Internet hỗ trợ xây dựng các nền dân chủ
Nguồn: Barrett Sheridan/Newsweek
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Sun, 05/09/2010 - 06:49
http://www.x-cafevn.org/node/279
.
Không có mạng internet, các cuộc khởi nghĩa ở Ukraine, Kyrgyzstan, Lebanon, Miến Điện, Tân Cương, và Iran sẽ không bao giờ có thể xảy ra.
.
Hiện không có nhiều lắm các ý tưởng khiến kết hợp được cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush với Barack Obama, người kế nhiệm ông. Nhưng một chủ đề sẽ là an toàn cho cuộc hội thoại giữa hai người là tự do Internet và sức mạnh của công nghệ để thúc hối cuộc cách mạng dân chủ. Vào giữa tháng tư Bush đã mời sáu nhân vật bất đồng chính kiến từng xử dụng các phương tiện internet để chống lại các chế độ độc tài đến bộ đầu não của ông ở Texas, biểu dương họ như các ví dụ "về những phương cách mà Internet có thể được sử dụng một cách hiệu quả trong việc thúc đẩy lộ trình tự do". Còn Obama đã dùng quyền tự do trên Internet như một trọng tâm cho chính sách đối ngoại của mình, và trong bài phát biểu tại Bắc Kinh vào cuối năm ngoái đã ca ngợi sự "truy cập thông tin" như “một quyền phổ quát".
Lối nói chuyện này khai thác được vào dòng mạch máu to rộng của các nhà kỹ thuật không tưởng vốn đã từng có măt tối thiểu là vào khoảng bình minh của mạng Web. Mạng internet tự bản chất là sự xuyên phá, đảo lộn nhanh chóng các mô hình kinh doanh và tập tục, do đó, đã từng là điều bình thường khi các nhà tư tưởng kiến tạo chính sách cho ngành công nghệ cao tin rằng các chế độ độc tài sẽ xụp đổ với một cú nhấp chuột. Điều đó, tất nhiên đã không xảy ra. Trong thực tế, sự thật là khá tương phản, một con số ngày càng tăng của những người hoài nghi về mạng ảo đã từng tuyên bố như thế. Những kẻ chuyên quyền đã "nắm vững được sự xử dụng không gian mạng để tuyên truyền", ông Evgeny Morozov, một trong những nhân vật hoài nghi mạng ảo thông minh và nổi tiếng nhất đã từng tuyên bố. Tệ hơn nữa, họ đã học được cách đặt mìn phá hoại các thông tin trực tuyến, chẳng hạn như các tiểu sử trên Facebook cho các mục đích về tình báo. "Cơ quan KGB đã thường phải khảo tra để nắm được thông tin của loại dữ liệu này", ông Morozov cho biết "Còn bây giờ tất cả dều sẵn có trên trực tuyến". Tóm lại, những người hoài nghi về mạng ảo cho rằng, internet sẽ dẫn đến sự cố thủ của chế độ độc tài, chứ không dẫn đến điểm kết thúc của nó.
Nhưng đó là một cái nhìn thiển cận, và là một cái nhìn đã từng xác định trên các dòng xu hướng trong vài năm qua. Trong dòng xu hướng đó, dường như các chế độ độc đoán đã giành được thế thượng phong chống lại nền dân chủ. Nếu như trông có vẻ là họ đã ở được vào thế thượng phong, chính là vì những người cứng rắn đang chơi trò chụp bắt- cuối cùng đã nhận ra được mối đe dọa thực có hiện hữu gây ra bởi mạng Internet. Cuộc cách mạng màu tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, các cuộc biểu tình sau bầu cử ở Iran, cuộc nổi dậy của sư sãi ở Miến Điện và các cuộc biểu tình quy mô nhỏ hơn ở Trung Quốc chống lại nạn ô nhiễm và tham nhũng - tất cả đều biểu hiện đặc trưng nổi bật của việc sử dụng các công cụ trực tuyến và điện thoại di động để tổ chức biểu tình và phát tán các thông điệp của mình ra toàn thế giới.
Những người hoài nghi về mạng ảo (cyberskeptics)đều đúng khi họ cho rằng đây không phải là cuộc chiến một chiều; dân quân Basij của
Tất nhiên, sẽ có một kết thúc hợp lý cho bất cứ trò mèo vờn chuột nào trên mạng ảo đã chơi đủ dài lâu. Trong cuộc nổi dậy của các sư sãi ở Miến Điện vào năm 2007, ủy ban hành chính (junta) đã duy trì các chiến thuật kiểm duyệt mạng nặng tay của họ, ngăn chặn nhiều trang web nước ngoài và các chương trình e-mail, nhưng những người biểu tình đã phá vỡ chúng dễ dàng và đã đã xoay sở để đăng tải được các bức ảnh cùng các bằng chứng trực tiếp về sự tàn bạo của chế độ, bao gồm cả một khúc phim video một người lính bắn chết một phóng viên Nhật Bản. Ngày 29 tháng chín chính quyền quân phiệt nhận ra đã đủ (nguy hại), và đã đóng cửa hai nhà cung cấp dịch vụ Internet của quốc gia. Đối với các nhà kỹ thuật không tưởng, đây quả là một gáo nước đá lạnh tạt vào mặt, cho thấy rằng giới chính phủ cầm quyền hầu như luôn luôn giữ cây chủ bài. Nhưng ở một phương diện khác, những cách phản ứng cực đoan của chính phủ quân phiệt đã hé lộ cho thấy tính vô hiệu của sự kiểm duyệt. Lựa chọn của họ là một lực chọn có hai ý nghĩa: chấp nhận rằng các trang web là không thể kiểm soát được , hoặc hoàn toàn loại bỏ. Chọn giải pháp thứ hai đặt quốc gia vào một con đường trở thành một vương quốc ẩn mình (
Những người hoài nghi về mạng ảo cũng quên rằng con đường tiến tới dân chủ là một con đường dài, và mạng Internet, ở nhiều nước còn ít hơn 10 năm tuổi. Nhà khoa học chính trị quá cố Samuel Huntington từng nhận xét rằng những nhà cải cách dân chủ thông thái nhất "có xu hướng thận trọng về các giải pháp đơn giản và về cách mạng". Những cuộc phản kháng, lật đổ các tượng đài đông đảo ồn ào rất tốt cho các chương trình truyền hình nhưng hầu hết các công việc khó khăn đã được thực hiện và đã từng kéo dài rất lâu trước những cuộc nổi dậy như thế này. Chính trong thời gian lâu dài đó - quá trình được các học giả như
.
.
.
No comments:
Post a Comment