Trung Quốc đang trưởng thành một cách nguy hiểm (Phần 2)
Đồng tác giả: Gudrun Dometeit, Joachim Hirzel, Anja Obst, Susanne Frank và Jochen Schuster
Hoàng Linh Vương dịch
20/05/2010 1:00 sáng Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=20361
.
Khi lá cờ đỏ phất phới…
Trung Quốc vẫn còn đang còn ở xa tầm của một lực lượng hải quân chủ động. Nhưng ở những vùng láng giềng lân cận, càng ngày họ càng có thế. Những hải cảng đã được xây dựng ở Sri-Lanka, ở Bangladesch. Một cảng tiếp nhận tầu ngầm được thực hiện đã xong ở Malediven. Mục đích của họ là bảo vệ tuyến vận chuyển nhiên liệu thô. Bắc Kinh vận chuyển 80% dầu hỏa qua ngả Malakka. Họ còn có thêm một lý do quan trọng khác để tăng cường hải quân. Đó là tối tân hoá vũ trang cho trường hợp khi có cọ xát với Đài Loan, hay khi có tranh chấp lãnh phận với những nước láng giềng.
Liu Mingfu, chỉ huy trưởng Quân đội Nhân dân:
.
“Ở thế kỷ 21, Trung Quốc muốn trở thành số 1 của thế giới”
Đây là „ước mơ thép“ của người Tàu, nẩy nở từ những bước tiến của họ trong qúa khứ. Họ đã tạo ra được kết quả này với nhiều lắt léo. Từ lâu, thế lực cánh giữa đã đứng trên đẩu của đất nước này. […]
Trong thế kỷ thứ 19, Trung Quốc đã được đánh giá là nước phát triển cao nhất ở tầm vĩ mô. Rồi sau đó, cuồng vọng của Mao về „một bước nhảy vọt“ đã đem đến một sự khủng hoảng trong nghèo đói. Nhưng bây giờ, người Tầu tin tưởng sự trở lại huy hoàng của lịch sử đang trước mặt. Họ đang lạc quan. „Cái đích của Trung Quốc đang nhắm tới là trở thành số 1 cuả thế giới trong thế kỷ 21“ tướng Liu Mingfu tuyên bố. Ông Liu đang là giảng viên của trường đại học Quân sự thuộc viện đào tạo Sĩ Quan quân đội. „Hãy biến những bao tiền thành những thùng đạn” Liu đòi hỏi trong quyển „Giấc Mơ Trung Quốc“ do ông ta viết. Bắc kinh nên xử dụng sức mạnh của kinh tế để tăng cường cho lực lượng quân sự. Mặc dù ông Liu nói đây chỉ là ý kiến riêng của cá nhân ông, nhưng sách lược mà ông ta viết rõ ràng là tương hợp với một quan niệm mới, quan niệm này đang phổ biến trong quân đội và đội ngũ các nhà khoa học. Càng ngày họ càng ít chấp nhận giáo khoa của Đặng Tiểu Bình, đã chủ trương dè dặt và nhẹ nhàng đối với những chuyển động của bước toàn cầu hóa.
„Người Mỹ thiết lập trên toàn thế giới những cứ điểm quân sự. Tại sao chúng ta lại không được làm?“, lý luận Shen Dingli, trưởng ban tổ chức của Trung tâm nghiên cứu về Châu Mỹ của trường đại học ở Shanghai. „Chúng ta có tiền, chúng ta hãy làm đi!“. Shen, 49 tuổi, trẻ , hùng hổ phóng lời trong lúc điện thoại di động của ông ta cũng liên tục đổ chuông. Và thêm nữa: Trung Quốc cần phải có những căn cứ quân sự ngay trong sân sau nhà của Mỹ, đó là lực đối trọng đối với những cứ điểm quân sự của Mỹ ở Nhật và ở nam Triều tiên.„Các người nên hiểu tư tưởng của người Trung Quốc từ trong tâm não“, ông Shen chì chiết như thế. Shen Dingli đã từng là giáo sư của trường đại học Colorado (Mỹ) và đang là ủy viên Bộ chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc. „Nếu chúng tôi có thể thắng, chúng tôi sẽ thử. Nếu chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ phản pháo, ngay cả trong khi trong Luật Quân Sự là không được phép khai hoả trước. Chúng tôi không phải là người Phật giáo“ ông ta khẳng định như vậy.
Như những viên ngọc trai trong xâu chuỗi, hết những hải cảng này đến những hải cảng khác nối đuôi nhau ở Á châu xuất hiện, được xây thành tiền đồn từ chính những đội quân người Tầu. Ở đó, những trạm này có nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của Trung Quốc. Ngoài bề nổi, nó chỉ là để phục vụ cho những thương vụ dầu hoả và khí đốt. Nhưng theo nhận định của những chuyên gia nhạy cảm, những hải cảng đầu cầu như ở Pakistan hoặc ở Birna có thể trở thành những cứ điểm quân sự mấu chốt để phục vụ chiến tranh.
Những toan tính như thế sẽ càng trở nên quan trọng hơn cho mục đích kế tiếp đó là tối tân hóa hải quân! Những nhà quân sự tây phương cho rằng: Trung Quốc tham gia tích cực vào chương trình hành động chống hải tặc ở vùng biển Somalia của Liên Hiệp Quốc chỉ là để thao dợt hỏa lực của họ ở trên biển.
Từ ngân sách dành cho trang thiết bị quốc phòng -được nâng cao hằng mấy chục phần trăm mỗi năm-, Bắc Kinh đã mua tầu ngầm nguyên tử, tự chế tạo hạm đội có phi lực. „Đây là giấc mơ của mỗi thế lực quân sự“ tướng Qian Lihua, tham mưu trưởng bộ Quốc phòng, nói một cách khát khao.
Những phi vụ bí mật dưới mã số „9985“ hay „9935“ đã được thực hiện từ những năm 90. Bắc kinh đã mua ít nhất là 3 „cầu nổi“ -được gọi là „những bánh xe cũ“ hay „phao nổi khổng lồ chưa hoàn thiện“ của Liên Xô trước đây, được nói là để sửa thành những con tàu đánh bài giải trí, hay bảo tàng viện, nhưng trên thực tế, đội quân kỹ thuật của quân đội đã nghiên cứu từng cái đinh vít để tìm hiểu cấu trúc của những chiến hạm sừng xỏ này.
.
Tiêu biểu của một cường quốc là… vũ khí:
Chi phí quốc phòng (tỷ US-Dollar)
Mỹ: ……………………….607
Trung Quốc: …………..85
Pháp: …………………….66
Anh: ………………………65
Nga: ………………………59
Đức: ………………………47
Nhật: ……………………..46
Ý: …………………………..41
Saudi-Arabien: ……….38
Ấn độ: ……………………30
Tuy nhiên, người Tầu dù nhanh nhẹn, nhưng họ sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian nữa. Theo hiểu biết của quân sự tây phương, hạm đội có phi đạo cho trực thăng và chiến đấu cơ của Trung Quốc -tốn kém khoảng 10 tỷ US-Dollar cho mỗi cái- sẽ có thể hoạt động khoảng 10 năm sau. Nhưng dù với bộ quân phục hay dân phục, người Tầu đang ở thế thượng phong. Người Đức nếu muốn biết mức độ tự tin của những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cao ở mức độ nào, chỉ cần hỏi He Kaijun. Ông He, 71 tuổi, -người đã từng lãnh học bổng của hội Konrad-Adenauer (Đức)- sẽ truyền cho một thông điệp dữ: „Nước Đức phải nhìn thẳng vào sự thực là một lúc nào đó sẽ bị qua mặt“. He đang điều hành Trung tâm thúc đẩy và phát triển đèn dioden tại Xiamen.
.
Ai không muốn hợp tác, sẽ bị hợp tác hoá
He khuyên những người trong ngành sản xuất cơ khí của Đức rằng: để ít nhất có lợi nhuận cao trong thời gian dài, quí vị phải đặt hàng sản xuất ở Trung Quốc -nơi đây cũng là thị trường có nhu cầu tiêu thụ rất cao đối với những loại mặt hàng này (2009: 300 tỷ Euro). Khi được hỏi: Rồi thị trường việc làm ở Đức sẽ ra sao? Ông ta trả lời câu hỏi này bằng cách.. nhún vai. Ở Đức, hiệp hội VDMA (Cơ khí) cảnh cáo về một „luồng khí loang“ từ Á châu. Rudiger Kapiza, Giám đốc tập đoàn Gildermeister nói: „ Người Tầu đang rất khỏe. Họ có thể vượt ngành sản xuất dụng cụ cơ khí của Đức trong 5 năm nữa“. […]
Vào thời điểm này, trong khi nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, lúc mà nhiều hãng Tây phương đang rối ren về tiền bạc, người ta có thể bám víu vào những thương vụ mua lại hãng xưởng của Trung Quốc. Đất nước này đang có đầy rẫy những của cải. Bước tấn mới đây nhất là Geely đã mua Volvo (hãng xe của Thụy Điển). Người Tầu cũng đang rất thích hãng xe Opel (hãng của Đức, đang có vấn đề vể tài chính). Mua lại hãng xưởng là phương tiện nhanh nhất để chiếm đoạt kỹ năng. Những tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc hầu như đều phải nằm dưới điều kiện là phải cộng tác với một đơn vị kinh tế của bản xứ. Chất xám của phương Tây đương nhiên sẽ tiếp tục rò rỉ ra từ đó. Và khi mà những nhà chức trách người Đức báo cáo về tình hình gián điệp kinh tế, thì trong bản tường trình của họ dứt khoát phải có cái tên China thật to.
Thêm nữa, ngoài kia còn lau nhau ồ ạt những quả trứng đang nở của rùa nước (tên gọi dân gian dành cho những sinh viên người Tầu sau khi đã tốt nghiệp ở nước ngoài trở về phục vụ quê hương). Khi về nước họ thường nắm những chức vụ đầu ngành. Lúc này đây, nhà nước Trung Quốc đang tung nhiều chiến dịch chiêu dụ công dân của họ, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đang sống ở nước ngoài. Hằng năm, trong nước vẫn đang có khoảng 500 ngàn kỹ sư ra trường, nhưng họ cũng vẫn đang cần một „cú tót“ lịch sử.
Những người có trình độ văn hóa cao có thể nhận được tới 500.000 Euro để thiết lập cơ quan. Công chức nhà nuớc động viên sinh viên của họ từ ở trong các trường đại học ở nước ngoài. Lời kêu gọi của Tổ quốc đã có hàng trăm ngàn sinh viên bước theo trong những năm vừa qua.
Bộ trưởng bộ khoa học và kỹ thuật Wan Gang:
„Chúng ta học hỏi những kỹ thuật hiện đại nhất của các nước qua hội chợ và triển lãm“
Một sự trở về điển hình là Wan Gang. Ông kỹ sư 57 tuổi này, đã giảng dạy ở trường Đại học kỹ thuật Clausthal (Đức), đã làm việc cho Audi với chức vụ điều hành ban nghiên cứu và phát minh. Năm 2000 ông ta trở về Trung Quốc để tham gia cộng tác vào chương trình phát triển xe hơi với động cơ điện. Từ năm 2007 trở thành bộ trưởng Bộ khoa học kỹ thuật.
(còn tiếp)
.
TRUNG QUỐC ĐANG TRƯỞNG THÀNH MỘT CÁCH NGUY HIỂM (Phần 1)
.
.
.
No comments:
Post a Comment