BBC
Cập nhật: 11:22 GMT - thứ sáu, 4 tháng 3, 2011
.
Tình hình ở thủ đô Tripoli của Libya đang rất căng thẳng trước khả năng có thêm biểu tình trong ngày hôm nay.
.
Những người chống đại tá Muammar Gaddafi kêu gọi dân chúng xuống đường sau buổi lễ cầu nguyện thứ Sáu.
Các cuộc nổi dậy khởi đầu từ giữa tháng Hai chống lại sự cầm quyền của đại tá Gaddafi trong suốt 41 năm qua. Nhưng đang có dấu hiệu cho thấy phong trào đang dậm chân tại chỗ. Tin không kiểm chứng cho hay đêm qua các ngôi đền bị đóng cửa, nhiều người bị bắt giữ, và nhà chức trách đang chặn internet.
Các nhân chứng cho biết phe ủng hộ Gaddafi đã nổ súng vào những người biểu tình sau buổi lễ cầu hôm thứ Sáu tuần trước tại nhiều quận trong thủ đô.
Tin cho hay nhân viên an ninh đã thực hiện một loạt các vụ bắt giam, giết người và bắt cóc trong những ngày qua.
Hôm nay một chiến đấu cơ đã ném bom thành phố duyên hải Ajdabiya hiện do phe nổi dậy kiểm soát, nhưng không trúng mục tiêu là một kho đạn.
.
Phản công
Các lực lượng của đại tá Gaddafi cũng oanh kích một trọng điểm khác của phe nổi dậy là hải cảng Brega, nơi có nhà máy dầu khí lớn thứ nhì của Libi, theo thông tấn xã Al Arabiya.
Hôm qua thứ Năm, phe nổi dậy ở thành phố Benghazi nói họ sẽ không thương thuyết trừ phi ông Gaddafi từ chức và đi lưu vong.
Hội đồng quốc gia Libya, do cựu bộ trưởng nội vụ Mustafa Abdel-Jalil, người đứng về phe nổi dậy, đã kêu gọi nước ngoài can thiệp.
Phe nổi dậy bao gồm dân quân và các quân nhân rời bỏ hàng ngũ, với súng máy và súng phóng lựu đã tái chiếm Brega dự đoán phe ủng hộ Gaddafi sẽ lại tấn công.
Một quan chức cao cấp ở nước bắc Phi, Mali, nói với BBC rằng hàng trăm tay súng người Tuareg đã tham gia đánh thuê cho ông Gaddafi. Phe thân Gaddfi rút về một cảng dầu khác là Ras Lanouf, sau khi bị đánh bật khỏi Brega hôm thứ Tư.
Hôm nay phe nổi dậy đã cử hành tang lễ cho 14 tay súng của họ thiệt mạng trong trận giao tranh đó.
Hai trọng điểm khác của phe nổi dậy là Zawiya và Misrata cũng đã chống cự được các cuộc tấn công của phe ủng hộ Gaddafi.
Bạo động ở Libya đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo với 200.000 lao động di dân phải bỏ qua Ai Cập, Tunisia và Niger, theo tổ chức Di dân Quốc tế, IOM.
-----------------------------------
Libya: Phe biểu tình ra điều kiện duy nhất (Người LĐ)
Mịt mờ giải pháp cho Libya (Thanh niên)
.
.
.
No comments:
Post a Comment