Jagdish Bhagwati
Bài gốc: Four fallacies of the Crisis
BS Hồ Hải dịch
Thứ sáu, ngày 04 tháng ba năm 2011
Hôm qua tôi dịch một bài viết của Joseph E. Stiglitz, một giáo sư của Columbia University, là người đoạt giải Nobel kinh tế 2001. Nhưng hôm nay tôi dịch bài viết của Jagdish Bhagwati cũng là giáo sư kinh tế và luật tại Columbia University và chuyên viên cao cấp kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ. Hai nhà kinh tế lỗi lạc có 2 cái nhìn khác nhau về suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Bài gốc: Four fallacies of the Crisis
NEW YORK - Các cuộc khủng hoảng kép trong nền tài chính và kinh tế thực, cái mà người Mỹ gọi là Wall Street và Main Street, và các cuộc thảo luận liên tu bất tận về cải cách tài chính và triển vọng phục hồi kinh tế, đã sinh ra một số sai lầm cần phải được giải quyết và tiêu trừ.
Sai lầm 1: Qua niệm rằng cuộc khủng hoảng sẽ tạo ra một "sự rơi tự do."
Một sự rơi tự do có nghĩa là suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng, chắc chắn, nền kinh tế thế giới, hoặc thậm chí Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu - mà dự đoán khủng khiếp này đã được đưa ra (ví dụ, bởi Joseph Stiglitz, người đã viết một cuốn sách có tựa rơi tự do) - đã không bị rơi mạnh như trái táo của Newton. Các cuộc thảo luận sôi nổi về việc liệu có một hoặc cả hai nền kinh tế phải đối mặt với một cuộc suy thoái hình chữ L hoặc suy thoái hình chữ V(1) đã cho ra cách thay đổi đáng kể phù hợp với thực tế, cho cả các chỉ số thu nhập và tài chính, đang diễn ra xung quanh một xu hướng tăng nhẹ.
Sai lầm 2: Thông qua việc nói lỏng tiền tệ, nước Mỹ đã điều khiển tỉ giá hối đoái của đồng đô la trong cùng một cách mà nó đã cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ.
Hai trường hợp là khác nhau. Nếu một khoản trợ cấp tiền lớn cho rằng là do một suy giảm tổng nhu cầu toàn cầu, vì các cáo buộc Trung Quốc làm hạ giá đồng nhân dân tệ, thực sự, có thể được xem như là một chính sách ăn xin hàng xóm, mà nó làm chuyển hướng nhu cầu không đủ của thế giới đển hàng hóa Trung Quốc làm tăng chi phí quốc gia khác.
Mặt khác, sự suy yếu của đồng USD là một tác dụng phụ của việc nới lỏng tiền tệ của Mỹ, thực hiện sau khi các nước như Trung Quốc và Đức đã từ chối chi tiêu nhiều hơn để tăng nhu cầu của thế giới, sau khi không có chỗ nào để kích thích tài chính thêm. Điều này là hoàn toàn khác từ một chính sách làm suy yếu đồng đô la để chuyển hướng nhu cầu đang thiếu của thế giới để đến với hàng hóa của Mỹ.
Sai lầm 3: sự mất cân bằng toàn cầu hiện nay sẽ tiếp tục gây khổ sở cho chúng ta.
Các nhà kinh tế cứ chắc chắn một cách chung chung từ tình hình hiện nay rằng, ngày hôm nay Trung Quốc và Đức thặng dư tài khoản vãng lai và Mỹ bị thâm hụt, ví dụ, điều này hiển nhiên trong hiện tại. Nhưng lịch sử đã chứng minh chỉ các nước dư thừa mới là nước nhập siêu. Một trong những người thầy của tôi khi tôi còn là một sinh viên tại Oxford, Ông Donald MacDougall, một người đã từng là cố vấn của Thủ tướng Winston Churchill, đã viết một cuốn sách mang tên “The Long-Run Dollar”, cho rằng đồng đô la đã được những gì mà Quỹ tiền tệ Quốc gọi là một "khan hiếm tiền tệ." vào thời điểm cuốn sách xuất hiện, tuy nhiên, vấn đề đó ngày nay đã biến mất.
Ban đầu, thặng dư của Trung Quốc xuất hiện vô tình, không phải bởi thiết kế. Vì vậy, đã làm thâm hụt, đó là hậu quả của sự thất bại về tài chính trong cuộc chiến tranh Iraq lần thứ hai do chính sách thuế mới - một quyết định bắt nguồn từ những tính toán sai lầm là đương nhiên chiến tranh sẽ được hoàn thành trong 6 tuần.
Hôm nay, người Trung Quốc tự nhận ra rằng thặng dư của họ được lợi nhuận rất nhỏ khi đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Vì vậy, họ mong muốn chi tiêu thu nhập của họ từ thương mại nước ngoài được thay thế vào cho cơ sở hạ tầng trong nước, do đó loại bỏ tắc nghẽn nghiêm trọng để tăng trưởng hơn nữa, như ở Ấn Độ.
Kết quả là, hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ tăng lên - và do đó thặng dư của họ sẽ giảm - vì hai lý do. Trước tiên, tiền công sẽ được dành một phần cho hàng hoá nhập khẩu. Thứ hai, cơ sở hạ tầng đầu tư yêu cầu thiết bị lớn được cung cấp bởi các tập đoàn như Caterpillar, GE, Siemens, và các công ty khác, chủ yếu là từ phương Tây. Hơn nữa, áp lực lớn ở Mỹ để thực hiện hợp nhất tài chính được phản ánh trong đề nghị ngân sách mới nhất của Tổng thống Barack Obama, là nên làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Mỹ, để tiếp tục giảm sự mất cân đối giữa hai nước.
Sai lầm 4: Quên quản lý nhu cầu về lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes(2)
Một số nhà phê bình về kích thích chi tiêu theo lý thuyết kinh tế Keynes của ông Obama, trong đó có nhà kinh tế Jeffrey Sachs, cho rằng cái mà nước Mỹ cần là tăng cường khả năng chi tiêu "dài hạn". Nhưng đây là một điều không đúng. Là một kinh tế gia theo trường phái Keynes, tôi tin rằng nhà nước trả tiền người dân đào hố và sau lấp hố lại sẽ làm tăng tổng cầu và tạo thêm thu nhập. Nhưng Keynes đã không đánh lừa. Ông hiểu rằng chính phủ có thể được lợi rất lớn nếu tiền được chi cho các khoản đầu tư tăng năng suất hơn là "trực tiếp lãng phí" cho các hoạt động chi ngày càng tăng.
Vậy thì, vấn đề đặt ra, là rất đơn giản: đầu tư cái gì sẽ có sự thưởng phạt trong kinh tế lớn nhất? Nhưng những sai lầm nó cũng đầy ra đấy: khi nhu cầu của bạn bị thu hẹp, các tòa nhà của bạn đang ở trong tình trạng hư hỏng, giáo viên được trả lương thấp và không có động cơ để có hiệu quả, và nhiều người khác cần tiền, nó không phải là dễ dàng để quyết định khi tiền khan hiếm thì được chi tiêu ở đâu.
Nhưng một sự suy xét về "cơ cấu" chưa được hiểu rõ. Là với sự cần thiết phải cắt giảm thâm hụt trong tương lai và sự cần thiết phải tăng nó bây giờ để phục hồi nền kinh tế, thì vấn đề phải đối mặt với Obama là làm thế nào trả số cho chiếc xe đang vận hành từ số lớn nhất trở về số 0 một cách trơn tru. Rõ ràng, bài học này là chính phủ cần ít quan tâm hơn là chi tiêu không thể bị cắt đi mỗi ngày.
Điều này đã ám ảnh cho đến khi tôi về đến nhà, khi tôi nhìn thấy một tòa nhà cao tầng còn dở dang ở Osaka. Một di tích kiểu như một pho tượng bán thân theo sau sự bùng nổ bất động sản vào 2 thập niên trước của Nhật Bản. Mà nó được gọi là một Toà Tháp Bong Bóng.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
-------------------------------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Các loại hình suy thoái kinh tế: suy thoái hình chữ L là suy thoái mà đi xuống đến tận đáy, rồi không phát triển được mà chỉ đi ngang mãi. Loại hình chữ U là suy thoái đi xuống đến đáy rồi đi ngang một khoảng thời gian rồi mới phát triển trở lại. Còn loại hình chữ V là loại hình suy thoái đến đáy là phát triển trở lại ngay lập tức. Ý tác giả Jagdish Bhawati muốn nói ở sai lầm 1 là suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu trong kỳ này là suy thoái theo kiểu hình chữ V, chứ không rơi tự do như tác giả Joseph Stiglitz đã mô tả trong cuốn rơi tự do.
2. Johu Maynard Keynes: là một kinh tế gia người Anh. Lý thuyết kinh tế của Ông chủ trương có bàn tay hữu hình của chính trị nhúng ta vào kinh tế để tránh những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hoặc bùng nổ kiinh tế quá nóng gây ra. Lý thuyết này của Ông đã ảnh hưởng đến kinh tế học hiện đại cũng như các chính sách tài chính ngày nay trên toàn thế giới.
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h29', ngày thứ Sáu, 04/3/2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment