Friday, March 4, 2011

CHÍNH SÁCH NÀO CHO BIỂN ĐÔNG HÒA BÌNH ? (Nazery Khalid)

Nazery Khalid

Thụy Phương (lược dịch từ Tạp chí Hàng hải và Thủy sản Quốc tế KMI)
4-3-2011
.
Sự thất bại của DOC trong việc ngăn chặn căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông, càng cho thấy sự cần thiết của một ASEAN quả quyết hơn trong phản ứng với tình hình trong vùng biển. ASEAN không phải bỏ qua mối quan hệ quý giá đã có với Trung Quốc, nhưng khối này cũng cần quyết đoán hơn với Bắc Kinh trong những vấn đề liên quan tới tranh chấp và chủ quyền ở Biển Đông.
.
Tin liên quan:
.
Để thúc đẩy thương mại trong khu vực Biển Đông, các quốc gia có thể hành động như sau:
- Thiết lập một Hội đồng Hợp tác Kinh tế và Thương mại Biển Đông để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong khu vực.
- Phát triển các chiến lược chung để tăng cường khả năng và tính cạnh tranh trong các lĩnh vực như cầu cảng, vận chuyển, đóng tàu/sửa chữa tàu phục vụ cho thương mại, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ liên quan tới thương mại hàng hải, và trụ vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các khu vực kinh tế khác.
- Chia sẻ trong cung cấp cơ sở hạ tầng cho vận chuyển an toàn để đảm bảo các tàu buôn có thể đi lại trên vùng biển một cách an toàn nhất.
- Đặt ra các biện pháp chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường để sẵn sàng đối mặt với bất cứ tình huống hay vụ việc nào có thể là mối đe dọa tới vùng biển và môi trường của nó.
- Thực hiện các cuộc thám hiểm khoa học chung và nghiên cứu trong những khu vực có lợi ích chung, đặc biệt là khu vực giàu tài nguyên và đa dạng sinh học.
- Thực hiện thăm dò chung để tìm ra tài nguyên dầu khí và thiết lập các cơ quan phát triển chung tại những khu vực tranh chấp giàu tài nguyên năng lượng để thương mại hóa những khu vực ấy thông qua các thỏa thuận công bằng và hợp lý.
- Tiến tới những thỏa thuận để cùng nhau quản lý nguồn tài nguyên thủy sản, như Trung Quốc và Nhật từng làm, và đảm bảo rằng, vùng biển được khai thác một cách bền vững, thân thiện với môi trường.
- Tuân thủ mọi lúc các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các công ước quốc tế cũng như nguyên tắc ngoại giao để tránh xung đột, tìm giải pháp hòa bình cho xung đột.
- Làm việc với nhau theo cách song phương hay đa phương để tuần tra vùng biển nhằm ngăn chặn cướp biển, buôn lậu và khủng bố.
- Thúc đẩy du lịch sinh thái và hàng hải ở các khu vực phù hợp.
.
Để đối mặt với những động lực mới và thực tế môi trường thương mại ngày một tự do hóa nhiều hơn, điều cốt yếu là thể chế hỗ trợ được áp dụng, tạo thuận lợi cho các nỗ lực nhằm gia tăng lợi thế so sánh giữ khu vực Biển Đông và những vùng kinh tế khác. Điều này có thể thành công trên một nền tảng hợp tác và phối hợp mạnh mẽ giữa các quốc gia, các cơ quan trong khu vực Biển Đông trong việc tạo lập kế hoạch, thực thi và giám sát các chính sách tác động tới thương mại cũng như vận chuyển. Một nền tảng thể chế mạnh mẽ sẽ cung cấp cơ sở vững chắc trong các nỗ lực hợp tác để cải tổ thương mại cũng như vận chuyển thương mại khu vực. Sẽ là con đường dài phía trước với các quốc gia nhằm ngăn chặn đối đầu và xung đột gia tăng từ các lợi ích địa chiến lược.
Lĩnh vực hàng hải đóng vai trò quyết đinh trong thương mại và tăng trưởng kinh tế của khu vực Biển Đông. Sự phát triển các hải cảng, dịch vụ vận chuyển, đóng tàu và dịch vụ phụ trợ hàng hải khác đã giúp các quốc gia trong khu vực thắt chặt quan hệ kinh tế thương mại với những nước khác và với các đối tác thương mại của họ ở khu vực khác. Việc đầu tư vào lĩnh vực thương mại như mua sắm tài sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng công suất, phát triển nhân lực và nâng cao năng suất cũng như mức độ dịch vụ sẽ góp phần để thương mại và kinh tế khu vực tăng trưởng.
Điều này sẽ chỉ có lợi cho một khu vực mà nói chung là tán thành thương mại mở, và sẽ củng cố vị trí của Biển Đông như một khu vực thân thiện với kinh doanh và đầu tư, một khu vực thương mại hàng hải chủ chốt. Nó cũng sẽ khắc sâu ý thức về mục tiêu chung giữa các quốc gia Biển Đông là sử dụng vùng biển để cùng đạt được sự thịnh vượng về kinh tế xã hội thay vì đối lập giữa các bên.
.
Cậy lớn "bắt nạt" nhỏ
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông cho thấy các biện pháp áp đụng để tránh và kiểm soát xung đột trong khu vực chưa hiệu quả. Bất chấp nỗ lực của những người chơi trong khu vực để tham gia thỏa luận làm dịu căng thẳng giữa họ phát sinh từ việc tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông - như cuộc đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc - thì tình hình vùng biển vẫn còn cách xa mong muốn. Thậm chí, Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng không mang lại kết quả trong sự hợp tác giữa họ và trong nỗ lực đảm bảo hòa bình ổn định khu vực.
Trong bối ảnh ấy, việc thúc đẩy một bộ quy tắc chính thức hơn ở Biển Đông sẽ không sản sinh ra bất kỳ kết quả hữu hình nào. Điều này được minh chứng trong cách Trung Quốc khăng khăng giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông trên nền tảng song phương thay vì coi đó là vấn đề đa phương và cách họ thích trình diễn sức mạnh ở Biển Đông.
Có một số chính sách đáng được xem xét chọn lựa để giảm bớt căng thẳng đang sục sôi ở Biển Đông và tháo gỡ những phức tạp tại đây. Như một điểm khởi đầu, các quốc gia liên quan tới tuyên bố chủ quyền nên tự mình chấp nhận một tư thế linh hoạt hơn, ít hiếu chiến hơn trong vùng biển. Chắc chắn là sẽ không có tác dụng trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng vùng biển khi mỗi người chơi có hành động gây hấn hay quan điểm cứng rắn để đảm bảo tuyên bố chủ quyền của mình. Các quốc gia bị cho là phô trương sức mạnh trong vùng biển và theo cách đó tạo ra sự bất ổn cho những nước khác cần nỗ lực xoa dịu quan ngại thông qua con đường ngoại giao hay những biện pháp khác. Con đường hòa bình thông qua các kênh ngoại giao cần được khai thác triệt để hơn là con đường dẫn tới căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Những quốc gia liên quan tới tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông nên xem xét phát triển các khu vực hàng hải chung trong vùng biển được cho là rất giàu tài nguyên chưa được khai thác.
Có một số ví dụ về sự thành công trong các dự án phát triển chung ở các vùng tranh chấp mà những quốc gia ở Biển Đông có thể xem xét học tập. Con đường này nên được tận dụng triệt để khi nó mang lại lợi ích chung cho các bên liên quan và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, kiến tạo ổn định trong khu vực. Các đề xuất của một số học giả về một mô hình cho hợp tác ở Biển Đông có thể cung cấp ý kiến hữu ích trong việc xây dựng mô hình phát triển chung mang tính khả thi ở Biển Đông.
Và, ASEAN nên đóng một vai trò quả quyết hơn trong hành xử với Trung Quốc cũng như các cường quốc khác ở Biển Đông, đồng thời tạo ra tác động kiềm chế ở những vùng tranh chấp tại Biển Đông giữa các quốc gia thành viên. Sự thất bại của DOC trong việc ngăn chặn căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông, càng cho thấy sự cần thiết của một ASEAN quả quyết hơn trong phản ứng với tình hình trong vùng biển. ASEAN không phải bỏ qua mối quan hệ quý giá đã có với Trung Quốc, nhưng khối này cũng cần quyết đoán hơn với Bắc Kinh trong những vấn đề liên quan tới tranh chấp và chủ quyền ở Biển Đông.
Nếu ASEAN không dàn xếp được với Trung Quốc ở Biển Đông chắc chắn sẽ dẫn tới việc các cường quốc bên ngoài tiến vào can thiệp, gây nên sự bất hòa hay đối đầu với Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh trong vùng biển. Và như thế, tình hình sẽ chỉ trở nên phức tạp hơn, không có lợi cho nỗ lực thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở vùng biển cũng như trong khu vực.
.
Thụy Phương (lược dịch từ Tạp chí Hàng hải và Thủy sản Quốc tế KMI)
.
.
.

No comments: