Đăng ngày: 09:26 24-05-2010
http://vn.360plus.yahoo.com/phanthehai2003
Trên thực tế, Mao có một cuộc sống rất đế vương. Dinh thự của Mao nằm ngay trung tâm của khu Trung Nam Hải, trong khu vực hoàng thành cũ. Chỗ ở của Mao có lẽ là nơi an ninh nhất trên thế giới nầy. Có tới ba lớp hàng rào anh ninh chung quanh Mao. Trước hết và trong cùng là các nhân viên an ninh đội lốt phục dịch, tiếp tân, rồi đến anh ninh trong khu dinh thự, và ngòai cùng là lực lượng anh ninh thuộc Cục Bảo Vệ Trung Ương dưới quyền Uông Ðông Hưng. Việc di chuyển của Mao được giữ kín ngoại trừ vài lãnh tụ cao cấp của đảng. Hệ thống cung cấp thức ăn cho Mao cũng rất phức tạp, vừa dựa theo cách tổ chức của Liên Xô vừa dựa theo cách tổ chức trong các triều đình vua chúa ngày xưa. Một nông trại được xây dựng đặt biệt chỉ để nuôi súc vật và trồng rau cải cho Mao và các lãnh tụ cao cấp sử dụng. Ðầu bếp chính của Mao, theo nhu cầu, gởi một danh sách đến Ban Tiếp Tế thuộc Cục Bảo Vệ Anh Ninh để nơi nầy gởi qua nông trại. Khi thức ăn được gởi đến Ban Tiếp Tế, chúng lại được chuyển qua hai phòng thí nghiệm. Phòng thứ nhất đo lường mức độ dinh dưỡng và mức độ tươi của nông phẩm, phòng thứ hai thử nghiệm để đề phòng chất độc trong thức ăn. Khi thông qua hai phòng thí nghiệm nầy, thức ăn còn phải chuyển đến phòng nếm mùi vị thức ăn để cho các nhân viên trong phòng nầy ăn trước để thử có chất độc hay không trước khi dâng lên Mao. Hệ thống ăn uống hết sức xa hoa, phong kiến và tốn kém nầy được áp dụng không những chỉ cho Mao mà cả cho các lãnh tụ cao cấp của đảng, quả thật đã phung phí không biết bao nhiêu sức người sức của. Văn phòng chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước của Mao nhiều khi suốt năm không hề mở cửa vì như đã nói, Mao trị nước, chăn dân từ trong phòng ngủ.
Buổi chiều trước ngày lễ Lao Ðộng, Mao cho cận vệ gọi tôi. Tôi tưởng rằng Mao đang có bịnh hoạn gì, nhưng khi tới nơi thì cận vệ của Mao báo cho biết "Mao Chủ Tịch uống mấy viên thuốc ngủ mà vẫn không ngủ được nên cho gọi Bác Sĩ vào nói chuyện". Câu đầu tiên Mao thường dùng để hỏi người đối diện là "Có tin gì không ?" Thoạt đầu thì tôi hơi ngạc nhiên vì có tin gì mới thì Mao biết hết rồi còn phải hỏi gì nữa. Nhưng Mao giải thích ,"chẳng hạn như Bác Sĩ gặp ai trong mấy ngày qua ? Các ông đã nói về chuyện gì?". Tôi báo cáo với Mao là tôi có gặp Phó Liên Chương. Mao nhân tiện kể tôi nghe về chuyện Phó Liên Chương theo ông ta trong cuộc vạn lý trường chinh mặc dù năm người thân của ông đã bị đảng cộng sản giết hại. Câu chuyện kéo dài mãi tới khi cơm tối được dọn lên. Lần nữa tôi lại thấy có món rau xào dầu. Thời gian sau tôi có phê bình cách ăn uống quá nhiều chất dầu của ông ta nhưng Mao chẳng bao giờ chịu nghe. Mao mời tôi món dưa xào ớt cay, rồi hỏi ý kiến về món ăn. Tôi trả lời "Nóng và cay". Mao cười " Ai cũng nên đôi khi nếm mùi cay đắng trong cuộc đời".
Mao có một cuộc sống khép kín. Ít khi gặp Giang Thanh và không có bạn bè. Khẩu hiệu "Tinh Thần Diên An" biểu hiện cho tình đồng chí giữa những người sống sót sau cuộc vạn lý trường chinh thật là một điều huyền bí vì ngay cả Lưu Thiếu Kỳ va Chu Ân Lai cũng ít khi gặp mặt Mao. Phần lớn công việc được trao đổi qua giấy tờ hoặc qua các phiên họp của Bộ Chính Trị được Mao triệu tập bất thường trong dinh Trường Thọ. Những người gần gũi Mao nhất là những cận vệ của Mao. Họ phần lớn thuộc giai cấp nông dân trẻ tuổi và ít học. Mao thường tán gẩu với đám cận vệ về chuyện gái trai, cố vấn họ về cách tán tỉnh, và ngay cả còn giúp họ viết thư tình cho bồ bịch. Mao biết là ngoài chuyện tình cảm lăng nhăng, đám cận vệ ngu dốt không thể nào hiểu những chuyện khác như triết học hay lịch sử Trung Quốc. Vì vậy ông ta thường xoay qua tôi như đối tượng để bàn về những vấn đề nầy.
Sau ngày gặp Mao hôm đó là đến ngày lễ lao động 1 tháng 5. Như thông lệ, ngày 1 tháng 5 được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất. Hôm đó tôi được tháp tùng Mao đi tham dự lễ. Tôi, lần nữa, gặp bà Tống Khánh Linh. Ðảng cộng sản trong thời gian nầy vẫn còn duy trì một số khuôn mặt "dân chủ" không cộng sản và bà góa phụ của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên là một trong số đó. Bà Tống đã 60 nhưng trông vẫn còn đẹp và trông rất quí phái. Buổi tối, sau khi tham dự lễ, là tiệc chiêu đãi quan khách nhân ngày lễ Lao Ðộng. Tôi nhớ là tới 7 giờ rưỡi Mao vẫn chưa ra xe. Mọi người đều nóng lòng. Tôi theo chân Uông Ðông Hưng và La Thoại Khanh vào gặp Mao thì thấy ông ta đang ngồi cho Hoàng Tu Tử hớt tóc. Hòang Tu Tử tên thật là Hoàng Huệ, khoảng 60 tuổi. Ông ta là thợ hớt tóc duy nhất cho Mao từ nhưng năm 1930. Sau nầy có lần Mao kể cho tôi nghe một mẫu chuyện lý thú về ông thợ hớt tóc Hoàng Tu Tử nầy. Số là trong năm 1942, đảng Cộng Sản tung ra một chiến dịch gọi là truy nã bọn nội thù. Ông thợ hớt tóc Hoàng Tu Tử không biết tại sao lại rơi vào danh sách những đối tượng cần truy tố. Những người bị truy tố bị buột phải thú nhận tội lỗi và Hoàng Tu Tử thú nhận là đã tìm cách cắt cổ Mao bằng lưỡi dao cạo. Mao nói với tôi "khi nghe Hoàng Huệ khai tôi đã nghi ngờ, nếu ông ta muốn giết tôi thì lâu nay khối gì cơ hội". Sau đó an ninh đưa ông thợ cạo râu Hoàng Huệ đến gặp Mao thì vỡ lẽ ra rằng ông ta bị hành hạ và bắt buộc phải khai như vậy. Nhờ sự can thiệp của Mao mà ông thợ hớt tóc được thả và trở thành một trong những số ít người gần gũi và trung thành nhất với Mao. Khi chúng tôi vào thì Hoàng Tu Tử mới xong phần cắt tóc. La Thoại Hương giục ông ta nhưng Uông Ðông Hưng vội can ngăn "Ðừng hối, rủi ông ta lỡ tay thì thật là tai hại". Công việc cạo râu cho Mao là cả một chuyện khó khăn vì Mao cứ cặm cụi cúi đầu đọc sách coi như không có chuyện gì. Hoàng Tu Tử phải quì xuống đất và ngữa mặt lên để cạo hàm râu dưới của Mao. Cuối cùng thì cũng xong và chúng tôi lại tháp tùng Mao tham dự buổi chiêu đải.
Trong buổi chiêu đãi đêm đó, tôi cũng gặp Hồ Chí Minh bên cạnh các quan khách quốc tế khác. Hồ lúc đó đã 65 tuổi, ăn mặc như một ông nông dân chân mang dép râu. Hồ nói tiếng Trung Hoa thông thạo vì đã dành nhiều năm ở Trung Quốc. Cận vệ của Hồ Chí Minh kể tôi nghe là họ Hồ thích mọi thứ ở Trung Quốc, từ món ăn, quần áo cho đến phương tiện di chuyển. Sau phần tiếp tân là đến phần dạ vũ. Sau cách mạng 1949, việc nhảy đầm đã bị ngăn cấm vì đảng cộng sản cho rằng nó là sản phẩm của giai cấp trưởng giả, do đó, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Mao đích thân đứng ra tổ chức nhảy đầm. Sàn nhảy là một căn phòng rộng thênh thang được gọi là Liên Xuân Ðài. Mao tổ chức dạ vũ ở đó hàng tuần. Ðêm đó là lần đầu tiên tôi tham dự.
Ngay khi vừa bước vào phòng Mao đã tức khắc bị bao vây ngay bởi một bầy gái đẹp, trẻ măng, hấp dẫn do Cục Bảo Vê tuyển lựa từ các đoàn Văn Công. Các cô lần lượt đến mơn trớn rủ rê Mao Chủ Tịch ra sàn nhảy trong lúc ban nhạc chơi toàn là nhạc tây phương với những điệu Fox, Walt và Tango. Mao không từ chối cô nào cả. Mao nhảy rất chậm chạp, gần như đi bộ. Cứ sau khi nhảy xong với một cô, Mao lại kéo cô ta ngồi lại gần và tâm tình đôi ba phút cho đến khi một cô khác tới mời Mao. Và cứ thế Mao nhảy với từng cô, từ cô nầy đến cô khác. Tôi để ý chỉ thấy có Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ðức nhưng không thấy Giang Thanh. Bởi vì tôi thuộc thành phần thiểu số đàn ông trong đám nhảy, nên tôi cũng được các cô mời nhảy đôi ba bản. Ngoài âm nhạc tây phương, thỉnh thoảng ban nhạc lại chơi xen kẻ vài bài nhạc Trung Hoa. Những đoàn văn công thường do Cục Bảo Vệ an ninh tuyển lựa và tổ chức để phục vụ Mao và những lãnh đạo cao cấp. Ða số các đòan viên là thiếu nữ trẻ đẹp, có tài ca múa và thấm nhuần tư tưởng chính trị. Mao mê gái và mê nhảy đầm đến nỗi sau nầy, vào năm 1961, ông ta hạ lệnh di chuyển cả phòng ngủ của ông ta tới sát vách phòng nhảy để "nghỉ xả hơi" khi nhảy mệt. Tôi thường thấy Mao dắt tay các vũ công vào phòng ngủ của ông ta và rồi vói tay gài then cửa.
Trong hàng lãnh đạo cao cấp chỉ có Thống Chế Bành Ðức Hoài, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương là có gan phê bình đời sống trụy lạc sa đọa của Mao. Thống Chế Bành phê bình Mao hai lần, lần thứ nhất vào năm 1953 và lần thứ hai trước cuộc họp của Bộ Chính Trị. Bành Ðức Hoài là người thẳng thắng, bộc trực và chân thật. Ông ta tố cáo Mao đã có lối sống như một ông Hoàmg bên cạnh ba ngàn cung nữ. Thống Chế họ Bành cũng phê bình cả Bộ Trưởng La Thoại Khanh và Uông Ðông Hưng. Những đoàn văn công vì vậy mà phải giải tán nhưng Mao vẫn tiếp tục được cung cấp đầy đủ gái đẹp từ các đoàn văn công từ các tỉnh và từ các quân binh chủng.
(Theo: "The private life of Chairman Mao" của Lý Chí Thỏa)
.
.
.
No comments:
Post a Comment