Thursday, March 24, 2011

ĐẰNG SAU VIỆC CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG và ĐÔ LA (Phùng Thế Tài)

Phùng Thế Tài
Thứ Năm, 24/03/2011

Ngày 24/02/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí nghị quyết số 11/NQ-CP cấm tư nhân buôn bán đô la, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Tới ngày 15/03 Thủ tướng đã tuyên bố dứt khoát cấm buôn vàng miếng trên thị trường tự do, với lý do là bình ổn kinh tế vĩ mô. Và ông Trần Xuân Giá đã phản biện rằng việc làm này không giúp bình ổn giá vàng hoặc đô la.

Để biết đằng sau việc cấm là chuyện gì thì chúng ta cần để ý tới nền kinh tế của quốc gia.

Có 7 khu vực chính của nền kinh tế VN đó là: Sản xuất, Dịch vụ, Chứng khoán, Tín dụng ngân hàng, Vàng, Đô la, Bất động sản.

Khu vực sản xuất của VN thực sự là yếu kém. điều này được biểu thị qua việc Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại. Nếu Việt Nam có nền sản xuất mạnh thì xuất khẩu của VN sẽ làm cân bằng được cán cân thương mại. Nhưng nền sản xuất ở đây quá manh mún và nhỏ lẻ nên không có nhưng mặt hàng đủ sức xuất khẩu. Và thực tiễn đã chứng minh qua Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, gia công lại các sản phẩm nước ngoài. Chính phủ dù phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất siêu… vì sản xuất yếu kém nên dĩ nhiên là thị trường chứng khoán, dịch vụ cũng đứng trên đôi chân đất sét.

Tín dụng ngân hàng không đủ sức hút vì đồng tiền liên tục mất giá. Từ ngày 11/02 – 01/03 đã phá giá ba lần lần lượt là: phá tỉ giá hối đoái chính thức của ngân hàng, tăng giá dầu, tăng giá điện. Nhưng tăng giá một loạt xong Các công ty xăng dầu, điện lực vẫn còn than lỗ nên trong tương lai tiền sẽ bị phá giá thêm.

Vàng và Đô la là hai kênh trú ẩn nay bị cấm, nên dĩ nhiên chỉ còn một lĩnh vực hấp dẫn nhất là bất động sản.

Với muôn hình vạn trạng cuối cùng thì cái gốc tăng trưởng ảo GDP 7% của VN qua quả bóng da bất động sản lại được nhấn mạnh. Tiêu biểu qua những cải cách nhằm nhằm thu hút vốn cho bất đông sản. Chúng ta hãy thử lên Google tìm kiếm trong một tháng với cụm Giải pháp cho thị trường bất động sản thì sẽ rõ ngay Chính phủ đang ráo riết như thế nào.

Thử đặt câu hỏi tại sao Chính phủ lại đặt nhiều tâm huyết vào BĐS như vậy? Bạn hãy nghĩ xem khi thị trường BĐS tăng trưởng một cách nhanh chóng thì cũng là lúc các đại gia vay tiền ngân hàng để đầu vào BĐS, nên đến nay thì ngân hàng đã chết cứng vốn tại BĐS rất nhiều bây giờ họ muốn các đại gia bán đất đưa tiền cho họ, nhiều đến nỗi mà nhà nước liên tục phải bơm tiền cho ngân hàng để tăng thanh khoản và rõ ràng sau mỗi lần bơm thì nhân dân lại được phen điêu đứng với giá cả thị trường.

Bây giờ nhà nước không dám bơm tiền vì lo sợ lạm phát siêu phi mã nên đành nghĩ đủ mọi cách cho ngân hàng gỡ vốn từ bất động sản cho ngân hàng. Và nếu gỡ không nổi thì toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ, quả là một cơ hội tốt cho một cuộc cách mạng dân chủ trỗi dậy.

Từ Quả bóng da ở đây là phù hợp với văn hóa rất nông nghiệp Việt Nam thay vì cụm bong bóng BĐS ở các nước có nền văn hóa du mục vì: Tư duy của dân việt là sống phải có nhà, chết phải có chỗ chôn nên BDS được xem là thứ quan trọng nhất của dân Việt. Nên bong bóng BDS của VN tương đối khó vỡ hơn nhiều các nước khác và cũng chính tâm lí này sẽ gây đau đầu cho các chính khách Việt Nam trong việc thanh khoản cho BĐS.

Phùng Thế Tài

.
.
.

No comments: