Thursday, May 20, 2010

Y TẾ VIỆT NAM

Y tế Việt Nam

Anhbalap

May 20, 2010

http://anhbalap.wordpress.com/2010/05/20/y-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam/

Tăng số lượng các trường Y dược tỷ lệ nghịch với chất lượng đào tạo, đầu vào tuyển theo sức học khối B rất gay gắt rồi sau khóa học 6 năm hệ Y, 5 năm hệ Dược sinh viên đều tốt nghiệp 100% có gì đó không ổn vì đi ngược lại với cách tuyển sinh ở các nước tiên tiến.

Đào tạo nhiều lý thuyết vô bổ không cần thiết, phần thực hành ít vì thiếu phương tiện khoa học kỹ thuật hổ trợ giảng dạy, sinh viên tiếp thu thụ động, giảng viên ít chú tâm soạn bài vì bận mở phòng mạch khám thêm, muốn học tốt ngoài nổ lực cá nhân cần phải quen biết cập kè thầy cô để được học tuyệt chiêu.

Tồn tại và sống với nghề Y thật sự khó khăn khi mới ra trường, có những Bác sĩ hành lang làm việc không lương ở các bệnh viện lớn mục đích để học thêm nâng cao nghiệp vụ, thu nhập ít ỏi nhờ làm trình dược viên part time hay nhờ những giờ làm thay cho các đồng nghiệp trong biên chế. Dược sĩ thì may mắn hơn nhờ cho thuê bằng mở pharmacy, có người mạnh tay cho thuê trong khi vẫn đi làm ở một xí nghiệp dược phẩm nào đó. Để tồn tại và phát triển khó có thể tuân thủ y đức theo lời thề Hypocrat, thời kinh tế thị trường khi đầu tư vào thiết bị y tế nào đó thì hầu như mọi bệnh nhân đều được xét nghiệm dù không cần thiết, mọi người vào phòng khám đều cầm toa ra về ít ai được tư vấn suông theo kiểu bấm giờ bên Mỹ, các xét nghiệm cận lâm sàng đều được lưu lại bệnh viện phòng bệnh nhân đi nơi khác.

Các hệ sau đại học mở hàng năm, chỉ trường Y Dược Tp hcm là khó còn các trường khác tiêu chuẩn ngày càng dể lần và bằng Phó tiến sĩ, Tiến sĩ ngày càng phổ cập chức danh GS, Phó GS ngày càng nhiều, có trường chạy đua thành tích phấn đấu đủ số lượng GS, TS nên đã đề cử các bác sĩ lâu năm không cần chuyên môn giỏi. Thỉnh thoảng có những khóa huấn luyện ngắn hạn của các trường Y dược nước ngoài là cơ may cho một số bác sĩ có nguyện vọng đi học, sau lượm được giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp đó nghiễm nghiên bác sĩ đó được sự nể vị của đồng nghiệp hơn và sự chưng diện giấy chứng nhận đó trên phòng mạch thường kèm theo dòng chữ đã tu nghiệp ở nước ngoài dù có thể chỉ học 3-6 tháng thực hành ( phần lớn không nghe kịp lý thuyết khi GS giảng bài bằng tiếng Anh hay Pháp ) Những chuyến đi ngắn ngủi là cơ hội để móc nối quan hệ làm ăn sau này có thể là một chuyến đi khác hay trao đổi chuyên môn…

Không biết vì ghi chép nhiều hay tại kê đơn nhiều quá nên chữ bác sĩ thuộc loại khó đọc nhất và người chuyên trị chữ bác sĩ là các tiệm thuốc tây gần nhà, việc các trình dược đi đêm với bác sĩ đã một thời ồn ào nên các bệnh viện cấm các trình dược không được bén mãn đến, nhưng ai cấm được chốn phòng mạch tư. Các huê hồng hãng thuốc cho bác sĩ tùy vào số lượng tiêu thụ thuốc, người càng nổi tiếng chiết khấu huê hồng càng cao.

Để tiêu thụ được hàng các hãng dược lớn chấp nhận tài trợ các chương trình hội thảo với chi phí khổng lồ để quảng bá sản phẩm, nuôi các đội ngủ trình dược viên hùng mạnh len lỏi khắp nơi dùng mọi mối quan hệ để bán cho đủ doanh số cá nhân. Nhiều hãng chuyên thuốc đặc trị lợi dụng sự độc đáo của mình tha hồ chặt đẹp vô tư vì thiếu sự cạnh tranh. Việt Nam là nơi dễ mua thuốc tây nhất, bất kỳ một tiệm nào cũng có thế tư vấn và bán thuốc cho mọi người từ cảm cúm, sổ mũi, đến bệnh tim mạch,phong thấp tê bại, hen suyển… nhiều người ngại đến bác sĩ tốn tiền nên có ít tiền là đến tiệm thuốc tây mua vài viên thuốc về uống nếu hết thì thôi còn không hết thì mua thêm về uống tiếp.

Thị trường thuốc bắc càng bát nháo với vô vàn loại thuốc không ai kiểm nghiệm tính năng dược phẩm, nhiều quảng cáo quá lố vượt khỏi tầm cũng được rao bán khắp nơi không một cơ quan có chức năng hỏi han đến, các phòng khám Trung y tha hồ lộng hành với cái toa toàn chữ hán và kèm theo cái giá trên trời, hốt thuốc bắc giá từ vài triệu đến vài chục triệu chỉ có ở các phòng khám Trung y nhưng kết quả chữa bịnh có trời mới biết ! Vệ sinh phòng dịch, an toàn thực phẩm, quản lý y tế… thiếu nhân lực trầm trọng, đồng lương hàng tháng bác sĩ làm việc hành chánh không bằng một góc thu nhập khi làm phòng mạch nên chả ai tha thiết làm công chức sở Y tế, phấn đấu nâng cao tay nghề làm chuyên ngành vừa thích vừa có tiền nên chỉ ai thích làm chính trị mới nhảy chệch hướng về sở.

Viện phí là nổi ám ảnh khủng khiếp cho bệnh nhân, thời chữa bệnh không mất tiền đã lùi vào dĩ vãng, nhiều người trốn viện vì phải đóng tiền quá cao vượt khả năng tài chính nên trước khi nhận bệnh người nhà phải thanh toán tiền trước ở phòng tài vụ, tất cả dịch vụ tiện ích đều phải trả bằng tiền.

Bảo hiểm Y tế Việt Nam chưa mạnh, ý thức tự giác chưa cao và nhiều trường hợp xin bảo hiểm sau khi bị dính đòn, khoảng trả của bảo hiểm chỉ mang tính tượng trưng không đủ trang trải hết cho người bệnh.

Là một nước nghèo nền y tế còn nhiều bất cập, cũng như mọi ngành khác lương công chức y tế không đủ sống nên có nhiều tệ nạn xảy ra khắp nơi, không chủ động sản xuất ra thuốc men, dụng cụ y tế nên viện phí rất cao đẩy lần người nghèo ra khỏi sự chăm sóc của bệnh viện, những phương tiện ngày càng hiện đại, thuốc đặc trị đắt tiền, sự chăm sóc chu đáo kỷ lưỡng của đội ngũ y bác sỹ ngang tầm khu vực chỉ dành cho người có mức thu nhập cao trong xã hội.

.

.

.

No comments: