Những ngày tháng Tư
Trần Khải
03-05-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7398
Thời gian rồì sẽ trôi qua đi, cả những niềm vui và nỗi buồn. Những ngày tháng Tư cũng sẽ như thế, không ai níu lại được bất kỳ những gì trên đời này.
Những ký ức về chiến tranh đã bắt đầu mờ nhạt dần, tuy rằng vết thương vẫn còn và không còn cháy bỏng nữa. Ngay cả những dòng thơ cũng trở nên ngậm ngùi hơn trên các trang sách in từ nhà xuất bản Văn Học của chính phủ Hà Nội cuối năm 2009, không còn nghe âm vang tiếng kèn khải hoàn đắc thắng của những người xẻ dọc Trường Sơn để chiếm trọn Miền Nam.
“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” là tập trường ca của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn do nxb Văn Học mới phát hành, còn được gọi là “Sự thức tỉnh muộn màng” bởi nhà văn Phạm Đình Trọng trên trang Talawas.org, trong đó có các dòng chữ ghi lại hồi tưởng từ ký ức nhà thơ, cũng nguyên là một bộ đội vào Nam tác chiến:
“Năm Nhâm Tý – bảy hai
Máu binh sĩ Sài Gòn
Máu quân giải phóng
Đỏ sông Thạch Hãn
Ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!”
(hết trích)
Sự thực lịch sử đã diễn ra như thế: Máu của hai bên cùng đổ xuống, làm đỏ cả dòng sông, làm ướt sũng gạch vụn Cổ Thành, và thêm những mảnh khăn tang vấn lên đầu các phụ nữ và trẻ con nơi hậu phương. Những ngày ấy đã qua đi.
Hầu hết các trang báo tôn giáo trên mạng, trong cũng như ngoàì nước, cũng không thấy nói gì về Ngày 30 Tháng Tư của năm 1975. Đó là những gì tôi nhận thấy khi bắt đầu viết bài này, vào lúc nửa đêm Thứ Năm 29, rạng sáng Thứ Sáu 30-4-2010.
Tại sao như thế? Không muốn nhắc tới ngày thống nhất đất nước, hay cũng là ngày Miền
Hay có phải, một niềm vui ẩn giấu trong lòng các vị tu sĩ luôn luôn dành cho những ngày tháng tư của đất nước: rằng nếu Việt Nam không kịp thống nhất trong năm 1975, rằng nếu cuộc phân ly kéo dài thêm vài năm nữa, hẳn là sẽ có nhiều tôn giáo bị xóa sổ vĩnh viễn tại Miền Bắc... Đó là một thực tế, nhiều vị thấy như thế, nhưng họ không thể viết rõ ra với tư cách lãnh đạọ các giáo hội.
Do vậy, khi nói về chuyện quốc sự, trang web Thư Viện Hoa Sen (ngoài nước, thuvienhoasen.org), Phật Tử Việt
Còn trang Giác Ngộ (chính thức của giáo hội, giacngo.vn) lại nói về chuyện thế kỷ 19, với bài nhan đề “Đà Nẵng:Tổ chức lễ Tế cho hơn 1.000 nghĩa sĩ ‘vị quốc vong thân’...” trong đó viết, trích:
“Từ ngày 27- 29/4 (tức 14 đến 16-3 âm lịch) tại Di tích lịch sử Quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang UBND quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ Tế nghĩa sĩ và Hội làng Khuê Trung. Lễ Tế nghĩa sĩ đã vị quốc vong thân để tưởng nhớ đến các vị tiền nhân trong những năm kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha (1858 - 1860)...”
(hết trích)
Phải chăng, nói chuyện xưa để tránh nói chuyện nay?
Bên Thiên chúa giáo, trang web của Dòng Chúa Cứu Thế (trong nước, chuacuuthe.com) không nói gì về tháng 4-1975, trang Thông Tấn Xã Công Giáo VN (ngoài nước, Vietcatholic.net) chỉ có bản tin về Thánh Lễ Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng 4 tại Seattle – không thấy tin nào về các thánh lễ tương tự ở Hà Nội, Sài Gòn...
Chỉ có trang Hội Đồng Giám Mục VN (chính thức, hdgmvietnam.org) có bài suy niệm nhan đề “Chiến đấu trong thời bình” của Giám Mục Gioan B. Bùi Tuần trong đó chỉ mở đầu bằng cách nhắc tới ngày này để rồi dẫn vào chuyện tu đức:
“Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một biến cố quan trọng trong lịch sử đất nước Việt
Thời bình, tính từ ngày đó đến hôm nay, đã được 35 năm. Thời gian này vắng tiếng súng, nhưng vẫn có nhiều mồ hôi nước mắt. Bởi vì vẫn còn nhiều cuộc chiến đấu vô hình. Ở đây, tôi chỉ xin nói lên một số cuộc chiến vô hình đó...”
(hết trích)
Trong khi đó, nhiều trang web Tin Lành không thấy nói gì về ngày này.
Tất nhiên là phải có một cách để hòa hợp hòa giải, nhưng là như thế nào? Bởi vì tiếng súng đã tắt, khói súng đã tan, vết thương đã mờ nhạt, nhưng tại sao chưa thực sự có hòa hợp hòa giải hoàn toàn giữa người hai bên chiến tuyến?
Một hình ảnh có vẻ “đậm tình hòa giải” in trên khắp các báo trong nước trong buổi ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tới Dana Point, Quận Cam (thủ đô người Việt tị nạn cộng sản) hồi tháng 6-2007 để mời gọi người Việt hải ngoại về VN góp công, góp của xây dựng lại quê nhà: ông Nguyễn Cao Kỳ (nguyên Phó Tổng Thống VNCH) đứng bên cạnh ông Nguyễn Minh Triết, và bên vài doanh nhân, trong khi ông Triết trình bày về lời mời gọi hòa giải.
Một chi tiết có thể nhận ra, rằng đây là tấm hình duy nhất phổ biến trên các báo, không thấy tấm hình nào khác. Tại sao chỉ phổ biến có một tấm hình này, trong khi chắc chắn là bữa tiệc phảỉ có vài chục, hay vài trăm tấm ảnh được chụp? Có phải Ban Tuyên Giáo đi bên cạnh ông Triết, đã chỉ cho duy 1 tấm ảnh này in ra?
Tấm ảnh cho thấy, ông Kỳ đứng lệch ra bên lề trái, ngoàì bìa, còn ông Triết đứng giữa hai hay ba doanh nhân. Đặc biệt: mắt ông Ký lúc đó ngó xuống chiếc bánh tròn trên bàn. Tại sao chọn tấm ảnh mắt ông Kỳ ngó xuống bánh? Sao không chọn tấm ảnh lúc ông Kỳ nói chuyện, hay đang bắt tay ông Triết, hay đang nâng ly chúc mừng? Như thế, hòa hợp hòa giải chỉ là lời tuyên truyền, chứ cũng không được cho phép hiện lên thực tế, dù là một tấm ảnh in trên báo. Như thế, làm sao chúng ta có thể tin là các bài phỏng vấn ông Kỳ là đúng như lời ông Kỳ nói, hay đã bị sửa chữa, thêm thắt? Ít nhất, có một lần ông Kỳ đã nói tại Quận
Tác giả Phạm Toàn từ Hà Nội, trong bài viết nhan đề “Ba điều ước 30 tháng Tư” trên trang Bô Xít (http://boxitvn.wordpress.com) đã trình bày về ước mơ:
“...Vấn đề đặt ra là: thế nào là cái tổ đáng cho mọi người tụ hội nhau về đó mà hòa giải và hòa hợp dân tộc? Cái tổ này phải thực sự là nơi có độc lập, tự do, hạnh phúc như ở mọi nơi con dân nước Việt đang sống và đang đòi được sống đúng với cái chuẩn mực do chính Tổ quốc Việt
(hết trích)
Giáo sư Phạm Toàn có ước mơ đẹp quá. Nhưng ngay tới một tấm ảnh ông Kỳ cụng ly với ông Triết còn bị cấm in lên báo, thì làm sao nhà nước CSVN này có thể trao cho người dân cái “độc lập, tự do, hạnh phúc” thực sự. Ngay trên trang báo, một tấm hình còn không được thế, huống gì là chuyện lớn hơn.
Hay như ước mơ của nhà báo Bùi Tín (người vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) từ Paris, Pháp, trong bài viết ngày 20-4-2010 trên blog của Đài VOA nhan đề “Lời xin lỗi chân thành, món nợ 35 năm đến hồi phải trả!” đã đưa ra đề xuất, trích:
“...Xin đề xuất chỉ nên trao đổi trước hết 2 vấn đề then chốt:
1. Có nên thực hiện Hòa giải và Hòa hợp dân tộc một cách trọn vẹn không? Sẽ có lợi những gì? Lãnh đạo, nhà nước nên làm những việc gì? Cộng đồng trong và ngoài nước nên làm những việc gì? Cứ để như hiện nay có nên không?
2. Có nên thực hiện đa nguyên đa đảng không? cứ duy trì độc đảng như hiện nay là tốt? Nên chuyển từ độc đảng lên đa đảng sao cho ổn định, có trật tự, trong luật pháp, không rơi vào hỗn loạn hay nội chiến. Nên lập đảng mới ra sao? Vị thế của đảng CS? Kinh nghiệm của các nước đã chuyển từ một đảng lên nhiều đảng, ta nên học những điều gì?
Mở đầu mọi sự là yêu cầu lãnh đạo hãy cố gắng, thay mặt cho các lớp lãnh đạo cũ tỏ một lời xin lỗi chân thành đến nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào miền Nam, các thành viên của chính quyền, đảng phái và quân đội Việt Nam Cộng hòa về sự đối xử quá đáng 35 năm trước.”
(hết trích)
Những ngày tháng tư rồi sẽ trôi qua. Vấn đề nhanh hay chậm là tùy ở lòng người, và tùy thật tâm của chính phủ Hà Nội. Và cũng đừng để tới vài trăm năm sau mới thực sự là hàn gắn vết thương.
Hay là để vài trăm năm nữa, như nhà thơ Nguyễn Thái Sơn bây giờ viết về thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh trong tập thơ dẫn trên:
“Lính họ Trịnh Đàng Ngoài
Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong
Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ
Chém giết lính Nguyễn Ánh Gia Long.”
(hết trích)
Lúc đó, tất nhiên, dòng sông Thạch Hãn sẽ không còn màu đỏ của máu người bộ đội chan hòa máu người lính quốc gia, và gạch vụn Cổ Thành Quảng Trị cũng sẽ khô hẳn và hoàn toàn không còn vết máu nào của chiến binh thời Quốc-Cộng. Đừng để lâu như thế.
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment