Học sinh từ nhỏ đến lớn chửi tục nhờ bắt chước cha mẹ, thầy cô?
Thursday, May 20, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113186&z=157
Chửi thầy cô phổ biến trên facebook, blog, diễn đàn
.
HÀ NỘI (TH) - Tại sao học sinh ở Việt Nam, từ lớp 1 đến đại học chửi bậy chửi tục? Một bài viết trên tờ VietnamNet ngày Thứ Năm ghi nhận từ các ý kiến của một số học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể coi là những ý kiến tiêu biểu về hiện tượng học sinh chửi tục và hỗn láo cho thấy chúng bắt chước theo cha mẹ người thân ở nhà và cả ở trường học.
“Do môi trường. Bố mẹ không giáo dục nghiêm khắc từ bé. Ra đường, động một tí là nghe tiếng văng tục, thậm chí chính bố mẹ cũng văng tục trước mặt con cái mình thì bảo sao chúng lại không láo?”
Một độc giả không được nêu tên gửi ý kiến tới VietnamNet như vậy khi phản ứng về bài viết hôm Thứ Ba vừa qua của báo này trong đề tài “Sốc với teen vừa hút thuốc lào vừa... nói xấu thầy cô.”
Bài báo ngày thứ ba này kể chuyện một người ghé vào quán nước gần ký túc xá sinh viên Ðại Học Bách Khoa Hà Nội đã “bàng hoàng” khi nghe thấy một nhóm học sinh tuổi chừng 12 hay 13 vừa “bắn thuốc lào theo kiểu nhà nghề” vừa “nói chuyện kèm những lời tục tĩu.”
Những lời tục tĩu là những lời chửi thầy cô giáo. Một số người khác kể những câu chuyện tương tự và hơn thế nữa, thời đại tin học, học sinh dùng facebook, blog, diễn đàn để viết bài, viết “comment” lăng mạ thầy, cô giáo bằng những từ ngữ “đầu đường xó chợ.” Có những lời góp ý (comments) cho những bài chửi bới đó là những lời khen ngợi như “Chửi hay quá, giỏi thật!”, “Cố gắng phát huy nhé...”
.
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam có đủ mọi thứ khuyết tật trầm trọng từ trên xuống dưới mà nhiều bài viết trên hệ thống báo chí tại Việt Nam nêu ra suốt nhiều năm qua, đến nay vẫn còn y nguyên.
Ngày 13 tháng 5, 2010 vừa qua, tổ chức QS xếp hạng các đại học trên thế giới nêu ra 200 đại học có tiếng tốt nhất Á Châu, trong đó, không có một đại học nào ở Việt Nam. Ðại Hàn, Nhật, Trung quốc, Hongkong, Singapore có nhiều đại học trong danh sách này đã đành, các nước ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia, Philippines cũng có tên, trừ Việt Nam, Lào và Cambodia.
.
“Tôi dạy học ở một trường ngoại thành Hà Nội và mỗi ngày chứng kiến bao nhiêu chuyện HS cãi láo thầy cô, giơ nắm đấm dọa thầy, đứng chửi thầy ngoài cổng trường, kéo phụ huynh xông vào lớp tát, đấm đá, thóa mạ thầy cô... thật không còn một việc gì mà các em không thể làm.” Một cô giáo tên Nguyễn Thị Nguyên viết trên Vietnamnet.
.
“Gặp một nhóm nữ sinh trung học (mặc quần áo đồng phục) đang ngồi uống nước, chúng ‘hot’ chuyện với nhau bằng những từ không thể tin được. Những từ ngữ tục tĩu, chửi thầy cô được tuôn ra ầm ầm, rồi cùng cười khúc khích, Không thể tin được những từ đó lại được tuôn ra bởi những gương mặt thanh tú, sáng láng đó?” Ðộc giả tên Phạm Hà kể trên VietnamNet.
.
Ðây là ý kiến của một học sinh cấp 3 ở Sài Gòn, “Cùng là một học sinh, cháu tin rằng đây là tình trạng chung của ít nhất là 70% học sinh bây giờ, kể cả học sinh lớp 1, lớp 2. Theo cháu thì nguyên nhân là: Do bố mẹ. Những học sinh ấy xưng hô với bố mẹ còn không ra gì, huống chi với thầy cô. Nhưng các bậc cha mẹ cũng coi đó là chuyện bình thường.”
.
Học sinh nào nói thêm, giáo dục là một ngành kinh doanh. Học sinh đi học do bố mẹ trả tiền nên “từ đó coi thầy cô không ra gì.” Và cũng vì ngay tại gia đình, cha mẹ đã làm gương xấu cho con cái bắt chước nên những gì đã xảy ra không phải là chúng “sáng tác.”
.
Tại sao lại xảy ra tình trạng phổ biến đó tại Việt Nam? Một độc giả của VietnamNet nói một trong những nguyên nhân là “hiện tượng chèn ép học sinh, ‘ăn hối lộ’ của học sinh, thể hiện uy quyền quá mức cần thiết đối với học sinh,... đã không là chuyện hiếm thấy nữa.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment