Nghĩa tử là nghĩa gì với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam?
Lê Diễn Đức
Tháng Năm 10, 2010
Ngày 9 tháng 5 năm nay, Nga và nhiều nước khác ở châu Âu kỷ niệm long trọng 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức.
Đệ nhị Thế chiến nổ ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, mở màn bằng pháo kích của quân đội Đức lên Westerplatte, thuộc thành phố Gdansk, Ba Lan.
Vẫn còn nhiều người Việt không biết hoặc không muốn biết rằng, chỉ hơn hai tuần sau, ngày 17/09/1939, bằng hiệp ước Ribbentrop-Molotov trước đó với Đức quốc Xã, Hồng quân Liên Xô đã thọc dao vào lưng Ba Lan, cho quân xâm chiếm miền Đông Ba Lan.
Tiếp theo, ngày 28/09, Liên Xô và Đức quốc xã ký hiệp ước hữu nghị tại
Ngày 22/06/1941, sau khi chiếm đóng dễ dàng toàn bộ châu Âu, Hitler phản bội hiệp ước, cho quân tấn công Liên Xô. Thất bại của quân Đức tại trận chiến ngoài Moscow (1/1942), và Leningrad (2/1943) khởi đầu cho cuộc tổng phản công vĩ đại của Hồng quân Liên Xô truy diệt quân Đức tới tận sào huyệt Berlin.
Ngày 9/05/1945, quân Đức đầu hàng vô điều kiện. Châu Âu được giải phóng. Từ đây, người Nga và nhiều dân tộc châu Âu khác gọi ngày 9/5 hàng năm là Ngày Chiến thắng.
Thế nhưng, dựa trên thoả thuận của các hội nghị Teheran (11-12/1943), Yalta (2/1945) và Postdam (7-8/1945) các cường quốc đồng minh chống phát xít gồm Nga, Anh và Hoa Kỳ đã bắt tay nhau vẽ lại bản đồ châu Âu. Ba Lan là một trong các quốc gia bị gạt vào khu vực của Liên Xô. Phải đến gần nửa thế kỷ sau, năm 1989, Ba Lan mới xoá bỏ được chế độ cộng sản, trở thành một quốc gia thực sự dân chủ tự do.
Chính vì thế, 65 năm sau Ngày Chiến Thắng, trên màn hình nhỏ của Ba Lan tôi vẫn thấy người Ba Lan đặt câu hỏi: Ba Lan được giải phóng hay không vào năm 1945, khi mà vừa thoát khỏi chủ nghĩa phát xít, thì rơi ngay vào một chủ nghĩa độc tài toàn trị không kém phần máu sắt khác: chủ nghĩa cộng sản?
Câu hỏi này làm tôi liên tưởng tới 35 năm ngày Việt
Miền
.
Vị tha, nhân bản
Trong bài “Không có những cây nến này ngày 9/05 có nhẹ nhõm hơn?” trên nhật báo “Polska The Times” hôm 7/05, ký giả Arlena Skanlska viết:
“Khi tôi nghĩ về những người lính Hồng quân nhảy vào Ba Lan và đi qua đất nước của tôi đến Berlin, trước mắt của tôi là hình ảnh khủng khiếp mô tả bởi Barbara Szczepula, đồng nghiệp của tôi, trong cuốn sách ”Ông nội tại Wehrmacht”.
“Một trong những báo cáo gần đây mô tả lại địa ngục của các vụ hãm hiếp và giết người mà người Ba Lan phải chịu đựng khi người Nga chiếm đóng. Tôi cũng nghe những lời của bà nội, giấu mình nhiều tháng dưới tầng hầm để không rơi vào tay của lính Nga say rượu...”.
Thế nhưng, mặc dù mang hận thù, cay đắng của một dân tộc nhỏ bị chiếm đóng, bị ức hiếp trong quá khứ lịch sử và mối quan hệ phức tạp với nước Nga chưa được giải toả hết, người Ba Lan có thái độ khác hẳn những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam (và có thể cả người Việt Nam trong nước hiện nay).
Ở Ba Lan, tại hầu hết các thành phố, tỉnh lỵ đều có nghĩa trang của Hồng quân Liên Xô. Hàng trăm ngàn binh sĩ Nga đã bỏ xác trên đất Ba Lan trong cuộc chiến chống phát xít. Tất cả các nghĩa trang đều được nhà nước và nhân dân Ba Lan giữ nguyên trạng từ thời cộng sản và được chăm sóc tử tế.
Nghĩa trang tại thủ đô Warsaw là một công viên rộng lớn với diện tích 19 ha, chôn hài cốt của hơn 20 ngàn lính Xô Viết chết vào giai đoạn 1944-1945 trong hàng trăm ngôi mộ chung và một phần mộ lẻ.
Kỷ niệm 65 Ngày Chiến Thắng năm nay, các trường học phổ thông nhiều nơi tổ chức cho các em học sinh tới các nghĩa trang Hồng quân tưởng niệm và ôn lại lịch sử chiến tranh.
Tại thủ đô
- “Đây là một việc làm bình thường. Chúng ta vinh danh những người lính đã thiệt mạng bất kể ai là người đã đưa ra mệnh lệnh. Những người lính đã thực hiện mệnh lệnh trong chiến tranh; họ là những chàng trai trẻ, không quan tâm gì đến chính trị, mà chỉ cầm súng lên đường ra trận chiến đấu với kè thù xâm lược”.
Marzena Steplińska từ tỉnh
.
Đê tiện và vô ơn, bội nghĩa
Báo Nhân Dân hôm 6/5 đăng tin về việc tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Họ còn làm lễ trao cho tỉnh Quảng Ninh “Đá chủ quyền” Trường Sa do Quân chủng Hải quân, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa tặng.
Bài báo viết: “Ngày 5/5, tại khu vực Ba Kè, Ðoàn công tác của T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trên thềm lục địa phía nam trong những năm 1990, 1996, 1999 và 2000”.
Tôi không rõ, các thời điểm 1990, 1996, 1999, 2000 mang ý nghĩa gì, ai chết, bao nhiêu người chết và vì sao?
Bài báo không hề đề cập đến cuộc hải chiến lịch sử trong tháng 01/1974 của các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đánh trả lại quân xâm lược Trung quốc, trong đó 58 người đã anh dũng hy sinh. Ngay cả những người lính của chính chế độ CHXHCN Việt
Bất bình trước một việc làm kỳ cục, trang Bauxite Việt Nam phân tích:
“Vậy tại sao Nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm cho họ lại né tránh khi nhắc đến họ? Tại sao cả một nền báo chí luôn được gọi là “tiến bộ” và phục vụ nhân dân phải sợ hãi khi nhắc đến những sự kiện oanh liệt này, sợ hãi đến mức khôi hài khi chỉ dám sử dụng các từ “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”, “quân đội nước ngoài”… trong khi biết rõ chúng nó là ai. Tinh thần yêu nước và sự hy sinh vì Tổ quốc tuyệt đối không thể đánh đồng với những động cơ và lợi ích chính trị cục bộ nào đấy, bởi thế phải khách quan thừa nhận họ đáng được tri ân trước tất cả những người ngã xuống sau họ không phải trong những cuộc chiến khốc liệt. Xứng đáng xếp ngang hàng với họ chỉ có thể là những người lính dám đánh đổi tính mạng của mình trong các cuộc chiến vệ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc trong những năm trước đây mà thôi”.
“Nếu ai đó cố tình quên lãng hoặc né tránh và cho mình có quyền lựa chọn đối tượng trong việc tổ chức tưởng niệm các liệt sỹ thì sẽ biến hành động vốn rất cao đẹp này thành một chuyện không còn hoặc giảm hẳn nghĩa, thậm chí sẽ xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sỹ và người dân cả nước”.
.
Kết luận
Trước hai thái độ ứng xử, một – của nhà nước Ba Lan và người Ba Lan đầy lòng vị tha, nhân bản, nghĩa tử là nghĩa tận với các binh sĩ của Hồng quân Liên Xô; và thái độ trơ tráo, vô ơn bội nghĩa của nhà cầm quyền Việt Nam với chính những người con nước Việt đã hy sinh vì bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc – ta có thể nói gì với tập đoàn cộng sản Ba Đình?
Dù có làm gì đi nữa, những tên Thái thú mới của Trung Nam Hải tại Hà Nội chẳng thể nào che giấu được bản mặt đê tiện, hèn nhát và nhục nhã của những kẻ đang tâm bán rẻ lương tri và chủ quyền đất nước.
Những tên mặt trơ, trán bóng này hãy tự nhổ vào mặt mình mỗi khi ồn ào khua chiêng giả trá tuyên bố về chủ quyền Hoàng Sa! ■
Lê Diễn Đức Weblog 9/05/2010
.
.
No comments:
Post a Comment