Saturday, May 8, 2010

VỤ CỒN DẦU VỀ CƠ BẢN ĐÃ KẾT THÚC

Vụ Cồn Dầu về cơ bản đã kết thúc sau bức thư mục vụ của Đức Giám mục Đà Nẵng

Blogger Tumasic

08-05-2010

http://tumasic.blogspot.com/2010/05/vu-con-dau-ve-co-ban-da-ket-thuc.html

TUMASIC.TK- Ngày 6/5, chỉ hai ngày sau khi xảy ra biến cố ở Cồn Dầu, Giám mục Đà Nẵng Châu Ngọc Tri đã có thư mục vụ gửi giáo dân Cồn Dầu (Đà Nẵng) - một loại văn bản đặc biệt của Giáo hội do Giám mục gửi cho giáo dân về các vấn đề quan trong, có tính chất đặc biệt liên quan đến những công tác của Giáo hội hoặc tình hình liên quan tới Giáo hội. (http://lh3.ggpht.com/_mwdMM1OyuCI/S-U53Uw4dUI/AAAAAAAAD3U/JJUzEbrDBAk/s800/Fullscreen%20capture%20582010%2051312%20PM.jpg)

.

Video "Công an Đà Nẵng tấn công cướp quan tài ngày 4/5"

http://www.youtube.com/watch?v=pgFv7Y8oAt8&feature=player_embedded

.

“Trong cuộc đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội, Anh Chị Em giáo dân đừng nghĩ rằng các mục tử không đứng về phía mình. Các Ngài có cách thế riêng do vị trí, ơn gọi, sứ vụ và đặc sủng của các Ngài. Người mục tử có lúc đi trước, có khi đi sau, thậm chí có những hoàn cảnh phải đi giữa đàn chiên, tùy sự an nguy của đàn chiên đến từ đâu. Hãy kính trọng và lắng nghe tiếng nói của các mục tử ! Hãy biết “tôn sư trọng đạo” đúng mức như bài học vỡ lòng của mọi người dân Việt.”

Trích thư mục vụ số 04/2010 của giám mục Đà Nẵng

.

Bức thư mục vụ này được đánh giá là lời giải đáp về thái độ của Tòa giám mục Đà Nẵng trước biến cố này. Nó cũng cho thấy tòa Giám mục Đà Nẵng đã lập tức làm việc với các bên liên quan trong sự việc xảy ra vào rạng sáng 4/5 vừa qua, cũng như có thái độ rất đúng mực với tất cả các bên liên quan: phản đối hành động của công an, chính quyền Đà Nẵng đối với giáo dân và đám tang hôm đó, khuyên nhủ giáo dân noi gương Đức Giê-Su trong mọi việc, nhất là trong các biến cố như này đồng thời gửi lời tới những người quan tâm, đặc biệt là những người truyền thông, đưa tin về sự việc. Tất cả, lời lẽ, thái độ của giám mục Đà Nẵng đều tỏ ra thiện chí giải quyết tốt đẹp mọi việc, đặc biệt Ngài cũng cho rằng đây là "cuộc đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội".

.

“Không được nhân danh tôn giáo để đấu tranh bạo động xảy ra dưới bất cứ hình thức nào, dù mục đích của cuộc đấu tranh là chính đáng. Đây không phải chỉ là những điều cấm kỵ đối với tôn giáo, mà còn là lời cảnh báo cho những ai mưu toan lạm dụng tôn giáo để giải quyết những tranh chấp hơn thua cho gia đình, phe nhóm hay đảng phái mình.”

Trích thư mục vụ số 04/2010 của giám mục Đà Nẵng

.

Ngay hôm thư mục vụ được phổ biến, công an Đà Nẵng đã thả phần lớn những người bị bắt, và giữ lại 11 người tại trụ sở của họ.

“Những người bị bắt thì họ đã được chính quyền thả về khi tối rồi.

“Còn lại 11 người còn đương bị giam giữ, không cho về.”

“Nghe nói lên đó thì hỏi, hỏi cung thôi, chớ lên trụ sở công an thì họ không đánh.”

“Lúc cướp quan tài đó thì họ làm dữ lắm, làm khiếp hết trơn. tất cả đều 'thất thanh' hết. Tất cả bị giữ điều tra thôi... chẳng qua mà lấy quan tài mà đi thì thôi, đàng ni lấy quan tài rồi mà sao cuối cùng còn đánh đập dân chúng dữ dội quá, thôi khiếp, dân chúng ai cũng sợ hết trơn...”

“Lúc lấy quan tài thì đánh dữ lắm nhưng sau lấy quan tài đi vài phút thì thôi. bắt người đi rồi thì thôi.”

“Họ đi bệnh viện vì trúng trên đầu trên óc. Bệnh viện thì ở phố Đà Nẵng thôi, cách vài cây số, chúng tôi ở trong quê, cũng gần thành phố Đà Nẵng.”

.

Trong thư của Đức Giám mục Tri, Ngài thông báo có 59 người đã bị bắt giữ, đồng thời khẳng định "đến 13g30 chiều, mọi sự không còn kiểm soát được nữa, đôi bên “hỗn chiến”, khi lực lượng an ninh đặc nhiệm của Thành phố đã dùng vũ lực mạnh nhất để trấn áp dân chúng, chiếm lấy quan tài, đưa lên xe đem đi, và bố ráp đánh đập không nương tay tất cả những ai có mặt trong khu vực. Nhiều người bị giải lên xe chở đi".
.
Sau khi ép người nhà cụ bà 82 tuổi qua đời hỏa táng thi hài của cụ, chính quyền mới thả những người này. Những người bị giữ lại không rõ lí do.

.

“Những tâm tình trên đây của chúng tôi để cùng Anh Chị Em hướng về phía trước, nhưng chúng ta không được phép dửng dưng với những thao thức và cả nỗi đau của Anh Chị Em Cồn Dầu trong những ngày này, nhất là những người bị bắt bớ, bị đánh đập, dù bất cứ vì lý do gì. Chúng ta yêu cầu chính quyền Thành phố trả tự do cho những người bị giam giữ vì liên quan đến biến cố. Tất cả chúng ta trong tình hiệp thông, cùng đồng cảm với những trăn trở của họ, đừng để nỗi sợ hãi xâm chiếm tâm hồn và cuộc sống của họ, đừng để họ mất nhuệ khí tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ trong tương lai.”

Trích thư mục vụ số 04/2010 của giám mục Đà Nẵng

.

Một cách rất khéo léo, Đức Giám mục Đà Nẵng đã lên tiếng bảo vệ con chiên của mình và kêu gọi tới cả chính quyền "chỉ có tình thương mới giải quyết được những bất đồng, và lòng nhân ái mới có thể lấp đầy những hố sâu chia rẽ" cho những "giá quá đắt" đã phải trả.

Có thể thấy, Tòa Tổng Giám mục đã theo dõi, cập nhật thông tin về vụ việc này ngay từ những ngày đầu.

Tin từ những người Việt Nam ở miền Tây Hoa Kì, có 20 người dân ở Cồn Dầu đã bị đánh đập tàn nhẫn, dã man và theo người dân ở Cồn Dầu nói, có những người bị đánh đập nguy hiểm tới tình mạng.

Dánh sách đó gồm:

1. Nguyễn Hữu Liêm

2. Lê Văn Sinh

3. Trần Thị Nhẫn

4. Nguyễn Thị Thể

5. Trần Thanh Tiến

6. Trần Thanh Việt

7. Đỗ Anh Khoa

8. Nguyễn Trung Hiếu

9. Đoàn Thị Mỹ Hạnh

10.Huỳnh Văn Mười

11. Đoàn Cảng

12. Lê Quang Lợi

13. Nguyễn Thị Liễu

14. Huỳnh Thanh Hải

15. Nguyễn Đinh Hiệp

16. Lê Văn Tây

17. Huỳnh Ngọc Chiến

18. Nguyễn Anh Vũ

19.Trần Thanh Thư

20. Huỳnh Giang

Chị Trần Thị Nhẫn bị đánh là do "trả thù cá nhân". Còn chị Đoàn Thị Mỹ Hạnh bị đánh tới mức "có thể mất mạng", kế đến là hai nạn nhân Đoàn Cảng, Nguyễn Thị Liễu.

.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã bác bỏ tin nói rằng công an đã ngăn chặn giáo dân tổ chức mai táng cho người thân là bà Maria Đặng Thị Tân, AFP cho hay.

Bà Nga khẳng định rằng những thông tin trên là bịa đặt với dụng ý xấu nhằm bôi nhọ Việt Nam.

AFP cũng bình luận và trích bình luận "Lâu nay đã có hàng loạt các cuộc tranh chấp đất đai giữa giáo hội Công giáo và chính quyền, tuy nhiên theo một nhà ngoại giao ở Việt Nam thì vụ này không giống với những vụ tranh chấp trước đó vì khu nghĩa trang không thuộc quyền sở hữu của giáo hội"

.

Có thể nhận thấy, về mặt khái quát, vụ việc đã tạm thời lắng xuống.

.

.

.

No comments: