Saturday, March 26, 2011

CÁCH LỰA CHỌN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC HẠN CHẾ SỰ CẢI CÁCH (Financial Times)

Jamil Anderlini / Financial Times

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Sat, 03/26/2011 - 22:31

Đất nước đông dân nhất và hiện là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đã lựa chọn những nhà lãnh đạo của mình ra sao ?

Không một ai ở bên ngoài Trung Quốc, trừ một ít người trong 1.34 tỉ dân của đất nước này có thể biết về việc làm thế nào mà chín nhân vật hiện tại của ban bệ những con người có độ tuổi lục, thất tuần, mái tóc nhuộm đen, âu phục sẫm màu đồng bộ đã thực sự được lựa chọn ra sao để điều hành đất nước.

Từ cuối những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu sự "cải cách và mở cửa" của mình cho đến nay, nhưng điều này hoàn toàn không phải là một trở ngại. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo già khôn ngoan, đã để lại các hướng dẫn chi tiết về sự kế vị trước khi ông qua đời vào năm 1997 và tất cả mọi người trong bộ máy cộng sản nói chung chỉ cần làm theo đúng kế hoạch ấy.

Vào năm 2002, theo hướng dẫn của Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, vị chủ tịch hiện tại, đã nắm lấy ngai vị trên sự hiểu biết rằng ông sẽ chỉ ở trong hai nhiệm kỳ năm năm.
Nhưng vào năm tới Đảng sẽ cố gắng thực hiện việc chuyển đổi quyền lực một cách trật tự và ôn hòa lần đầu tiên kể từ cuộc chiến thắng - không hề được sắp đặt trước từ một nhà vua băng hà - của cộng sản vào năm 1949.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hai nhân vật đang chuẩn bị làm chủ tịch nước và thủ tướng cho năm 2012, khá chắc chắn sẽ được lên ngôi rồng.

Bằng nhiều tính toán, bảy vị trí còn lại trong ủy ban thường trực Bộ Chính trị đảng cộng sản thuộc ủy ban trung ương Đảng của Trung Quốc hầu như đã được định đoạt, mặc dù việc số ghế có thể được giảm bớt đi hai hoặc ba vẫn còn có thể là bất ngờ vào phút cuối.

Giới cầm quyền đã bắt đầu tranh cãi về việc ai sẽ là các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc và những nhân vật có khả năng triển vọng nhất để năm giữ những vị trí hàng đầu như thủ tướng và chủ tịch nước cho năm 2022 đã xuất hiện.
Tôn Chính Tài, bí thư Đảng Cộng sản của tỉnh Cát Lâm, được nhiều người cho là xứng đáng với thang bậc cao nhất cho chức vụ thủ tướng.
Hồ Xuân Hoa, hoặc "Hồ nhỏ" như một số người xấc láo thường gọi tên ông, là bí thư Nội Mông Cổ, nhưng dường như đang được chuẩn bị để là chủ tịch tương lai của Trung Quốc.

Các nhà ngoại giao Tây phương và những nhà doanh nghiệp khôn ngoan ở Trung Quốc đã bỏ ra một số lượng thời gian và công sức khổng lồ để xác định và vun trồng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo tỉnh vốn có thể là những người lãnh đạo đất nước trong tương lai.

Đối với ông Hồ Xuân Hoa và ông Tôn, cả hai đều đang ở trong cuối độ tuổi bốn mươi, các vị trí sớm sủa như những nhà lãnh đạo có triển vọng của họ có thể có nghĩa là đã quá muộn để có được những quan hệ tốt (gaunxi), nghĩa là các loại "quan hệ liên quan đến đôi bên cùng có lợi".

Trong cuộc họp hàng năm tại cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tháng này thậm chí không một ai màng để ý đến những phiên họp toàn thể của các tỉnh, mặc dù hàng chục nhà báo đã có mặt để ngắm nhìn những người được xức dầu thánh.

Điều đó có thể là vì ước nguyện muốn tránh né các gánh xiếc truyền thông của họ, hoặc vì từ mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo đảng e ngại rằng nếu xây dựng nên những nhân vật nổi tiếng nào quá sớm, họ có thể phá vỡ tiến trình chuyển ngôi cẩn thận mà đảng đang cố gắng để thể chế hóa.

Ngay cả hiện nay, người ngoài cuộc không thể xem nhẹ khả năng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực sự được lựa chọn bằng sự tham vấn đến các ngôi sao, phóng phi tiêu vào tường hoặc bắt thăm bất kỳ.

Nhưng dường như đảng cố gắng để đưa ra một cơ chế mới để xác định sớm các ứng viên cho các chức vụ hàng đầu, thông qua một thỏa hiệp giữa các nhà lãnh đạo của hai hoặc ba phe cánh có thế lực mạnh.

Hiện nay, ông Hồ trẻ hơn (Hồ Xuân Hoa) được cho là một người được Hồ Cẩm Đào bảo trợ, trong khi ông Sun được xem là gần gũi với phe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Ứng viên cho các chức vụ thấp hơn trong các ủy ban thường trực được lựa chọn rất trễ về sau nhưng tất cả họ, bao gồm cả các ứng viên cao cấp, rõ ràng phải được hiệu đính trong một quá trình tư vấn có liên quan đến khoảng 50 gia đình đảng có thế lực và một mảng ngày càng đông của các đấu thủ chính trị.

Các quan chức Trung Quốc nhắm đến quá trình xây dựng sự đồng thuận này như một bước hướng đến dân chủ, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng thực sự quá trình này có thể dẫn đến loại chính sách tê liệt và đầu sỏ về chính trị hơn.

Lập luận của họ là đơn giản. Các nhà lãnh đạo tương lai đang được lựa chọn từ một vài trăm người thay vì chỉ từ một nhóm người cao niên nhất trong đảng và hầu hết các nhà môi giới quyền lực hiện nay là những khách quen của các quyền lợi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo hiện tại sẽ không được xúc phạm đến quá nhiều những quyền lợi đặc biệt nếu họ muốn có được người của mình kế thừa. Vấn nạn này cũng có nghĩa là các cải cách cần thiết về chính trị và kinh tế để ổn định và phát triển của Trung Quốc đang ngày càng bị trì hoãn hoặc bị suy giảm đi.
.
.
.

No comments: