Saturday, May 8, 2010

SỰ TRUNG THỰC CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC

Sự trung thực của người trí thức

Vũ Thị Phương Anh

Friday, May 7, 2010

http://ncgdvn.blogspot.com/2010/05/su-trung-thuc-cua-nguoi-tri-thuc.html

Tệ nạn "đạo văn", "tham nhũng học thuật" trong giới trí thức Việt đang dần bị phơi bày trước công luận, và đang trở thành một vấn đề nóng trên báo chí. Một người bạn, cũng là một phóng viên giáo dục trên một trong rất nhiều tờ báo của cả nước đã nói với tôi rằng "Càng đi sâu vào vấn đề này, càng thấy nó phức tạp, đụng chạm đến nhiều người, thậm chí đến toàn bộ giáo dục đại học của Việt Nam."

Nghe mà đau xót! Tất nhiên, đó cũng chỉ mới là cảm nhận của một người, cho dù đó có là một phóng viên, có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau. Có lẽ, giáo dục đại học của VN không đến nỗi tệ hại như thế. Vì cũng vẫn có những thành tựu, những điểm sáng, những sản phẩm tốt, những con người đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội này chứ?

Vả lại, ngay cả trong những người vi phạm, thì có lẽ cũng nên phân biệt những người vô tình, phạm tội vì không biết đó là tội, hoặc phạm tội vì cùng đường (tương tự như ăn cắp ổ bánh mì để ăn để khỏi bị đói lả), và những người biết là tội, không cùng đường, mà chỉ vì tham. Vì không thể bỏ tất cả vào trong cùng một rọ được. Cái đó, gọi là tính nhân đạo của luật pháp, phải không?

Vì vậy, để giải quyết vụ lùm xùm mới đây về một cuốn sách bị đạo đi, đạo lại tới mấy lần, khiến một PGS-TS đã xin từ chức hay nghỉ hưu gì đó tôi quên rồi, và một người khác đang phải đối mặt với sự lên án của dư luận, có lẽ cũng nên thống nhất những nguyên tắc và căn cứ rõ ràng trước khi kết luận về mức độ "thiếu sót" hay "ăn cắp", thậm chí "lừa bịp" của những người có liên quan (những từ tôi để trong ngoặc kép là trích dẫn trên báo chí và blog cá nhân nói về việc này trong mấy ngày qua).

Nhưng khi được người bạn phóng viên ấy hỏi về nguyên tắc và căn cứ để xem xét mức độ vi phạm của những trường hợp liên quan gần đây, tôi bàng hoàng nhận ra rằng hình như từ ngày tôi trở thành giảng viên cho đến nay, tức đã gần 30 năm, tôi chưa bao giờ được cầm trong tay một văn bản nào nêu cụ thể những yêu cầu về tính trung thực của người trí thức cả. Và tôi cũng chưa bao giờ được yêu cầu phải rèn luyện cho sinh viên của tôi cái đức tính mà nền văn hóa học thuật của phương Tây xem là hết sức quan trọng này. Quả thật vậy, xin thề có Chúa!

Những gì tôi đang cố làm, ví dụ tôn trọng sở hữu trí tuệ của người khác, ngay cả khi còn là ý tưởng, là do tôi được rèn luyện trong thời gian 4 năm học ở Úc, với văn hóa học thuật của phương Tây. Hoặc do truyền thống đạo đức của gia đình, của niềm tin tôn giáo của tôi, hoặc quy ước, chuẩn mực xã hội của cộng đồng nho nhỏ mang tính cá nhân mà tôi tham dự mà thôi - bạn bè thời trung học, họ hàng, người quen của gia đình vv.

Chẳng trách một người mà tôi đã từng xem là bạn, chắc chắn đang được xã hội xem là trí thức, và tất nhiên cũng tự nhận mình là trí thức, hiện đang nắm giữ một vị trí quan trọng trong một trường đại học tư tại thành phố này, đã từng thản nhiên (ngang nhiên?) viết cho tôi bằng email trong một cuộc tranh luận, với đại ý rằng: ý tưởng một khi đã nói ra thì người khác có quyền sử dụng theo ý của người đó, và đó không hề là ăn cắp. Còn nếu sợ người ta lấy mất thì tốt nhất là đừng nói ra!

Đúng là chỉ còn biết kêu trời! Tôi nghĩ, nói như vậy thì cũng giống như nói rằng, nếu sợ bị kẻ trộm rình rập lấy tiền của mình thì tốt nhất là đừng có sử dụng tiền nữa! Vì một khi đã sử dụng tiền, thì người ta sẽ biết là mình có tiền, và sẽ kẻ trộm có quyền tìm cách để lấy!!!!!!

Thử hỏi, nạn trộm cắp tri thức hoành hành một cách ngang nhiên như vậy mà ngay cả "giới trí thức" cũng xem là đương nhiên, thì làm sao mà mong khoa học VN có thể phát triển được. Ai ngu gì mà lao động và sáng tạo ra cái mới, cứ chờ mà lấy của người khác rồi xài chùa chứ!!!!! Đúng là bó tay thật.

Nội dung của bức thư đó tôi vẫn còn giữ, nhưng do những giá trị đạo đức của chính tôi chứ chẳng có ai bắt buộc, nên tôi đã không trích dẫn nguyên văn ở đây, cũng không nêu tên người ấy trong entry này. Tôi chỉ nêu lên để minh họa cho tình trạng thiếu vắng các nguyên tắc, các quy định, và các chuẩn mực về sự trung thực của người trí thức trong xã hội VN hiện nay.

Nhân tiện, người mà tôi nói đó, hiện nay hình như cũng vẫn ngựa quen đường cũ, vẫn tiếp tục thường xuyên quên "không ghi nguồn trích dẫn", khi sử dụng nguyên văn lời lẽ của người khác hay ít nhất là của tôi, đến nỗi tôi đã phải viết một mẩu ở blog cá nhân mang tên "Buồn hay phẫn nộ?",
ở đây.

Viết tản mạn chỉ để ghi lại những suy nghĩ hiện tại của tôi; thực ra tôi đang thu thập các tư liệu của phương Tây để viết một bài về "sự trung thực của người trí thức" theo quan điểm học thuật Anglo-Saxon mà tôi quen. Và thấy rằng phương Tây có những quy định rất tỉ mỉ, chi tiết về vấn đề này. Thử google mấy từ này "academic integrity", tức sự trung thực của người trí thức, sẽ tha hồ đọc.

đây là một trong những tư liệu rất đáng đọc về vấn đề đó, xin giới thiệu đến mọi người. Còn bài viết của tôi, thì sẽ xong trong vài ngày nữa, hy vọng thế!

.

.

"Không ghi nguồn trích dẫn", chẳng phải đạo văn sao?

Vũ Thị Phương Anh

Thursday, May 6, 2010

http://ncgdvn.blogspot.com/2010/05/khong-ghi-nguon-trich-dan-chang-phai-ao.html

Tôi đang cầm trên tay tờ báo Thanh Niên ngày hôm qua Thứ Năm 7/5/2010, với bài viết đăng ở trang 8 liên quan đến một vụ scandal "đạo văn" với can phạm là các ... giáo sư, phó giáo sư ở một số trường đại học lớn (lớn về bề dày, về tiếng tăm, và/hoặc số lượng sinh viên).

Bài viết phỏng vấn một trong những nhân vật liên quan đến vụ lùm xùm ấy. Tựu trung, nhân vật này không thừa nhận là mình đạo văn, nhưng cũng không phủ nhận việc có một số đoạn, một số chương giống (hệt?) với một giáo trình khác của nước ngoài. Chi tiết của vụ đạo văn này, nếu ai quan tâm, xin đọc bài viết mà tôi đang đề cập đến,
ở đây.

Còn ở đây, tôi chỉ muốn viết một chút về những suy nghĩ của tôi liên quan lập luận chính của nhân vật có liên quan đến vụ đạo văn ấy, rằng việc có tồn tại những chỗ giống (nếu có?) giữa giáo trình đứng tên ông với một giáo trình của nước ngoài chỉ là do "không ghi nguồn trích dẫn"!!!!!!!. Lập luận ấy đã được các phóng viên thực hiện bài phỏng vấn nêu lên thành cái tựa rất ... đắt của bài viết này.

Tôi không biết mọi người nghĩ thế nào, chứ tôi thì thực sự khó chịu và bức xúc khi đọc bài phỏng vấn này.

Vì hai lẽ: (1) những lập luận của người được phỏng vấn xem chừng rất lòng vòng, tránh né, thậm chí ngụy biện, không thể hiện sự nghiêm túc đối với một vấn đề dư luận đang quan tâm;

Và tệ hại hơn, (2) những lập luận này là của một người đã được phong "hàm" phó giáo sư, đang giảng dạy tại một trường đại học công lập có tên tuổi, là khối ngành đang cực hot tại VN, cũng đã từng đứng chủ trì biên soạn nhiều giáo trình cho sinh viên học từ nhiều năm nay, vừa có những phát biểu rất "cao đạo" về một đồng nghiệp khác "đạo văn" của mình. Nhưng người ấy lại thể hiện là mình hoàn toàn không biết gì về những quy ước đạo đức cơ bản của một người làm việc trong giới hàn lâm.

Sao tôi lại nói nặng lời vậy? Xin được trả lời bằng một vài trích dẫn từ tài liệu của nước ngoài, viết về nạn đạo văn của sinh viên (chỉ là sinh viên thôi nhé, chưa phải giáo sư đâu) ở dưới đây. Tài liệu gốc có thể tìm thấy
ở đây.

.Đạo văn là gì?

In minor cases, it can be the quotation of a sentence or two, without quotation marks and without a citation (e.g., footnote) to the true author.

In the most serious cases, a significant fraction of the entire work was written by someone else: the plagiarist removed the true author(s) names(s) and substituted the plagiarist's name, perhaps did some re-formatting of the text, then submitted the work for credit in a class (e.g., term paper or essay) or as part of the requirements for a degree (e.g., thesis or dissertation).


Như vậy, theo định nghĩa trên thì vị PGS nhà ta không chỉ phạm phải lỗi đạo văn nho nhỏ (trích một hai câu mà không để trong dấu ngoặc kép và không ghi nguồn), mà đã phạm phải lỗi đạo văn nghiêm trọng vì lấy một phần lớn trong tác phẩm của người khác, thay bằng tên mình, có những sửa chữa về hình thức, rồi đem nộp làm tác phẩm của mình.

Người đạo văn phạm tội gì ngoài tội ăn cắp? Fraud: Mạo danh!!!!

Beyond intellectual property issues (e.g., copyright and trademark), the plagiarist committed fraud. The plagiarist knows that he is not the true author of the work, yet the plagiarist willfully and deliberately puts his name on the work (thereby concealing the true author's name), then the plagiarist submits the work as an inducement to some kind of reward (e.g., good grade on a term paper, awarding a graduate degree for a thesis or dissertation, obtaining a scholarship, winning a prize in a science fair, ...).

Using phrases like "academic misconduct" to describe plagiarism is too sterile, too kind. Plagiarism is fraud.


Nói vắn tắt: Đạo văn không chỉ là ăn cắp, vi phạm luật sở hữu trí tuệ, mà (trong trường hợp của vị PGS mà bài báo đang đề cập đến) còn là mạo danh (fraud) nữa. Vô đạo đức đến 2 lần.

Vì ăn cắp chỉ mới là một tội danh phổ biến mà có lẽ nhiều người hay phạm trong tất cả mọi ngành nghề nếu không có sự chế tài của luật pháp và đạo đức của xã hội. Nhưng tội thứ hai, nặng hơn với tất cả mọi nghề nghiệp có yêu cầu cao về đạo đức cá nhân, đặc biệt là trong khu vực nhà nước, là tội mạo danh, tức lừa đảo, bịp bợm, dối trá!

Đấy, nước ngoài họ nghiêm nhặt như thế, ngay cả đối với sinh viên, là những người đang được rèn luyện để trở thành trí thức, chứ chưa nói đến những yêu cầu đối với những người đang đứng trên bục giảng của giảng đường để dạy đạo đức của giới trí thức cho người khác. Bảo sao tôi không bức xúc cho được?

Còn đây là kết luận của bài viết rất dài nói trên, xin mọi người đọc và suy nghĩ.

Academic degrees represent a college's public certification that a former student possesses at least some minimum amount of knowledge and intellectual skill. Such degrees are commonly used a minimum credential for being hired to fill a professional position, not only physicians, attorneys, engineers, scientists, teachers, but also managers. If academic degrees are to have any meaningful significance, then they must not be awarded to students who plagiarize material, cheat on examinations, commit fraud in reporting research results, and other kinds of serious misconduct. Plagiarizing, cheating, or fraud must not be an alternate route to a diploma. When a diligent student who writes an original paper gets a lower grade than a plagiarist, the instructor effectively punishes the honest student and rewards the wrongdoer.

It is time that colleges took an active stand against plagiarism. Professors should actively check for plagiarism. When possible plagiarism is detected, professors should report the case to the appropriate authorities on campus for investigation, hearing, and resolution.


Dưới đây là phần tôi dịch đoạn in nghiêng đậm ở trên:

Để các bằng cấp hàn lâm thực sự có giá trị, thì chúng không thể được cấp cho những sinh viên đạo văn từ các nguồn tài liệu, gian lận trong các kỳ thi, mạo danh trong các công trình nghiên cứu, và những hành vi sai trái nghiêm trọng khác. Đạo văn, gian lận, hoặc mạo danh không thể là con đường tắt để có được một tấm bằng.

Mà hình như những gì được nêu trong phần tôi mới dịch ở trên là ... chuyện thường ngày ở trường đại học của VN (và cả TQ) phải không vậy?

Tôi đang bận quá nên phải ngưng viết ở đây, nhưng hy vọng sẽ có lúc quay lại chủ đề này. Vì không thể để cho nạn đạo văn hoành hành như thế này, nếu muốn có một nền giáo dục thực sự có chất lượng.

Trí thức VN, trời ơi!
-----
Dưới đây là một số thông tin lấy từ các trang web của các trường đại học. Collection các links này được nêu
ở đây:

1. Plagiarism is the copying from a book, article, notebook, video, or other source material whether published or unpublished, without proper credit through the use of quotation marks, footnotes and other customary means of identifying sources, or passing off as one's own, the ideas, words, writings, programs and experiments of another, whether or not such actions are intentional or unintentional.


Plagiarism will also include submitting, without the consent of the professor, an assignment already tendered for academic credit in another course.
[...]
Faculty are expected to be familiar with the academic integrity policy. Each faculty member will inform students of the applicable procedures and conditions early in each semester before the first examination or assignment is due.
http://ww2.wpunj.edu/admroot/adminsrv/hr/polproc/academic_int.html

2. Plagiarism is the use of someone else’s work, words, or ideas as if they were your own. Thus most forms of cheating on examinations are plagiarism; but we usually apply the word to papers rather than to examinations.

If you use a source for a paper, you must acknowledge it. Initially, many students fear that acknowledging sources obscures their own original contribution to a paper. But the very idea of writing in a university is to trace your participation in a conversation of scholars. Showing how your ideas derive from and comment on the ideas of others is one of the high achievements of mature academic writing. It would be a mistake to downplay this achievement in an attempt to suggest greater originality. What we really want to see is an intellectual interdependence between student writers and their sources.
http://www.yale.edu/yalecol/publications/uregs/appendix/cheating.html

.

.

.

No comments: