Vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam sẽ được giải quyết trên cơ sở nào?
Việt Long, phóng viên RFA
2010-05-16
Tối thứ Sáu 30 tháng Tư 2010, bên lề một cuộc tiếp tân ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, khi được phỏng vấn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, cho rằng sau 20 năm qua tình hình nhân quyền Việt Nam đã được cải thiện nhưng chưa thể coi là “toàn hảo”.
Ông Michalak nói rằng cần phải có thêm thời gian để tạo thêm những tiến bộ mới, và mọi người phải kiên nhẫn. Chỉ một tuần sau, Hà Nội y án những nhà đấu tranh cho dân chủ.
.
Đài Á Châu Tự Do tham khảo ý kiến luật sư Trần Thanh Hiệp về tính cách khả dĩ cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong tương lai. LS Hiệp là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại
Việt Long: Luật sư vui lòng cho biết nhận định của Luật sư về quan điểm của Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông M. Michalak, về vấn đề vừa được giới thiệu.
LS Trần Thanh Hiệp: Tôi đã xem kỹ nội dung cuộc phỏng vấn Đại sứ Michalak. Trong đó ông đã kiểm điểm thành quả của 15 năm quan hệ ngoại giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội, kể từ năm 1995 là năm hai nước tái lập những quan hệ ấy. Nói chung, người ta bắt gặp nơi ông Michalak tâm trạng của một người quan sát có phương pháp nghiên cứu, nhưng khá lạc quan.
Tất nhiên, ông đã thận trọng đúng mức để tỏ ra thẳng thắn khi ông không tô hồng cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, mà theo ông, cần cải thiện nhiều hơn nữa. Đó là điểm mà chúng ta người Việt Nam dễ dàng đồng tình với một nhà ngoại giao Mỹ khi ông này bàn về nền bang giao Mỹ Việt. Nhưng nếu chỉ tập trung việc nhận định vào địa hạt nhân quyền ở Việt Nam thì tôi nghĩ rằng mức độ đồng tình ấy sẽ rút xuống để chỉ còn rất thấp.
Việt Long: Nói rằng mức độ đồng tình với ông Michalak sẽ sút giảm, khi bàn đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, phải chăng LS ngụ ý rằng những kết luận của ông Michalak mang tính cách chính trị ngoại giao, không phản ánh một cách chính xác thực trạng nhân quyền tại Việt Nam? Theo nhãn quan luật học thì LS có ý kiến thế nào?
LS Trần Thanh Hiệp: Đại sứ Michalak khi tổng kết 15 năm quan hệ ngoại giao giũa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội tất nhiên phải chọn góc độ chính trị, ngay cả khi ông đề cập tới nhân quyền.
Tôi chắc rằng hơn 85 triệu đồng bào ở trong nước, hằng ngày phải chịu đủ mọi thứ sách nhiễu từ tinh thần đến thể xác của bộ máy kìm kẹp của nhà cầm quyền tại chức, cũng như hơn ba triệu đồng bào ở hải ngoại, không ai có nhu cầu bàn luận dài dòng về đường lối ngoại giao Mỹ Vỉệt, mà chỉ chú trọng tố cáo những hành vi xâm phạm nhân quyền có hệ thống và liên tục của bộ máy này.
Đồng thời khối nạn nhân gần trăm triệu người này muốn biết tại sao tình trạng tội ác xâm phạm nhân quyền ấy cứ ngang nhiên kéo dài mãi, hết năm nọ qua năm kia. Tiến trình giải quyết qua ngã ngoại giao mà ông đại sứ Mỹ Michalak dự kiến đã không có hiệu lực của phương thuốc cứu khổ mà tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đang mỏi mắt trông chờ.
.
Quyền dân tộc tự quyết
Việt Long: Luật sư thấy có cách giải quyết nào khác không?
LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, có nhiều, chứ không phải một cách giải quyết độc nhất mà thôi. Nhưng trước hết phải đổi lại cách nhìn vấn đề để có thể phân định cho rõ đâu là chính, đâu là phụ.
Nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam, trong bản chất cũng như trên cơ sở pháp lý, tôi nhấn mạnh điểm này, theo quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền, là một vấn đề thuộc nội bộ của nước Việt Nam, phải được thể hiện bằng quyền dân tộc tự quyết đối ngoại cũng như đối nội của nhân dân Việt Nam.
Cho đến hôm nay, vấn đề nhân quyền, dân quyền ở Việt Nam chưa hề được quốc tế hóa. Đúng hơn là năm 1973 đã được Hiệp định Paris quốc tế hóa, nhưng quốc tế sau đó lại đào nhiệm trước những hành vi xâm lược phi pháp của Hà Nội tháng Tư năm 1975.
Ngoài ra, cũng không có một Hiệp ước song phương về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đại sứ Michalak đã cho người Việt Nam có cảm tưởng rằng có một hiệp ước song phương như vậy mà ông chính là người đang có trách nhiệm áp dụng.
Nhân dân Việt Nam là chủ thể pháp lý có tư cách hành sử quyền dân tộc tự quyết mà tập đoàn cai trị Hà Nội đã sang đoạt với sự bao che dưới nhiều hình thức của quốc tế. Nhân dân Việt Nam đã và còn đang không ngừng tranh đấu để giành lại quyền dân tộc tự quyết và từ đó thực sự cải thiện nhân quyền. Nhân dân Việt Nam trông đợi mọi sự tiếp tay, yểm trợ của quốc tế, trong đó không thể không có nước Mỹ. Nhưng xin quốc tế đừng quyết định thay cho số phận của nhân dân Việt Nam.
Việt Long: Dù sao chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng hiện thời cả Hà Nội lẫn Hoa Thịnh Đốn đều nắm trong tay những khả năng cải thiện vấn đề nhân quyền ở Việt
LS Trần Thanh Hiệp: Nhưng xin cũng đừng quên rằng khả thế thực tế phải đi đôi với tư cách pháp lý. Hoa Kỳ là một nước bạn của Việt Nam. Hà Nội là một trung tâm quyền lực dựa vào bạo lực để kéo dài hành vi tiếm quyền bằng đàn áp nhân quyền, dân quyền. Nếu thiên niên kỷ thứ ba là kỷ nguyên của dân chủ pháp trị và nhân quyền phổ quát thì tình trạng tiếm quyền coi rẻ quyền dân tộc tự quyết này không có lý do gì để kéo dài thêm nữa.
Việt Long: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.
.
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment