mà không nơi nào giải quyết hết. Cho nên tôi rất bức xúc. Hôm nay tôi cùng đoàn kéo lên biểu tình đòi công lý.
-Tôi là dân Bến Tre, tôi tên Huỳnh Thị Hường. Hoàn cảnh của tôi là các tập đoàn vô trả 37.000 đồng/met mà bây giờ trả cho tôi có 23.000 đồng/met…
-Tôi tên Lê Thị Ngọc Đa, ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Tôi bị Hội Nông dân trung ương gạt bán bốn mẫu đất. Tôi chồng vàng xong rồi nó không giao đất cho tôi. Từ năm 1996 tới giờ, tôi đi kiện 14 năm mà không nơi nào giải quyết hết. Cho nên tôi rất bức xúc. Hôm nay tôi cùng đoàn kéo lên biểu tình đòi công lý.
-Tôi là dân Bến Tre, tôi tên Huỳnh Thị Hường. Hoàn cảnh của tôi là các tập đoàn vô trả 37.000 đồng/met mà bây giờ trả cho tôi có 23.000 đồng/met…
Nhiều người dân oan ở các tỉnh cho biết, để lên được đến thành phố biểu tình đòi giải quyết đất đai, họ đã phải trốn khỏi mạng lưới công an thường xuyên có mặt ở các hộ dân này.
-Bây giờ người dân lên (thành phố) nhưng mà nó chận đường hết, nó không cho dân lên. Bây giờ dân bức xúc nhiều lắm, Việt Nam không giải quyết cho ai hết mà bây giờ ở địa phương là nó giữ tại chỗ, nó cho công an lại tại nhà giữ. Còn nếu đi đường là ở Cần Thơ chận lại rồi, nó nhất định không cho lên chỗ đó.
Vì vậy mà chúng tôi rất bức xúc. Kéo lên đây rất là khổ sở, phải đi trốn lánh này kia thì mới lên đây được, chứ còn không là không thể đi được. Đi lên tới đây mà công an còn hỏi là ở đâu, đủ thứ chuyện trên đời. Bây giờ nó kiềm kẹp rất gắt gao. Người dân chúng tôi không có tự do, không có gì hết á. Bây giờ chẳng những không đi mà nó cho công an lại giữ ngay tại nhà. Có những người nó giữ tại nhà rồi nó giật nó đánh, bây giờ mình mẩy còn xây xát.
Bà Huỳnh Thị Hường ở Bến Tre cho biết bà cũng bị công an giữ tại nhà, không cho lên thành phố.
Vì vậy mà chúng tôi rất bức xúc. Kéo lên đây rất là khổ sở, phải đi trốn lánh này kia thì mới lên đây được, chứ còn không là không thể đi được. Đi lên tới đây mà công an còn hỏi là ở đâu, đủ thứ chuyện trên đời. Bây giờ nó kiềm kẹp rất gắt gao. Người dân chúng tôi không có tự do, không có gì hết á. Bây giờ chẳng những không đi mà nó cho công an lại giữ ngay tại nhà. Có những người nó giữ tại nhà rồi nó giật nó đánh, bây giờ mình mẩy còn xây xát.
Bà Huỳnh Thị Hường ở Bến Tre cho biết bà cũng bị công an giữ tại nhà, không cho lên thành phố.
-Công an ở đó nó bắt mà tôi trốn tôi đi đó. Tôi nói tôi đi thăm con tôi rồi tôi trốn đi.
Bà Trần Thị Mãnh, ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết gia đình bà vừa bị mất đất vào năm 2002, mà con trai bà cũng bị bắt đi tù đến 5 năm.
-Năm 2002 nó vô cưỡng chế đất của tôi và nó bắt con tôi là Nguyễn Thiện Thành ở tù 60 tháng, tức là 5 năm tù giam. Còn tôi, năm 2003 nó vô cưỡng chế nhà tôi lấy 50.000 m2 đất, tức là trên dưới 5 công đất, rồi nó bắt giam tôi hết 24 tiếng đồng hồ ra tòa. Từ ngày đó đến nay nó không ra quyết định đền bù. Nó cưỡng chế dỡ nhà tôi, bây giờ 9 nhân khẩu ra ngoài đường, không còn nhà cửa nữa.
Khánh An: Con chị bị bắt đi với tội danh gì?
Bà Trần Thị Mãnh: Dạ, con tôi là kỹ sư nông lâm. Nó là Nguyễn Thiện Thành, sinh năm 1975, bị bắt 5 năm. Bây giờ nó bắt thằng nhỏ phải ký nhận tội thì nó mới để yên. Nó bắt con tôi tội “phá hoại tài sản nhà nước” trong khi nó đang dung đất của tôi.
Một số người dân cho biết nhiều công an đã có mặt tại nơi bà con biểu tình và không làm gì cả, chỉ hỏi và ghi chép thông tin. Tuy nhiên, đến khoảng trưa nay, chúng tôi nhận được tin anh Sơn, một người đến chụp ảnh hiện trường, chị Nhu và một số người dân khác đã bị công an bắt đưa đi.
Chúng tôi sẽ theo dõi và cập nhật tin tức đến quý vị thính giả.
Bà Trần Thị Mãnh, ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết gia đình bà vừa bị mất đất vào năm 2002, mà con trai bà cũng bị bắt đi tù đến 5 năm.
-Năm 2002 nó vô cưỡng chế đất của tôi và nó bắt con tôi là Nguyễn Thiện Thành ở tù 60 tháng, tức là 5 năm tù giam. Còn tôi, năm 2003 nó vô cưỡng chế nhà tôi lấy 50.000 m2 đất, tức là trên dưới 5 công đất, rồi nó bắt giam tôi hết 24 tiếng đồng hồ ra tòa. Từ ngày đó đến nay nó không ra quyết định đền bù. Nó cưỡng chế dỡ nhà tôi, bây giờ 9 nhân khẩu ra ngoài đường, không còn nhà cửa nữa.
Khánh An: Con chị bị bắt đi với tội danh gì?
Bà Trần Thị Mãnh: Dạ, con tôi là kỹ sư nông lâm. Nó là Nguyễn Thiện Thành, sinh năm 1975, bị bắt 5 năm. Bây giờ nó bắt thằng nhỏ phải ký nhận tội thì nó mới để yên. Nó bắt con tôi tội “phá hoại tài sản nhà nước” trong khi nó đang dung đất của tôi.
Một số người dân cho biết nhiều công an đã có mặt tại nơi bà con biểu tình và không làm gì cả, chỉ hỏi và ghi chép thông tin. Tuy nhiên, đến khoảng trưa nay, chúng tôi nhận được tin anh Sơn, một người đến chụp ảnh hiện trường, chị Nhu và một số người dân khác đã bị công an bắt đưa đi.
Chúng tôi sẽ theo dõi và cập nhật tin tức đến quý vị thính giả.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment