Saturday, March 12, 2011

BỘ MẶT THÔ BỈ CỦA MỘT QUAN TÒA và NỀN PHÁP LÝ (danlambao)


Phiên tòa hiệu trưởng mua/bán/hiếp dâm học sinh chưa thành niên chấm dứt. Một phiên tòa xử kín vì ô nhục phải được dùng để giấu che ô nhục. Ông quan tòa tay trái cầm cán cân công lý tay phải cầm thẻ đỏ đăng đàn trả lời báo chí. Tưởng sẽ che được phần nào sự ô nhục nhưng lại làm cả nước thấy rõ hơn khuôn mặt bỉ ổi của mình.Description: http://danlambao1.files.wordpress.com/2011/03/trans.gif?w=1

Quan tòa vụ án Sầm Đức Xương: Xử kín là đúng
Ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa Hành chính Hà Giang, chủ tọa phiên xử vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò, khẳng định với VnExpress.net ngày 11/3 rằng không phải chịu bất cứ sức ép nào, ngoài việc tuyên sao cho đúng người đúng tội.
- PV: Chủ tọa có thể nói rõ hơn vì sao phải xử kín vụ án Sầm Đức Xương ngày 10/3 vừa qua?
- MVH: Việc này đã có rất nhiều báo đưa nhưng không có báo nào đưa ra chính xác tòa xử kín như vậy có đúng pháp luật hay không. Theo tôi, về mặt thực tế, có thể nói bất cứ người nào chẳng may có con em mình chưa đủ tuổi thành niên đi bán dâm mà bị phát hiện, họ sẽ không muốn xử công khai. Nếu công khai cho nhiều người xem, sau này tương lai con em họ có thể bị ảnh hưởng.
Còn với tòa, phải xử làm sao để vừa trừng trị nhưng cũng phải giáo dục giúp đđể người ta phát triển.
Về mặt pháp luật, ở Bộ luật tố tụng hình sự điều 18 và 307 có ghi trong trường hợp cần thiết tòa án có thể xử kín. Tòa không làm sai luật.

Dân Làm Báo:
1. Nếu vậy từ giờ trở đi phải có luật mới: tất cả mọi phiên tòa về bán dâm phải được xử kín.
2. Cấm tất cả báo chí đăng tải bất k thông tin nào về các vụ mãi dâm vì tương lai con em họ có thể bị ảnh hưởng.
3. Phiên tòa này không phải chỉ xử 2 cô Thúy, Hằng. Còn một bị cáo khác nữa là Sầm Đức Xương, đảng viên / cán bộ / hiệu trưởng vừa mua dâm vừa môi giới dâm cho các đảng viên / cán bộ khác. Ông Xương được xử kín cũng để sau này tương lai của tên cán bộ 54 tuổi này không bị ảnh hưởng ?
4. Điều 18 Luật Tố Tụng Hình Sự Xét xử công khai
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Trong vụ án này trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật là danh sách đen với 16 cán bộ đảng viên mọi cấp mua dâm nữ sinh dưới tuổi chưa thành niên; sợ phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc đúng ra là sợ phơi bày trước nhân dân bộ mặt dơ bẩn, phạm thuần phong mỹ tục của đảng; và nếu có “đương sự yêu cầu (chính đáng!) thì chắc chỉ có Sầm Đức Xương cộng với 16 đảng viên mua dâm đang thấp thỏm cộng với chỉ thị từ Ba Đình phải bằng mọi giá giữ cho được cái mặt nạ “đạo đức bác Hồ của đảng.

Điều 307 Luật Tố Tụng Hình Sự Xét xử
1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
2. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
Điều 18 ít ra cũng đưa ra 3 trường hợp chung chung (tùy nghi sử dụng) về việc xử kín. Sang tới điều 307 thì quan tòa đảng ta cứ thoải mái trong trường hợp cần thiết để cứ thế mà tòa không làm sai luật

- PV: Phiên tòa sơ thẩm lần 2, mẹ bị cáo Thúy và Hằng khá bức xúc khi không được vào dự. Họ đã liên hệ với cán bộ tòa nhưng bị từ chối không cho vào, ông có thể giải thích lý do?
- MVH: Trong Bộ luật hình sự có chương quy định với người chưa thành niên phạm tội. Còn tố tụng hình sự có chương thủ tục tố tụng với người chưa thành niên.
Với 2 bị cáo Hằng và Thúy là trường hợp phạm tội khi chưa thành niên, nhưng đã thành niên trong quá trình tố tụng. Khi xử kín, chỉ có những người có giấy triệu tập của tòa án mới được có mặt trong phiên xét xử như bị cáo, nhân chứng, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Mẹ của 2 bị cáo không được tòa triệu tập nên không thể vào.

Dân Làm Báo:
Điều này nói lên sự bất nhân, bất cập của những kẻ thi hành luật và ông tòa áp dụng luật này. Họ sẵn sàng áp dụng một điều luật nào đó do họ đặt ra để không cho hai người mẹ vào tham dự phiên tòa xủ con của mình. Chính ông tòa đảng viên này nói: chỉ có những người có giấy triệu tập của tòa án mới được có mặt trong phiên xét xử như bị cáo, nhân chứng, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Không lẽ mẹ của 2 nữ sinh Thúy, Hằng không được xem là người có nghĩa vụ với con mình? Luật sư thì 2 nữ sinh bị áp lực phải từ chối từ trong tù. Cha mẹ thì không cho vào. Hai cô gái bơ vơ giữa pháp đình tha hồ cho bè lũ thông đồng của đảng, dùng cái gọi là luật để lộng hành.
Sự kiện ông tòa Mai Văn Hùng lôi điều 307 để phân trần lại một lần nữa cho nhân dân cả nước thấy lại và ghi nhớ rằng: hiệu trưởng cán bộ đảng viên Sầm Đức Xương và các quan chức tai to mặt lớn trong danh sách đen đã dụ dỗ và hiếp dâm các em bé vị thành niên. Những từ mua dâm và bán dâm chỉ áp dụng cho những kẻ đã trưởng thành (theo định nghĩa của pháp luật) giữa người mua, bán, và môi giới dâm.

- PV: Việc phong tỏa các ngả đường trong quá trình xét xử khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, vì sao phải làm như vậy thưa ông ?
- MVH: Công việc chính của tôi là xét xử vụ án và điều khiển phiên tòa bên trong nên phía ngoài tôi không có trách nhiệm. Tuy nhiên, có một quy định của pháp luật là khi xử kín thì mọi người không có giấy triệu tập của tòa án sẽ không được vào phòng xử. Khái niệm phòng trong quy định này không thể hiểu một cách bó buộc được. Phòng có thể là một khoảng sân, một khu vực diễn ra hoạt động xử án. Những người không có trách nhiệm thì không được tiếp cận những thông tin trong phòng xử, nên nhiều khi phải mở rộng phạm vi cách li bảo vệ đđảm bảo giữ kín thông tin của phiên tòa.

Dân Làm Báo:
Khi mà một ông quan toà muốn diễn một khái niệm phòng theo kiểu cở nào cũng được như thế thì những điều một hai ba bốn tám chín mười nào đó của bộ luật hình sự, ông ta cũng sẽ diễn tùy nghi thôi.

- PV: Gia đình bị cáo Hằng và Thúy ở ngoài phiên tòa nói rằng sức khỏe các con họ không được tốt. Thêm vào đó bị cáo không có luật sư và người thân bên cạnh, liệu việc này có ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa ?
- MVH: Thực tế, tôi thấy các bị cáo không hề bối rối. Pháp luật có quy định, khi giải quyết công việc điều tra, truy tố xét xử người chưa thành niên cần phải có những người hiểu biết về họ. Khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên, Hội đồng xét xử buộc phải có giáo viên và cán bộ Đoàn thành niên. Hôm qua là một ví dụ. Một số người chưa thành niên, tòa đã chủ động mời một cán bộ Đoàn tham dự.

Dân Làm Báo:
Nếu đúng như ông quan tòa này nói, 2 bị cáo còn trẻ, không luật sự, không người thân tham dự, mà không hề bối rối thì đây chỉ là 1 phiên tòa kịch. Vở kịch đã có kết luận từ đầu. Hai bị cáo đã bị đi từ áp lực đến thương lượng với củ cà rốt là bản án tù treo với cái giá phải trả là từ chối luật sư, chấm dứt mọi thông tin về những nhân sự liên hệ khi bị tròng đầu bởi cái dây thòng lọng án treo. Ngược lại thì ông ta lại nói dối.

- PV: Trong phần kết luận của Hội đồng xét xử, ông có nhắc đến một vật chứng đã được chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra về hành vi mua bán dâm người vị thành niên. Việc này cụ thể như thế nào?
- MVH: Vật chứng này liên quan đến vụ mua bán dâm khác chứ không liên quan đến 3 bị cáo Thúy, Hằng và Xương. Người tố cáo đến cơ quan điều tra là cháu K (đề nghị giấu tên). Vật chứng là 2 viên thuốc tránh thai mà kẻ môi giới đã mua cho cháu.
Xét thấy vụ việc này không liên quan đến Sầm Đức Xương và người mua dâm tên vẫn chưa xác định được nên HĐXX quyết định tách riêng để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Tên của người môi giới vẫn chưa thể tiết lộ đđảm bảo bí mật.

Dân Làm Báo:
Cháu K này là N.T.K, học sinh lớp 8C, trường PTCS Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên. Từ tháng 9 năm 2010 đã tố cáo đích danh hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh em và nhiều học sinh khác. Em N.T.K đã được những quan chức này đưa thuốc tránh thai khẩn cấp cho em. Em đã bị hãm hiếp tại phòng mang số 106, khách sạn Tân Bình, huyện Bắc Quang. Chính báo chí đã đăng tải là ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, Công an huyện Vị Xuyên đã tiến hành xác minh vụ việc để vào ngày 7.9.2010, công an tỉnh Hà Giang đã ra lệnh bắt tạm giam Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại nhà riêng.
Chúng ta hãy ghi nhớ điều này từ chính miệng của ông quan tòa HĐXX quyết định tách riêng để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ” để xem khi nào thì hệ thống pháp lý rừng rú này sẽ làm rõ chuyện những cán bộ đảng viên hãm hiếp trẻ em chưa thành niên.

- PV: Ở phiên xử phúc thẩm một năm trước đó, hai bị cáo Thúy và Hằng có tố ra một loạt danh sách đen khiến phiên tòa phải hoãn lại đđiều tra từ đầu. Song, những nhân vật này không được nhắc đến trong kết luận của tòa?
- MVH: Trong quá trình xét xử phúc thẩm lần trước, 2 bị cáo có tố cáo bán dâm cho một số người khác khiến phiên tòa phúc thẩm phải hủy án đđiều tra lại từ đầu. Quá trình điều tra thấy chưa đủ căn cứ nên không khởi tố và đưa ra xét xử.
- MVH: Danh sách đen’ là khái niệm của báo chí chứ thực ra không có danh sách đen nào. Ở phiên phúc thẩm, các bị cáo Hằng và Thúy có tố cáo bán dâm cho người này người kia. Phúc thẩm đã hủy án và giao cho cơ quan điều tra làm rõ, nhưng do chưa đủ căn cứ nên chưa đề nghị truy tố. Không có chuyện tòa án quay lại kiến nghị vì công an đang thụ lý. (http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/12189/-danh-sach-den–la-do-bao-chi-.html)

Dân Làm Báo:
Phiên dịch ra ngôn ngữ của đảng: cho chìm xuồng. Phát biểu của ông quan toà đảng viên cũng phản ảnh sự thô bỉ cùng cực của một con người. Ông ta đã phủ nhận thứ và chụp lên đầu đây là khái niệm của báo chí. Một lần nữa, đây là danh sách đen, với chữ viết có thể kiểm chứng được là của ai. Nếu đây là một bịa đặt thì đó không thể xem là khái niệm của báo chí” mà là hành vi vu khống và bôi đen cán bộ của đảng và nhà nước. Tại sao không truy tố những phóng viên, tổng biên tập về tội phạm tày trời này? Một lần nữa đây là những cán bộ mua dâm mà đảng ra sức bảo vệ:

Dân Làm Báo:
“đồng chí” Nguyễn Trường Tô, kẻ đã từng là chủ tịch tỉnh, UVTƯĐ,
“đồng chí” Đinh Xuân Hùng giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh,
“đồng chí” CA Tấn em ruột giám đốc CA tỉnh,
“đồng chí” Định phó chủ tịch Vị Xuyên,
“đồng chí” Bích trưởng ban tổ chức CA tỉnh,
“đồng chí” Tiến CA tỉnh,
“đồng chí” Minh CA tỉnh,
“đồng chí” Hướng cán bộ hải quan
“đồng chí” Thành – giám đốc doanh nghiệp,
“đồng chí” Dũng tài xế bưu điện (lẫn chở gái vị thành niên)

- PV: Vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò được nhiều người quan tâm và có những dư luận trái chiều. Là chủ tọa thứ 3 xét xử vụ án, ông có bị chịu sức ép nào?
- MVH: Báo chí và dư luận đã lên tiếng về vụ việc khá nhiều. Tuy nhiên, tôi không chịu bất cứ sức ép nào. Có chăng sức ép duy nhất của tôi là xử sao cho đúng người đúng tội. Người có tội phải chịu trách nhiệm, còn người vô tội phải được tuyên không có tội. Nghề này cũng như các nghề khác đều có sức ép riêng.

Dân Làm Báo:
Đúng! ở xã hội này, bất cứ nghề nào cũng có sức ép riêng. Phần ông tòa xử chuyện cán bộ đảng mua + bán + hiếp dâm gái chưa thành niên này, sức ép cũng rất riêng. Đó là sức ép của cả một tập đoàn đang sống, chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại.


*
Bản tin của VNExpress:
Quan tòa vụ án Sầm Đức Xương: Xử kín là đúng

*

‘Danh sách đen’ là do báo chí?

*
TAND tnh Hà Giang nói gì sau v hiu trưởng mua dâm

*
Thứ Sáu, ngày 11/09/2009, 11:34
.
.
.

1 comment:

Do Ngoc Thinh said...

Ông Chánh án Mai Văn Hùng chỉ là 1 con chó ghẻ (nói như vậy hơi nhục mạ đến con chó). Một vụ xử án bất công, vô lý và hoàn toàn có tính cách bao che cho bọn quan chức Cán bộ Đảng viên dâm ô. Với tội lỗi rõ ràng như thế mà bọn này vẫn đang tại chức, đang điều hành đất nước và ang làm đúng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.