Nafeez Mosaddeq Ahmed
Bài gốc: The Arab World's Triple Crisis
BS Hồ Hải dịch
Thứ Sáu, 11/3/2011
Bài viết của Nafeez Mosaddeq Ahmed là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển tại London, và tác giả cuốn sách: A User’s Guide to the Crisis of Civilization: And How to Save it.
LONDON – Những khiếm khuyết về kinh tế, và bất bình đẳng, ngày càng nhiều sự đàn áp chính trị, đã kích động những cuộc cách mạng Ai Cập và Tunisia. Tất nhiên, đó là, để hy vọng rằng chính phủ mới ở những nước này, và các nhà lãnh đạo Ả Rập khác, sẽ giải quyết tốt hơn những bất bình của người dân. Nhưng một sự thay đổi đơn thuần của chính phủ sẽ không làm cho vấn đề kinh tế các nước này đi xa. Thật vậy, những tác động hội tụ của sự tăng trưởng dân số, biến đổi khí hậu, và sự cạn kiệt năng lượng tạo ra một giai đoạn cho cuộc khủng hoảng gấp ba lần đối với thế giới Ả Rập đang dần hiện ra lờ mờ.
Một khu vực chiếm 6,3% dân số thế giới nhưng chỉ có 1,4% lượng nước sạch. Mười hai của 15 quốc gia khan hiếm nước nhất của thế giới - Algeria, Libya, Tunisia, Jordan, Qatar, Saudi Arabia, Yemen, Oman, UAE, Kuwait, Bahrain, Israel và Palestine - nằm trong khu vực, và trong tám trong số đó, lượng nước sạch ít hơn 250 mét khối/người/năm. Ba phần tư lượng nước sạch của khu vực chỉ tập trung ở bốn quốc gia: Iran, Iraq, Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lượng nước tiêu thụ trong khu vực có liên quan thiết yếu cho nông, công nghiệp. Từ năm 1965 đến năm 1997, tình trạng tăng dân số của khối Ả Rập kéo theo nhu cầu phát triển nông nghiệp, dẫn đến tăng gấp đôi đất được tưới tiêu. Sự mở rộng nhân khẩu học ở những nước này đã nhanh chóng làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn của họ.
Mặc dù tỷ lệ sinh sản đang giảm, nhưng một phần ba tổng dân số dưới 15 tuổi, và số lượng lớn các phụ nữ trẻ đến tuổi sinh sản, hoặc sắp đến tuổi sinh sản. Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh đã dự đoán rằng vào năm 2030 dân số của Trung Đông sẽ tăng 132%, và 81% của khu vực châu Phi quanh Sahara, tạo ra một tình trạng chưa từng thấy với cái gọi là "phình ra của dân số trẻ"
Theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về ngành nước trên các quốc gia vùng Vịnh, xuất bản năm 2005, dự đoán rằng các áp lực về nhân khẩu học có thể sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn nước tăng thêm một nửa, nó làm xấu đi tình trạng nguy hiểm của các xung đột giữa các quốc gia. Cạnh tranh để kiểm soát nguồn nước đã đóng một vai trò quan trọng cho sự căng thẳng địa chính trị trong khu vực, ví dụ, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria; giữa Jordan, Israel, và chính quyền Palestine, Ai Cập, Sudan, và Ethiopia, và giữa Ả Rập Saudi và các nước láng giềng như, Qatar, Bahrain , và Jordan.
Việc thiếu hụt một nửa nguồn nước có sẵn có thể biến những căng thẳng vào chiến tranh mở. Thật vậy, trong khi tăng trưởng kinh tế, cùng với đô thị hóa mạnh hơn và thu nhập bình quân đầu người cao hơn, đã làm dịch chuyển nhu cầu lớn hơn đối với nước sạch, những sự dịch chuyển dân số gạy ra hậu quả hiện thời là làm trầm trọng thêm những căng thẳng sắc tộc địa phương.
Vào đầu năm 2015, khối Ả Rập số lượng nước tiêu thụ bình quân mỗi đầu người buộc phải tăng lên 500 mét khối mỗi năm, một mức độ được định nghĩa là tình trạng khan hiếm nghiêm trọng. Thay đổi lượng mưa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là gạo. Một mô hình với cái gọi là "mọi việc đâu sẽ vào đấy" (“business-as-usual”) cho sự thay đổi khí hậu cho thấy rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng 4°C vào giữa thế kỷ. Điều này sẽ tàn phá nông nghiệp ở Trung Đông và Bắc Phi, nó làm sản lượng thu hoạch giảm 15-35%, tùy thuộc vào sức mạnh của việc làm sạch khí carbon trong bầu khí quyển.
Chi phí trên toàn thế giới của cơ sở hạ tầng có khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng nước có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD, và để phát triển cho cơ sở hạ tầng này đòi hỏi tốn nhiều năng lượng. Kết quả là, cơ sở hạ tầng mới sẽ chỉ giảm nhẹ tác động của tình trạng khan hiếm nước ở các nước giàu có hơn trong vùng.
Cạn kiệt nguồn năng lượng Hydrocarbon sẽ xảy ra là vấn đề phức tạp hơn. Trong hội thảo Tầm nhìn năng lượng thế giới của mình năm 2010, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA: International Energy Agency) cho rằng sản lượng dầu theo qui ước trên toàn thế giới có lẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2006, và hiện đang giảm dần. Kết luận này phù hợp với dữ liệu cung lượng dầu mới nhất, trong đó cho thấy rằng biểu đồ sản xuất dầu thế giới theo hình nhấp nhô nhưng dần giảm dần từ khoảng năm 2005. Tuy nhiên, IEA cũng cho rằng thâm hụt sẽ được tạo thành từ những sự khai thác lớn hơn của loại dầu không theo qui ước và dự trữ khí đốt, ở mức giá cao hơn nhiều, vì chi phí lớn hơn cho môi trường và khai thác.
Tin xấu cho sự lạc quan của IEA về nguồn dầu không theo qui ước có thể bị đặt nhầm chỗ. Sáu nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất Trung Đông có con số trữ lượng chính thức khoảng 740 tỷ thùng (Gbs: billion barrels) đã được chứng minh. Nhưng nhà địa chất người Anh, Euan Mearns, của Aberdeen University lưu ý rằng dữ liệu được công bố rất sai lệch có thể chỉ khoảng 350 Gbs. Và nguyên trưởng cố vấn khoa học của chính phủ Anh, David King, trong một nghiên cứu cho chính sách năng lượng chính thức trên thế giới thì trữ lượng dầu đã được phóng đại lên tới một phần ba - ngụ ý rằng chúng ta đang trên bờ vực của một "điểm tới hạn" trọng đại trong sản xuất dầu.
Tất cả điều này có nghĩa là không chỉ kỷ nguyên dầu giá rẻ đã qua, mà còn đó, trong thập niên tới, các nước sản xuất dầu mỏ lớn sẽ đấu tranh chống lại sự kềm chế chi phí địa chất. Nếu điều đó là đúng, sau đó vào năm 2020 - và có lẽ sớm nhất là 2015 - sự đóng góp của dầu mỏ Trung Đông để thế giới tiêu thụ năng lượng có thể trở thành không đáng kể. Điều đó có nghĩa là một tổn thất nghiêm trọng về doanh thu nhà nước cho chính ngày hôm nay của các nước sản xuất dầu mỏ Ả Rập, khiến họ dễ bị tổn thương đến những hậu quả tồi tệ của các vấn đề: tình trạng thiếu nước hiện có, sự mở rộng nhân khẩu học nhanh chóng, sự thay đổi khí hậu, và sản lượng cây trồng giảm.
Kịch bản cho trường hợp xấu nhất này là không thể tránh khỏi, nhưng chỉ có một cơ hội rất hẹp cho các chính sách để giải quyết tình hình. Phục hồi bảo tồn, quản lý, và các nỗ lực phân phối có thể làm giảm lượng nước tiêu thụ và tăng hiệu quả, nhưng những biện pháp này cần phải được kết hợp với cải cách tận gốc để tăng tốc độ chuyển dịch ra khỏi sự phụ thuộc dầu bằng một cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo mà không sinh ra khí carbon.
Đầu tư hài hoà trong y tế, giáo dục, và nhân quyền, đặc biệt là cho phụ nữ ở khối Ả Rập, là những công cụ chính cho giảm tình hình tăng dân số trong khu vực và đa dạng hóa nền kinh tế của nó. Bây giờ ngày càng rõ ràng rằng các chính phủ Ả Rập mà không thực hiện các biện pháp khẩn cấp thì không có khả năng sống sót.
Bản quyền: Project Syndicate/Thế giới của Châu Âu, năm 2011.
www.project-syndicate.org
www.europesworld.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 11h49', ngày thứ Sáu, 11/3/2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment