Thursday, May 13, 2010

ĐỊA LÝ QUYỀN UY TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG BAO XA TRÊN ĐẤT LIỀN và TRÊN BIỂN ?

Địa Lý Quyền Uy Trung Quốc Bành Trướng Bao Xa Trên Lảnh Địa và Trên Biển Cả Đại Dương ?

GS Tôn Thất Trình
Irvine , California

08-05-2010
http://www.vietnamreview.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9291

Có lẽ Việt Nam nên biết rỏ hơn, để liên hợp với ai bảo vệ đất nước ngày mai ?

Sau đây là quan điểm Robert D. Kaplan , nhà nghiên cứu chánh cho Trung Tâm An Ninh mới của Hoa Kỳ - New American Security và thông tín viên cho Đại Tây Dương - the Atlantic viết ở báo Ngoại Giao - Foreign Affairs, tập các tháng 5/6 năm 2010 .

Năm 1904 nhà địa lý học Sir Halford Mackinder chấm dứt bài “ điểm địa lý then chốt của lịch sử “ nói rằng nếu người Hoa - Hán mở rộng quyền lực của họ ra ngoài biên giới Trung Quốc thì họ có thể biến thành hiểm họa da vàng cho tự do thế giới, vì họ có thể mở rộng thêm một trận địa mới cho tài nguyên đại lục, một lợi thế nước Nga vẫn chưa dành nổi ở vùng then chốt này. Mckinder nhấn mạnh là nước Nga, một khổng lồ Âu - Á ( Eurasia ) trên căn bản còn là một quyền lực lục địa, vì trận địa Nga đại dương bị nước đá đông lạnh chặn lại, trong khi Trung Quốc, nhờ 9000 dặm Anh ( trên 15 000 km ) ôn đới có nhiều cảng thiên nhiên tốt đẹp, vừa là một quyền lực lục địa, vừa là một quyền lực biển cả. Sau đó trong sách “Lý tưởng Dân chủ và Thực tế “ Mckinder tiên đoán là song song với Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, Trung Quốc ngày nào đó sẽ hướng dẫn thế giới bằng cách “ xây đắp cho ¼ nhân loại đến một nền văn minh không hoàn toàn Đông , cũng như không hoàn toàn Tây “.


Ân huệ địa lý dành cho Trung Quốc thật quá rỏ ràng, khiến chúng ta thường quên nhìn tới, mỗi khi thảo luận về động năng kinh tế và tính cách khẳng định quốc gia của Trung Quốc. Điều thiết yếu này có nghĩa là Trung Quốc sẽ đứng vững làm trung tâm hoạt động địa lý chánh trị, ngay cả khi lối mòn đưa Trung Quốc tới quyền lực toàn cầu không đương nhiên thẳng hàng. ( Trung Quốc, theo thủ tục, có tỉ xuất tăng trưởng lợi tức quốc gia - GDP trên 10% mỗi năm 30 năm qua, nhưng tỉ xuất này chắc chắn sẽ không kéo dài trong 30 năm nữa ).

Trung Quốc phối hợp cận đại hóa cực kỳ kiểu Tây Phương với một “ văn minh thủy nông ( lợi ) ( từ ngữ sử gia Karl Wittfogel đặt ra để diễn tả những xã hội kiểm soát tập trung tưới tiêu - thủy nông ), nhắc lại Đông Phương quá khứ: nhờ kiểm soát ở trung ương , chế độ đã có thể chiêu mộ hàng triệu nhân công xây dựng hạ tầng cơ sở chánh yếu. Làm Trung Quốc trở nên năng động không ngừng theo những phương thức mà các nước dân chủ, với mọi trì hoãn, không làm được.

Khi các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, con cháu dòng dõi 25 triều vua cách đây đã 4000 năm, thâu nhận kỷ thuật và thực hành Tây Phương, đã hội nhập chúng thành một hệ thống trật tự đi sâu vào chi tiết, tạo một kinh nghiệm độc đáo; chẳng hạn trong liên hệ chư hầu đối với các quốc gia khác. Dân Tàu ( Hán tộc ) theo lời một chức quyền Singapore, “ quyến rũ bùa mê bạn, rồi vắt ép bạn khi họ muốn vắt ép, và họ làm như thế một cách có hệ thống. “

Ngày nay, Trung Quốc đang cũng cố biên giới phần đất lục địa và bắt đầu nhìn ra ngoài. Những tham vọng ngoại giao của Trung Quốc cũng năng nổ, xâm chiếm không mấy khác Hoa Kỳ cách đây một trăm năm, nhưng lại theo những lý do hoàn toàn khác biệt. Trung Quốc không theo phương thế truyền giáo về những sự việc thế giới, không cố sức làm lan rộng một lý tưởng hay một hệ thống chánh quyền tiến bộ luân lý đạo đức ở sự việc quốc tế như Hoa Kỳ. Hành động Trung Quốc ở quốc ngoại là do thúc đẩy quốc gia Tàu cần thiết bảo đảm năng lượng, kim khí và các kim loại chiến lược, hầu hổ trợ mức sống đang lên cao cho dân số to lớn, nay đã chiếm 1/5 tổng số dân thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung Quốc đã xây đắp một liên hệ sức lực lợi thế tại những vùng lân cận Trung Quốc, cũng như ở địa phương các nước xa xôi giàu những tài nguyên nước Tàu đòi hỏi làm động cơ tăng trưởng quốc gia. Lý do sống còn kinh tế, cốt lõi chú tâm cường quốc Tàu ngày nay ở ngoại quốc, vì thế rất tối ư thực tế. Trung Quốc cố tìm phát triễn sự hiện diện kiên cường suốt những vùng Phi Châu nhiều dầu lữa và nhiều kim loại, mong muốn có bảo đảm ra vào an toàn khắp Ấn Độ Dương và Biển Đông ( Tàu gọi là Nam Hải - South China Sea ), nối liền vùng bờ biển Tàu với thế giới Ả Rập - Ba Tư rất giàu hydrocarbon.

Không còn lựa chọn nào khác, Bắc Bình không mấy để tâm đến thể chế chánh trị các quốc gia này. Bắc Bình chú trọng ổn định chứ không chú tâm đến đức hạnh như Tây phương ý niệm. Vì một số quốc gia này, tỉ như Ba Tư -Iran , Myanmar ( Burma ) - Miến Điện và Xu Đăng - Sudan, bị tăm tối và độc đoán, Trung Quốc sục sạo khắp thế giới tìm tài nguyên, đã khiến Trung Quốc va chạm Hoa Kỳ chủ trương khuynh hướng truyền gíáo, cũng như với những quốc gia tỉ như Ấn Độ và Nga, đâm sầm vào những phạm vi ảnh hưởng của các nước này.

Cơ hội chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xa vời. Đe dọa quân sự Trung Quốc cho Hoa Kỳ thật ra chỉ gián tiếp. Thách thức Trung quốc đặt ra chủ yếu là địa lý , dù vẫn có những vấn đề cấp bách như nợ nần, thương mãi và hâm nóng toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng Trung Quốc ở Trung Đông và Phi Châu đang lớn mạnh, không phải theo nghĩa đế quốc xâm lăng thế kỷ thứ 19, nhưng theo kiểu cách tế nhị hơn, thích hợp hơn vào thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Bằng cách bảo đảm nhu cầu kinh tế của mình, Trung Quốc đã mặc nhiên thay đổi đơn giản cán cân quyền lực Đông Bán Cầu và đó là mối lo ngại lớn cho Hoa Kỳ. Trên đất liền và trên biển cả, nhờ vị trí địa lý thuận lợi trên bản đồ, ảnh hưởng của Trung Quốc đã phát sinh và lan rộng từ Trung Á đến Biển Đông, từ Viễn Đông Nga đến Ấn Dộ Dương. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc đất liền - lục địa và đúng theo lời Nã Phá Luân, những chánh sách các quốc gia này bẩm sinh là địa lý của họ.

Hội chứng biên cương dễ cáu kỉnh

Tân Cương - Xinkiang và Tây Tạng- Tibet là hai vùng chánh trong lảnh thổ Trung Quốc dân cư chống lại lôi kéo của nền văn minh Hoa, văn minh Hán tộc. Lôi kéo này biến hai vùng thành tài sản đế quốc Tàu. Cọng vào đó, căng thẳng quốc gia các tộc dân ở hai vùng làm phức tạp thêm những mối liên hệ của Bắc Bình với các nước lân bang. Tân Cương là một tỉnh xa nhất phía tây Trung Quốc có nghĩa là biên cương mới và đó là vùng Turkestan Trung Quốc, một vùng kích thước hai lần diện tích bang Texas , Hoa Kỳ, xa xôi trung tâm nước Tàu , xuyên qua sa mạc Gobi.

Trung Quốc lập nước đã hình thành dạng nào đó cách đây hàng ngàn năm, nhưng Tân Cương ( nước Thổ Phồn - Tây Hạ ? ở truyện Kim Dung ) chỉ mới là thành phần của Trung Quốc từ cuối thế kỷ thứ 19. Một vùng dân rợ Hồ ( ? ) tranh dành với dân Hoa- Hán ; “ …Mai Hồ vào Thanh Hải nhòm qua “ ( Chinh Phụ Ngâm ), Nhà ngoại giao Anh thế kỷ thứ 20 nói răng lịch sử tỉnh này luôn luôn có biến động. vài lúc nổi loạn, vài lúc độc lập, mãi đến thập niên 1940. Năm 1949, Quân Cọng Sản Mao Trạch Đông tiến vào Tân Cương và hội nhập bó buộc tỉnh này vào lảnh thổ Trung Quốc.

Nhưng mới đây năm 1990 và năm ngoái 2009, tộc dân Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Uighurs, dòng dõi dân Thổ nhĩ Kỳ đã cai trị Mông cỗ - Mongolia, vào các thế kỷ thứ 7 và thứ 8, đã nổi loạn chống Bắc Bình cai trị.

Dân Uighurs ở Trung Quốc chừng 8 triệu người, nhưng chiếm 45 % tổng số dân số Tân Cương. Dân Hán là tộc dân đông nhất Trung Quốc, nhưng sinh sống phần lớn ở vùng thấp trung tâm nước Tàu và gần bờ biển Thái Bình Dương, trong khi các cao nguyên khô cằn miền Tây và Tây Nam là gia cư lịch sử các tộc dân ít người Uighhur và Tây Tạng. Phân phối này là một nguồn căng thẳng liên miên, vì dưới mắt Bắc Bình, quốc gia cận đại Tàu phải đặt kiểm soát toàn vẹn các cao nguyên. Hầu bảo đảm an ninh những vùng này, và luôn cả dầu lữa, khí dầu, quặng đồng và quặng sắt ở Tân Cương, từ mấy chục năm nay, Bắc Bình đã đưa thêm dân tộc dân Hán từ trung tâm Trung Quốc di cư đến Tân Cương. Bắc Bình cũng năng nổ ve vản những Cộng hòa độc lập tộc dân Thổ nhĩ Kỳ Trung Á - Central Asia. phần nào tước đoạt hậu cứ tiềm thế ra khỏi dân Uighurs , Tân Cương

Bắc Bình còn tán tỉnh các chánh phủ Trung Á, để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trung Quốc đã trải dài rất xa tại Âu Á - Eurasia , nhưng chưa đủ xa, chưa đủ thỏa mãn yêu cầu to lớn về tài nguyên thiên nhiên cho mình.

Lối nghiêng về Trung Á của Bắc Bình là dưới dạng hai đường ống dầu chánh sắp hoàn tất từ Tân Cương : một đường sẽ đưa dầu lữa từ Biển Caspian Sea xuyên qua Uzbekistan, đường thứ hai chuyễn khí dầu từ Turkmenistan xuyên qua UzbekistanKazakhstan. ( Đó là lý do nhiều nhà chiến lược Việt Nam khuyên phải cẩn thận khi mở mang các hành lang xuyên Á từ Biển Đông đến vịnh Adaman- Ân Độ Dương ;không nên dùng quá nhiều tư bản đỏ Trung Quốc, chuyên viên , nhân công Hoa Hán vào những công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt, Miên, Lào, Thái, Miến … ).

Trung Quốc thèm khát tài nguyên thiên nhiên, cũng có nghĩa là Bắc Bình sẽ chịu nhiều hiểm nguy đáng kể để bảo vệ chúng. Hiện Trung Quốc đang khai thác đồng ở phía Nam thủ đô Kabul ở quốc gia đang bị chiến tranh vò nát Aghanistan -A Phú Hãn và đang trố mắt, thòm thèm sắt, vàng, uranium,và quí thạch của vùng ( có rất nhiều mỏ cuối cùng chưa khai thác trên thế giới ). Bắc Bình hy vọng sẽ xây cất đường xá và các đường ống dẫn dầu xuyên qua Afghanistan và Hồi quốc - Pakistan, nối kết vùng Trung Á Trung Quốc muốn thống trị - dominion đến các cảng ở Ấn Độ Dương. Địa lý chiến lược Trung Quốc sẽ tăng cường, nếu Hoa Kỳ ổn định được tình thế Afghanistan.

Tương tự Tân Cương,Tây Tạng cũng rất thiết yếu cho quan niệm riêng Trung Quốc về lảnh thổ, và cũng như Tân Cương Tây Tạng ảnh hưởng đến chánh sách đối ngoại của Trung Quốc. Cao Nguyên núi non trùng điệp của Tây Tạng giàu về đồng , quặng sắt, chiếm một phần lớn lảnh thổ Trung Quốc. Lý do tại sao Trung Quốc đã nhăn mặt kinh hải viễn ảnh Tây Tạng tự trị, chưa nói đến độc lập, và đang điên cuồng xây dựng đường xá, đường xe lữa xuyên qua Tây Tạng. Không có Tây Tạng, Trung Quốc chỉ còn chứa những người sót lại; và Ấn Độ sẽ có thêm một miền Bắc ở căn cứ quyền lực phụ lục địa Ấn.

Ấn Độ với dân số nay đã trên 1 tỉ người, đã là một mủi nhọn hung hãn trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Ở sách xuất bản năm 1997, Zbigniew Brzezinski (cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ Carter ) Đại Bàn Cờ - the Great Chessboard , một bản đồ “ Đại Trung Quốc - Greater China “ nhấn mạnh tính cách sinh động điểm này .

Ở một mức độ nào đó, Trung Quốc và Ấn Độ thật sự theo địa lý, đã được trù định là những đối thủ cạnh tranh nhau : những nước láng giềng dân số to lớn, văn hóa phong phú và đáng kính trọng, dành nhau đất đai lảnh thổ ( tỉ như bang Ấn Độ Arunachal Pradesh ). Vấn đề Tây Tạng chỉ làm trầm trọng thêm những tranh chấp. Ấn Độ đã là quán trọ cho chánh Phủ Đạt Lai Lat Ma, lưu vong từ năm 1957.

Theo Daniel Twining , một chuyên viên chánh của Quỹ Marshall Đức, những căng thẳng mới đây ở biên giới Trung Quốc- Ấn Độ có thể liên quan đến những lo ngại của Trung Quốc về người kế nghiệp Đạt La Lạt Ma : người kế nghiệp này có thể xuất phát từ vòng đai văn hóa Tây Tạng trải dài qua Bắc Ấn Độ, Nepal và Bhutan, có cơ theo Ấn Độ và chống lại Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ không những thi hành những “ trò chơi lớn “ ở các vùng này, mà còn ở cả hai nước Bangladesh và SriLanka nữa.

Tân Cương và Tây Tạng đã rơi vào biên cương hợp pháp của Trung Quốc. Thế nhưng liên hệ căng thẳng của chánh quyềnTrung Quốc đối với dân cư hai tỉnh này, gợi ý rằng, một khi Bắc Bình mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra ngoài cốt lõi tộc dân Hán, thì lẽ dĩ nhiên phải gặp nhiều chống đối.

Lọt sàng kiểm soát

Ngay cả nơi biên giới đã đảm bảo an toàn, chính hình thể Trung Quốc đã khiến cho quốc gia này có vẽ chưa hoàn tất đầy đủ còn hiểm nguy, như thể là phần nào đó của “ Đại Trung Quốc Lớn Hơn - Greater China “ nguyên thủy đã bị tách lìa. Biên cương miền Bắc trùm kín xứ Mông cổ - Mongolia, một lảnh thổ khổng lồ tuồng như bị cắn mất ra khỏi cái lưng Trung Quốc.

Mông Cổ là một trong những xứ tỉ trọng dân số thấp nhất thế giới, hiện đang bị một nền văn minh Hoa -Hán đô thị kế cận đe dọa về mặt nhân khẩu. Khi xâm chiếm Ngoại Mông - Outer Mongolia hầu có ngưỡng cửa tiến vào những vùng đất đai canh tác được, Bắc Bình ở trong tư thế phải chiếm ngự Mông Cổ một lần nữa, theo đúng thời trang, để thỏa mãn nổi đói khát quốc gia về dầu lữa, than đá, uranium, và nhiều đồng cỏ phong phú, trống vắng.

Các công ty Tàu khai thác mỏ quặng, đã đặc cọc lớn lao vào các tích sản dưới đất Mông Cổ, vì công nghệ hóa và đô thị hóa không kiềm chế, đã biến Trung Quốc thành nhà tiêu thụ dẫn đạo thế giới về nhôm - aluminium, đồng, chì, nickel, kẻm, thiếc và quặng sắt. Phần Trung Quốc tiêu thụ kim khí thế giới nhảy vọt từ 10% lên 25 %, kể từ cuối thập niên 1990. Sau Tây Tạng , Macao, và Hồng Kông đã dưới quyền Bắc Bình kiểm soát, cách Trung Quốc đối xử với xứ Mông Cỗ sẽ là một mô hình xét đoán mức độ những ý định bành trướng đế quốc Tàu.

Phía Bắc Mông Cổ và ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc là vùng Viễn Đông của Nga, một khoảng rộng tê cóng mênh mông, kích thước hai lần Âu Châu, dân số ít ỏi và teo dần. Nước Nga đã nới rộng vòng tay ở vùng này từ thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20, khi Trung Quốc còn yếu đuối. Nay,Trung Quốc đã mạnh mẽ, và uy thế chánh quyền Nga ở một phần ba đất nước miền Đông Nga lại yếu đuối nhất nước Nga. Bên kia biên giới ở vùng Viễn Đông Nga này, chỉ có khoảng 7 triệu dân Nga sinh sống; con số sẽ rơi xuống chỉ còn chừng 4.5 triệu năm 2015; trong khi đó ba tỉnh Tàu tiếp giáp khoảng 100 triệu dân Hoa sinh sống, nghĩa là một sĩ số dân cư Hoa 62 lần hơn phía Nga.

Dân Hoa di cư đã len lõi vào Nga, định cư nhiều ở thành phố Chita, phía Bắc xứ Mông Cổ và ở nhiều nơi khác trong vùng. Đắc thủ tài nguyên là một mục đích chánh của nền ngoại giao Trung Quốc ngày nay bất cứ nơi nào và Viễn Đông Nga, ít người ở, lại có dự trữ to lớn về khí dầu, dầu lữa, gỗ, kim cương và vàng. Theo David Blair, thông tín viên báo Daily Telegraph- London viết mùa hè năm 2009, Moscow - Mặc Tư Khoa đang lo ngại thấy một số dân Hoa lớn lao đến định cư tại vùng Nga này, kéo theo những công ty khai thác mỏ và gỗ.

Cũng như với Mông Cổ, không phải là lo sợ một ngày nào đó, quân đội Tàu sẽ xăm chiếm và chánh thức sáp nhập Viễn Đông Nga vào Trung Quốc ( thật ra một phần đất đai vùng này đã được Trung Quốc chiếm giữ một thời gian ngắn, đời nhà Thanh). Mà là sợ nhân khẩu và tổ hợp công ty Tàu bò lén lút , lọt sàng kiểm soát, mỗi ngày thêm vững chắc, vào vùng này. Trong thời Chiến Tranh Lạnh - Cold War, tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Nga Sô Viết đã đưa tới vùng lưng và ngoại Tây Bá Lợi Á - Siberia, hàng ngàn binh lính của đôi bên và đôi khi đã chạm lữa giáp chiến nhau.

Cuối thập niên 1960, những căng thẳng này đã tách rời Nga Sô và Trung Quốc. Địa lý có thể đẫy hai nước ra xa nhau, vì tính cách đồng minh hiện tại chỉ đơn thuần là chiến thuật. Điều này có thể lợi cho Hoa Kỳ. Ở thập niên 1970, chánh quyền Nixon đã đủ khả năng sử dụng ưu điểm phân lìa giữa Bắc Bình và Moscow để mở giao ước với Trung Quốc. Tương lai, khi Trung Quốc trở thành một cường quốc mạnh hơn, nhiều quyền uy hơn, Hoa Kỳ có thể chung sức với Nga theo kiểu một đồng minh chiến lược, lập ra một thăng bằng chống lại Vương Quốc Trung Tâm - Middle Kingdom mới ?

Những Hứa Hẹn Phương Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đang làn tràn khắp Đông Nam Á. Thật sự, chính ở những quốc gia tương đối mềm yếu Đông Nam Á, trổi dậy “ Đại Trung Quốc Lớn Hơn “ mới gặp kháng cự ít nhất. Tương đối có rất ít trở ngại địa lý phân chia Trung Quốc với Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Thủ phủ quan trọng cho phạm vi ảnh hưởng mà trung tâm là sông Mê Kông - Cửu Long và nối kết mọi quốc gia Đông Dương này bằng đường bộ và đường sông, có thể là Côn Minh - Kunming ở tỉnh Vân Nam - Yunnan, Trung Quốc.

Miến Điện - Myanmar là quốc gia lục địa Đông Nam Á lớn nhất. Nếu Hồi Quốc là vùng Balkans của Á Châu, đang bị hiểm nguy chia năm xẻ bảy, Myanmar lại giống như nước Bỉ - Belgium đầu thế kỷ thứ 20, có cơ bị một lân bang lớn hơn nuốt mất. Tương tự Mông Cổ, vùng Viễn Đông Nga, và những lảnh thổ biên giới đất liền Trung Quốc, Myanmar là một quốc gia yếu mềm, có tài nguyên thiên nhiên phong phú Trung Quốc thèm khát.

Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh đua phát triển cảng sâu Sittwe ở bờ biển Ấn Độ Dương của Myanmar . Cả hai nước đều nuôi hy vọng là ngày nào đó sẽ xây dựng đường ống dân khí dầu, từ mỏ khí ngoài khơi vịnh Bengal.

Còn ở toàn thể vùng Đông Nam Á, Bắc Bình toan tính , trên vài khía cạnh, thi hành một chiến lược “chia để xâm chiếm “. Trong quá khứ, Trung Quốc điều đình riêng từng quốc gia khối ASEAN ( Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ) một; không điều đình với tất cả như thể là một đơn vị duy nhất. Ngay cả thỏa hiệp mới khai trương ở lảnh vực thương mãi tự do với ASEAN, đã chứng minh hùng hồn phương cách Trung Quốc tiếp tục phát triển những liên hệ Trung Quốc với các lân bang này.

Trung Quốc đã lợi dụng khối ASEAN như là một thị trường bán hàng hóa chế phẩm cao giá Trung Quốc, trong khi mua các sản phẩm canh nông giá trị thấp của ASEAN. Điều này đưa tới một cán cân thương mãi thặng dư cho Trung Quốc, khi các nước khối ASEAN trở thành một nơi bán tháo, bán đổ các hàng hóa công nghệ sản xuất theo giá nhân công rẽ mạt thành thị Trung Quốc.

Việc này xảy ra ở Thái Lan, một nước trước đây khá hùng mạnh, nay đã bị tranh chấp chánh trị nội địa làm lung lay, càng ngày càng mất đi vai trò làm neo cột cho vùng, cùng vai trò đối cân lượng bẩm sinh với Trung Quốc. Hoàng gia Thái Lan, khi quốc vương già đau yếu, không còn là một lực lượng ổn định như trước, và nạn bè phái đang khuấy đục giới quân sự Thái. Trung Quốc đang phát triển liên hệ song phương với Thái Lan, cũng như với các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Hoa Kỳ phải bớt dần thao diễn quân sự trong vùng, bận rộn tập trung vào hai cuộc chiến AfghanistanIraq.

Ở miền Nam Thái Lan, cả Mã Lai Á - Malaysia lẫn Sinpapore đang lao đầu vào những thách thức chuyễn tiếp dân chủ, khi các nhà chánh trị đanh thép xây dựng quốc gia: Mohathir bin Mohamed và Lý Quang Diệu - Lee Kuan Yew lìa khỏi sân khấu chánh trị .
Mã Lai Á đang lọt vào âm hưởng kinh tế Tàu, dù rằng tộc dân Tàu thiểu số ở Mã lai Á cảm tưởng là họ đang bị tộc dân Mã Lai hồi giáo đa số đe dọa. Chánh quyền Singapore , dù là một quốc gia phần lớn thuộc tộc dân Tàu, cũng lo sợ trở thành một chư hầu Trung Quốc; nên nhiều năm qua, Singapore nuôi dưỡng một liên hệ quân sự với Đài Loan. Lý Quang Diệu đã công khai khẩn cầu Hoa Kỳ duy trì cam kết quân sự và ngoại giao trong vùng.

In đô nê xia - Indonesia thì lại bị cấu xé giữa nhu cầu muốn hải quân Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện để làm rào cản phòng chống Trung Quốc và lo sợ rằng nếu có vẽ như là đồng minh của Hoa Kỳ thì sẽ làm thế giới Hồi giáo nổi giận. Khi Hoa Kỳ đã qua thời kỳ huy hoàng nhất và Trung Quốc đang bừng dậy, các quốc gia trong vùng mỗi ngày mỗi thêm cọng tác cùng nhau, để thoa dịu bớtt chiến lược “chia rẽ để xâm chiếm “ của Trung Quốc.

Ở trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, quân viễn chinh đánh bộ

Trung Á, Mông Cổ, Viễn Đông Nga, Đông Nam Á nằm trong phạm vi những vùng ảnh hưởng tự nhiên của Trung Quốc. Đây là những vùng khó lòng thay đổi biên cương chánh trị. Tình trạng bán đảo Triều Tiên ( Cao Ly, Đại Hàn ) khác hẳn: bản đồ Trung Quốc đặc biệt bị cắt cụt đi ở bán đảo này và biên cương chánh trị ở đây có thể biến đổi.

Chế độ bịt kín Bắc Hàn trên căn bản thật là bất ổn, và khi gỡ rối lại có cơ ảnh hưởng đến toàn vùng. Nhô ra từ Mãn Châu -Manchouria, bán đảo Đại Hàn chỉ huy mọi giao thông biển qua lại Đông Bắc Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, không một ai thật sư chờ đợi Trung Quốc sẽ thôn tính bất cứ phần nào bán đảo Triều Tiên (Đại Hàn - Cao Ly ); thế nhưng Trung Quốc vẫn phiền phức về chủ quyền các quốc gia khác ở đây, đặc biệt ở phía Bắc.
Dù ủng hộ chế độ Xít-Ta- Lin của Kim Jong Il ( Bắc Hàn ), Trung Quốc đã có dự án kế tiếp thời Kim Jong Il ngự trị Bắc Hàn. Bắc Bình muốn đuổi về nước dân Bắc Hàn đào ngũ hiện ở Trung Quốc, giúp họ xây dựng một căn cứ chánh trị thuận lợi cho công cuộc chiếm dần kinh tế vùng sông Tumen ; nơi Trung Quốc, Bắc Hàn và Nga giao tiếp, nơi này có một cảng chứa nhiều cơ sở tốt đẹp xuyên qua Nhật Bổn và Thái Bình Dương.

Đó là một lý do tại sao Bắc Bình sẽ thiết tha muốn thấy một quốc gia cận đại độc đoán phát triễn ở Bắc Hàn, tạo ra một vùng độn giữa Trung Quóc và Nam Hàn ( Hàn Quốc ) sinh động và dân chủ trung lưu.

Đại Hàn thống nhất sẽ có tinh thần quốc gia hơn và nuôi nấng vài thù hằn với Trung Quốc và Nhật Bổn: cả hai đã cố tâm chiếm cứ Đại Hàn trong quá khứ. Thù hằn của dân Đại Hàn với Nhật lớn hơn thù hằn với Trung Quốc. Nhật Bổn đã chiếm bán đảo từ năm 1910 đến năm 1945 và Hán Thành - Seoul và Đông Kinh - Tokyo vẫn còn tranh chấp các tiểu đảo Tokdo và Takeshima. Liên hệ kinh tế sẽ mạnh hơn với Trung Quốc: Đại Hàn thống nhất sẽ do Seoul kiểm soát ít , nhiều và Trung Quốc hiện là nước giao thương lớn nhất với Nam Hàn. Cuối cùng, một Đại Hàn thống nhất hơi nghiêng về phía Trung Quốc, sẽ còn rất ít lý do để tiếp tục làm quán trọ cho quân đội Hoa Kỳ. Như Mackinder đã gợi ý, tuồng như Trung Quốc sẽ phát triễn một quyền uy lớn trên đất liền và ở biển cả, có thể làm Nga lu mờ ở vùng Âu-Á(Eurasia).

Nhà khoa học chánh trị John Mearsheimer viết trong sách “ Bi Kịch của Chánh trị Đại Cường ( Quốc ) là những quốc gia nguy hiểm nhất ở hệ thống quốc tế lại là những cường quốc lục địa có quân đội to lớn. ” Đó có thể là lý do đáng lo sợ về ảnh hưởng Trung Quốc, một khi quốc gia Tàu trở thành một sức lực lục địa lớn hơn. Nhưng diễn tả Mearsheimer không hoàn toàn khít khao cho Trung Quốc: hiện quân số Tàu là 1.6 triệu người, tuy lớn nhất thế giới, nhưng vẫn không đủ khả năng viễn chinh nhiều năm tới. Quân đội Giải Phóng Nhân dân - People ‘s Liberation Army ( PLA ) không phản ứng khi có nguy cấp động đất ở Tứ Xuyên-Sichuan năm 2008, cũng như khi có rối loạn tộc dân ở Tây Tạng và Tân Cương hay khi có vấn đề thách thức an ninh lúc Bắc Bình tổ chức Thế Vận Hội, năm 2008.

Theo Abraham Denmark thuộc Trung tâm về An ninh Hoa Kỳ Mới, điều này chứng minh là PLA có thể chuyễn quân từ cuối lục địa Trung Quốc này đến cuối kia, nhưng hiện chưa đủ sức di chuyễn vật dụng, võ khí nặng, quân trang theo một tốc độ dàn quân tân tiến. Có lẽ tạo ra đủ sức dàn quân như thế cũng không đáng lo tâm cho lắm, vì chưng PLA không lẽ lại tràn qua biên giới lân bangTrung Quốc, trừ phi đã tính toán sai lầm ( tỉ như một cuộc chiến tranh khác với Ấn Độ ) hay để lấp chỗ trống ( tỉ như khi Bắc Hàn sụp đổ ). Trung Quốc có thể tràn lấp chỗ trống không sức lực ở biên cương rộng thênh thang của mình, qua các phương tiện dân số và tổ hợp công ty, khỏi cần sự hổ trợ của một đội quân viễn chinh đánh bộ.

Sức mạnh chưa bao giờ thấy của Trung Quốc trên đất liền lục địa là nhờ công lao của các nhà ngoại giao Tàu, nhưng năm gần đây đã bận rộn giải quyết những tranh chấp biên giới với các Cộng Hòa Trung Á, Nga và các lân bang ( ngoại trừ Ấn Độ ). Ý nghĩa của thay đổi này không nên bỏ qua. Nay không còn bóng dáng PLA đóng quân ở Mãn Châu. Ở thời Chiến Tranh Lạnh, chính hiện diện báo điềm ( gỡ ) này đã bó buộc Mao Trạch Đông tập trung ngân sách quốc phòng Trung Quốc vào bộ binh, lãng quên Hải quân Trung Quốc. Vạn Lý Trường Thành chứng tỏ Trung Quốc trong quá khứ, đã rất lo âu những cuộc chiến tranh xâm chiếm trên lục địa mình, từ thời Thượng Cỗ. Tình thế hiện tại khắc hẳn.

Ruổi chân ra biển cả ( xây đắp hải quân hùng hậu )

Nhờ tình trạng có lợi này trên lục địa đất liền, Trung Quốc nay tự do xây đắp một hải quân hung hậu. Tuy xây đắp lực lượng hải quân có vẽ như là một xa xỉ phẩm đối với một cường quốc lục địa lịch sử, Trung Quốc dễ dàng thực hiện vì Trung Quốc có bờ biển dài và nội địa đất liền thuận lợi. Biên giới bờ biển miền Nam Trung Quốc khá gần Ấn Độ Dương và ngày nào đó sẽ nối kết đến đây được nhờ đường xá và các ống dẫn dầu, khí. Ở thế kỷ thứ 21, Trung Quốc dự tính tăng mạnh sức lực ngoài nước, chủ yếu qua hải quân mình

Thế nhưng Trung Quốc phải đối đầu một môi trường thù địch lớn hơn nhiều trên biển cả so với trên lục địa. Hải quân Trung Quốc chỉ thấy thù địch tại nơi họ gọi là ” dãi dây chuyền đảo đầu tiên- the first island chain “ : Bán đảo Triều Tiên, các đảo Kuril , Nhật Bổn ( kể cả các đảo Lưu Cầu - Ryukyu Islands ) , Đài Loan , Phi Luật Tân, Inđônêxia và Úc Châu. Ngoại trừ Úc Châu, mọi nơi khác đều là điểm bốc cháy tiềm thế. Hiện Trung Quốc đã bị lôi kéo rắc rối vào những tranh chấp ở nhiều sàn đại dương biển Đông Tàu ( East China Sea) giàu năng lượng và biển Đông Việt Nam ( Nam Hải Tàu ): với Nhật Bổn về các đảo Diaoyou/ Senkaku; với Phi Luật Tân và Việt Nam về quần đảo Trường Sa ( Nam Sa Tàu ) - Spratly Islands , với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa - Paracels Islands ( Đài Loan gọi là Tây Sa ). Tranh chấp này giúp nung đốt tinh thân quốc gia trong nước, nhưng đối với các nhà chiến lược hải quân Trung Quốc, bức tranh vẽ biển này phần lớn là tàn khốc.

Dãi dây chuyền đảo đầu tiên theo lời James Holmes và ToshiYoshihara tại Đại Học Hải chiến Hoa Kỳ - US Naval War College , là một “Vạn lý Trường Thành đảo ngược “: một đường lằn tổ chức tốt đẹp của các đồng minh Hoa Kỳ, dựng lên một loại tháp canh để theo dõi và có thể chận đứng, không cho Trung Quốc đi vào Thái Bình Dương. Trả đủa của Trung Quốc khi bị đóng hộp như vậy, có khi rất hung hản.

Uy lực hải quân thường ít ác tính hơn uy lực lảnh thổ: hải quân không thể chiếm đóng những vùng rộng lớn và phải làm công tác dân sự, tỉ như bảo vệ thương mãi hơn là chiến đấu. Vì vậy chúng ta có thể mong đợi Trung Quốc sẽ thiện cảm như các quốc gia biển trước đây- Venice ( Venise ) , Anh Quốc , Hoa Kỳ , cố tâm căn bản là bảo vệ duy trì một hệ thống biển hòa bình , kể luôn cả di chuyễn tự do thương mãi.

Nhưng Trung Quốc không tư tin được như vậy. Cảm thấy còn bất ổn là một uy lực biển, Trung Quốc muốn chiếm đoạt đại dương sáp nhập vào lảnh thổ mình ; chính từ ngữ “ dây chuyền đảo thứ nhất “ và “dây chuyền đảo thứ hai “ ( gồm có lảnh thổ Guam và các đảo Bắc Mariana Islands Hoa Kỳ ) gợi ý rằng Trung Quốc xem các đảo này như thể là những quần đảo nối đài lảnh địa Trung Quốc.

Thế nhưng Trung Quốc chưa đủ uy lực hải quân để xóa bỏ khác biệt giữa hoài bảo và phương tiện, gây ra nhiều sự cố vụng về vài năm vừa qua . Tháng 10 năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc lén lút theo dõi Hàng không mẩu hạm USS Kitty Hawk và trồi lên mặt biển , khi đúng vào tầm bắn thủy lôi. Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc cấm không cho nhóm tàu chiến tuộc USS Kitty Hawk vào cảng Victoria Harbor , khi nhóm tìm kiếm nơi tránh biển động và thời tiết mưa bảo. ( năm 2010 , Kitty Hawk đã thăm viếng Hồng Kông). Tháng 3 năm 2009, một nhóm nhỏ tàu hải quân PLA quấy rối tàu tuần tra USNS Impeccable , khi tàu này chỉ thi hành công tác ngoài hải phận giới hạn 12 dặm Anh ở Biển Đông ( Nam hải Tàu ) , chận đường tàu đi và muốn đâm vào tàu. Đúng là những hành động không xứng đáng cho một cường quốc mà là của một cường quốc chưa trưởng thành.

Hầu chận đứng Hải quân Hoa Kỳ vào Nam hải Tàu và các vùng nước dọc bờ biển Trung Quốc đã cận đại hóa hạm dội khu trục - destroyer fleet, và có dự án tạo dựng một hay hai hàng không mẩu hạm, nhưng không tạo dựng chiến hạm. Trái lại, Trung Quốc tu điểm vào xây dựng những hạng tàu ngầm ( tiềm thủy đỉnh ) mới, qui ước, tấn công hạt nhân, và hỏa tiển liên lục địa.

Hoa Kỳ ước lượng là Trung Quốc sẽ có một lực lượng tàu ngầm lớn hơn hải quân Hoa Kỳ gồm luôn cả 75 tàu ngầm đang đặt làm, trong vòng 15 năm tới. Hơn nữa, Hải quân Trung Quốc dự tính sử dụng radar quá chân trời - over- the horixon radars, chiến cụ điều khiển học - cyberwarfare để làm dịch vụ cho các hỏa tiển liên lục địa chống tàu chiến - antiship ballistic missiles.

Ngoài cố gắng kiểm soát biển khơi ở Eo Biển Đài Loan và Đông Hải, Trung Quốc cũng đang cải thiện khả năng chiến cụ mìn , xây dựng những máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư của Nga, và dàn khoảng 1500 hỏa tiễn mặt biển - không trung surface-to- air misile mua của Nga, dọc bờ biển Trung Quốc .

Xa hơn nữa, ngay khi Trung Quốc đặt hệ thống sợi quang dưới đất và di chuyễn khả năng quốc phòng sâu vào nội địa miền Tây Trung Quốc, ra khỏi tầm hỏa tiễn hải quân địch. Trung Quốc đang phát triễn một chiến lược tấn công nhằm bắn chìm thần tượng uy quyền Hoa Kỳ , nghĩa là các hàng không mẩu hạm.

Eo biển đến Đài Loan

Quan trọng nhất cho “ Đại Trung Quốc - Greater China “ là tương lai Đài Loan. Vấn đề Đài Loan thường dược bàn cải trên phương diện luân lý, đạo đức; Bắc Bình nói về sự cần thiết cũng cố di sản quốc gia và thống nhất nước nhà, đem lại tốt đẹp cho mọi tộc dân Tàu ; Hoa thinh Đốn thì nói về duy trì kiểu mẩu dân chủ này. Nhưng sự thật vấn đề là một cái gì khác. Tướng MacArthur cho rằng Đài Loan là một “ hàng không mẩu hạm không dánh chìm được “.

Từ Đài Loan , theo lời hai nhà chiến lược Hải quân là Holmes và Yoshihara , một uy lực ngoại tỉ như Hoa Kỳ, có cơ “ tỏa ra “ dọc theo ngoại vi bờ biển Trung Quố . Nếu Đài Loan trở về vú mẹ lục địa Trung Quốc. hải quân Trung Quốc không những bổng nhiên đạt một vị trí chiến lược ưu thế đối với dây chuyền dảo thứ nhất, mà còn làm tăng quyền uy trung Quốc đến một mức độ chưa bao giờ có .

Tỉnh từ “đa cực - multipolar “ đã được tung ra rộng rải để diễn tả trật tự thế giới kế tiếp. Và chỉ khi nào Đài Loan dung hợp với Trung Quốc lục địa thì mới thật sự đánh dấu một trật tự quân sự mới trỗi dậy ở Dông Á. Theo một nghiên cứu của tổ hợp chiến lược Rand Corporation, đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ không còn đủ khả năng bảo vệ Đài Loan khi bị Trung quốc tấn công. Theo biện cứ Rand, vào năm đó, Trung Quốc sẽ đủ khả năng đánh bại Hoa kỳ ở trận chiến eo bể Đài Loan, dù cho Hoa Kỳ có phi cơ F-22S, hai nhóm hàng không mẩu hạm tấn công và tiếp tục sử dụng căn cứ không quân Kadena Air Base ở Okinawa -Nhật Bổn, đi nữa .

Dù có nhiều phản đối, báo cáo cũng soi sáng một khuynh hướng đáng xáo động.

Bắc Bình cũng đang bao vây Đài Loan, không những trên phương diện quân sự mà còn về kinh tế, xã hội. Khoảng 20 % xuất khẩu Đài Loan là vào Trung Quốc. Hiện có 270 chuyến máy bay thương mãi mỗi tuần , từ Đài Loan đến Trung Quốc. Hai phần ba công ty Đài Loan đã đầu tư vào Trung Quốc, 5 năm vừa qua.

Mỗi năm có chừng nữa triệu du khách từ Đài Loan đến Trung Quốc và 750 000 dân Đài Loan cư ngụ 6 tháng mỗi năm ở Lục địa . Hội nhập lẽ dĩ nhiên sẽ tăng gia, nhưng sẽ như thế nào, thì vẫn còn chưa biết rỏ, nhưng rất then chốt cho tương lai chánh trị cường quốc trong vùng. Nếu Hoa Kỳ đơn giản bỏ Đài Loan cho Trung Quốc ngự trị, thì Nhật Bổn, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Úc Châu, cũng như Ấn Độ và ngay cả vài quốc gia Phi Châu, sẽ bắt đầu hoài nghi sức mạnh cam kết của Hoa Kỳ.

Điểm này sẽ khuyến khích các quốc gia này xích lại gần Trung Quốc, giúp cho Đại Trung Quốc thật sử lớn mạnh thêm, chiếm hẳn một bán cầu. Mục đích chiến lược Hoa Kỳ và Đài Loan là chống đối Trung Quốc không đối xứng - asymmetric quân sự, không phải là đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan mà là làm cho viễn cảnh chiến tranh thật là quá ư tốn kém cho Bắc Bình.

Rồi Hoa Kỳ sẽ duy trì lòng tin đối với các đồng minh, giúp cho Đài Loan có chức năng Độc lập , mãi cho đế khi nào Trung Quốc trở thành một xã hội tự do hơn. Chánh quyền Obama tuyên bố, đầu năm 2010, sẽ bán cho Đài Loan 2.4 tỉ đô la Mỹ võ khí, đúng là chủ yếu cho vị trí Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng như đối với tổng thể Âu - Á ( Eurasia ). Và mục đích biến đổi nội tình dân trí Trung Quốc không phải là chuyện mơ tưởng đâu nhé : hàng triệu dân Trung Quốc tham quan Đài Loan cũng nhìn thấy rỏ những màn bàn thảo chánh trị sôi động, cũng như đọc rỏ các đề mục lật đổ, phá hoại chánh phủ ở các tiệm sách !

.

.

.

No comments: