Wednesday, May 26, 2010

NƯỚC ĐỤC Ở CHÂU Á

Nước đục ở châu Á

Michael Auslin/The Wall Street Journal

Đăng bởi bvnpost on 26/05/2010

http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/26/n%c6%b0%e1%bb%9bc-d%e1%bb%a5c-%e1%bb%9f-chu/

Hải quân Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với các thử thách mới từ Trung Quốc và Bắc Hàn khi các nguồn tài nguyên ít hơn

Michael Auslin/The Wall Street Journal

.

Trong khi thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu, các sự kiện ở vùng biển châu Á báo trước một sự hỗn loạn khác. Sức mạnh kinh tế trong khu vực cùng tồn tại với việc tiếp tục căng thẳng an ninh và chính trị, đe dọa sự ổn định lâu dài trong khu vực. Căng thẳng này gia tăng áp lực lên Hải quân Hoa Kỳ, đang phải đối mặt với việc thu hẹp ngân sách và trách nhiệm ngày càng tăng.

Những khó khăn hiện tại bắt đầu với tiếng nổ xé toạc con tàu hải quân Nam Hàn vào cuối tháng 3, đánh chìm tàu và lấy đi mạng sống của 46 thủy thủ. Cho dù bằng bom hay ngư lôi, sự hủy diệt tàu ROKS Cheonan là một hành động hung hãn gần như chắc chắn do Bắc Hàn gây ra. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng vững chắc, tay của Seoul bị trói, và khả năng lên án, cho phép trừng phạt Bình Nhưỡng về hành vi gây chiến giảm từng ngày.

Các cuộc đụng độ giữa hải quân Nam và Bắc [Hàn] là điều xảy ra thường xuyên trong cuộc chiến Hàn Quốc (*) các thập kỷ qua. Nhưng việc [tàu] Cheonan chìm vô cớ là một sự leo thang quan trọng trong các hành động của Bắc Hàn, có thể báo hiệu rõ các cuộc xung đột còn lớn hơn, đặc biệt là nếu Kim Jong Il thấy lực lượng hải quân của ông đã trốn thoát mà không bị trừng phạt trong vụ giết hại hàng chục thủy thủ Nam Hàn.

Tuy nhiên, dòng nước vẩn đục lâu hơn ở châu Á đang đến từ các cuộc thám hiểm và thông báo chiến lược gần đây của Hải quân Trung Quốc. Vào đầu tháng 4, các tàu Trung Quốc ra đi ở phía Nam và phía Đông để mở rộng phạm vi hoạt động và tuyên bố chính trị của Trung Quốc.

Ở Biển Đông, hai tàu tuần tra thủy sản đã được điều đi kèm với các tàu đánh cá tư nhân của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa. Hai tuần trước, các tàu Trung Quốc bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa về phía Bắc. Mặc dù Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền trên tất cả các phần ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc hiện đã nâng các tuyên bố của mình đối với gần như toàn bộ Biển Đông lên mức độ "lợi ích cốt lõi", theo tin tức.

Bằng cách làm cho Biển Đông trở thành vấn đề chiến lược và lãnh thổ tiền tuyến, Bắc Kinh đang nâng cao tầm quan trọng một cách đáng kể về bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tương lai, cố ý hoặc bằng cách khác. Họ cũng thông báo với Hải quân Hoa Kỳ rằng họ sẽ có mặt và tham gia nhiều hơn ở các khu vực hàng hải châu Á mà Hoa Kỳ tuần tra trong sáu thập kỷ qua mà không có sự can thiệp nào.

Để củng cố các tuyên bố vừa mở rộng, Trung Quốc phát triển quân đội và học thuyết của họ. Việc mua sắm các tàu ngầm hiện đại và chiến đấu cơ trên đất liền đi kèm với sự phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu, sẽ gia tăng mối nguy hiểm cho các con tàu lớn của Hoa Kỳ như các tàu sân bay. Khả năng này từ chối các lực lượng và đồng minh Hoa Kỳ tự do hành động trong các khu vực tranh chấp, như các vùng biển xung quanh Đài Loan, kết hợp với các khái niệm học thuyết mới về việc phô trương sức mạnh hàng hải Trung Quốc.

Các triết lý điều hành mới này đã được cho thấy trong các cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc hồi tháng 3 và tháng 4. Ở Biển Đông, ba tuần triển khai các thành phần thuộc Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc, đi vào quần đảo tranh chấp Trường Sa. Trong khi ở đó, máy bay trên đất liền của Trung Quốc đang tiến hành luyện tập chiến đấu, gồm các bài tập về tiếp nhiên liệu trên không và ném bom giả, do đó minh họa khả năng phối hợp các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Đồng thời, ở hướng Đông một đội tàu đáng kể gồm 10 chiếc của Hải quân Trung Quốc, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục có tên lửa điều khiển và các tàu hộ tống, đi ngang Biển Hoa Đông. Đội tàu này đi ngang qua vùng biển ngoài khơi Okinawa, sau đó tiếp tục xuống các hòn đảo cực Nam của Nhật Bản, đảo san hô vòng Okinotori, nơi mà theo báo chí Nhật Bản, họ tiến hành các bài tập về chiến tranh chống tàu ngầm. Đảo Okinotori nằm giữa Đài Loan và Guam, một trong những căn cứ tiền tuyến quan trọng của quân đội Hoa Kỳ. Do đó, các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc đã gửi một tín hiệu tới Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đừng cho rằng khả năng vươn tới những điểm tới hạn ở phía Tây Thái Bình Dương là hiển nhiên.

Hoa Kỳ không phải nước duy nhất cảm thấy lo lắng về khả năng của Trung Quốc có thể đi hàng ngàn dặm từ bờ biển của họ. Trong khi Hạm đội Đông Hải này đang hoạt động ở vùng biển Nhật Bản, các tàu của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã theo dõi nó ở một khoảng cách an toàn. Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi trực thăng để bay sát các tàu Nhật Bản, dẫn đến các phản đối ngoại giao từ Tokyo.

Người Trung Quốc gọi chiến lược mới của họ là "phòng thủ xa bờ", đánh dấu một sự thay đổi cơ bản từ định hướng ven biển mà triết lý hải quân đã chỉ dẫn cho đến thập kỷ này. Trong khả năng, chiến lược và học thuyết, hải quân Trung Quốc phản ánh triển vọng toàn cầu của đất nước và quan trọng nhất, báo hiệu cho các nước láng giềng rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò mở rộng trong khu vực.

Ít ai tin rằng Hải quân Trung Quốc đang đặt ra mối đe dọa sống còn đối với các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Chẳng hạn như, lực lượng tàu ngầm lớn mạnh của họ, đa số vẫn còn ở trong vùng biển khá gần nhà, trong khi sẽ mất nhiều năm, trước khi có bất kỳ hình thức hoạt động tàu sân bay nào có thể phối hợp với nhau hiệu quả.

Điều này không ngăn được vị Tư lệnh mới của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard, về việc chú ý đến những tiến bộ “nổi bật” của Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn, Đô đốc Willard đã công khai ghi nhận thiếu mối quan hệ làm việc đặt trên sự tin tưởng giữa Hoa Kỳ và quân đội Trung Quốc. Khi quan hệ chính trị bị nghi ngờ hoặc lạnh nhạt, ít có thêm thời gian để giải quyết vấn đề, kiểm soát các sự cố, chẳng hạn như việc Trung Quốc quấy rối tàu nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ vào đầu năm 2009, cũng ở Biển Đông.

Kết quả là từ từ gia tăng căng thẳng về an ninh và chính trị ở châu Á. Việc thăm dò của Trung Quốc êm ả trong một khoảng thời gian, sau này bị phá vỡ bởi các tuyên bố mới và các cuộc diễn tập nhiều quyết đoán hơn. Lao vào một đất nước không thể đoán trước [hành động] như Bắc Triều Tiên, có thể quyết định đánh chìm một tàu khác, Nam Hàn hay không phải [Nam Hàn], và lĩnh vực hàng hải bắt đầu cho thấy bị lừa dối một cách rõ ràng.

Phản ứng tự nhiên trong khu vực là nhìn vào Hải quân Hoa Kỳ để kiếm sự bảo lãnh ổn định tối đa. Tuy nhiên, dịch vụ đó đã được đưa vào thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates rằng, họ sẽ phải thực hiện với ngân sách ít hơn, có thể tàu sân bay ít hơn và có thể không có tàu ngầm có tên lửa đạn đạo thế hệ tiếp theo.

Cùng lúc, Trung Quốc cho thấy sức mạnh cơ bắp hàng hải của mình, các đường xu hướng đang đi sai hướng (?). Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò ổn định của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng với một tương lai không chắc chắn hơn và cuối cùng, nếu có bất kỳ loại xung đột nào xảy ra, với rủi ro lớn hơn. Điều đó cuối cùng có nghĩa là rủi ro nhiều hơn cho toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Auslin là một bình luận gia cho WSJ.com và là Giám đốc Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute).

—–

(*) Nam và Bắc Hàn chưa từng ký hiệp ước hòa bình, nên cho tới bây giờ vẫn xem như đang ở trong thời chiến.

(?) Câu này không rõ nghĩa.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703957904575253292263660122.html?mod=googlenews_wsj

.

.

.

No comments: